meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

10 năm nhìn lại, giật mình vì giá đất vùng ven Hà Nội tăng phi mã

Thứ năm, 05/05/2022-08:05
Nhìn lại thị trường bất động sản thành phố Hà Nội sau một thập kỷ cho thấy, khu vực vùng ven Hà Nội đã tăng trưởng kỷ lục khi xuất hiện nhiều dự án kèm theo mở rộng hệ thống giao thông, đô thị…

Giá đất nền ngoại thành tăng mạnh giữa đại dịch

Theo khảo sát, giá đất nền nhiều khu vực vùng ven thành phố Hà Nội như huyện Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn… đều tăng từ 15 đến 35% so với cùng kỳ năm 2021. Ngay cả thời điểm dịch Covid-19 hoành hành thì giá bất động sản ở đây vẫn có sự tăng trưởng nhất định. Thậm chí giữa năm 2021, giá đất còn “nóng bỏng tay” khi công bố quy hoạch khu đô thị sông Hồng.

Đơn cử như giá đất các xã ven đô huyện Đông Anh đã thiết lập mặt bằng giá từ 45 – 80 triệu đồng/m2. Đất vị trí mặt tiền, hai ô tô tránh nhau tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Vĩnh Ngọc vượt mốc 100 triệu đồng/m2. Tại các lô đất của dân cũng được “đầu nậu” mua gom sau đó san phẳng mặt bằng, xây dựng móng rồi phân lô để rao bán lại với giá cao.



Giá đất nền Thạch Thất tăng mạnh do ăn theo quy hoạch chung đô thị vệ tinh 

Hoà Lạc.
Giá đất nền Thạch Thất tăng mạnh do ăn theo quy hoạch chung đô thị vệ tinh Hoà Lạc.

Trong khi đó, ở huyện Gia Lâm sau khi đã đạt 25 trong tổng số 27 tiêu chí để lên quận thì giá nhà đất tăng chóng mặt. Ở những trục đường lớn gần trung tâm và quanh các khu chung cấp của Vincity, Ecopark… giá đất tăng lên 120 – 150 triệu đồng/m2. Mức giá này đã cao gấp 2,5 lần so với thời điểm giữa năm 2019.

Tại huyện Mê Linh, nơi có trên 50 dự án lớn nhỏ đã và đang triển khai ở các xã Tráng Việt, Thanh Lâm, thị trấn Quang Minh, ven đại lộ Võ Văn Kiệt đã khiến thị trường bất động sản khởi sắc trở lại. Giá nhà đất khu vực này tăng khoảng 30% so với quý II năm 2021.

Trong khi đó, với việc lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu đô thị Hoà Lạc đã giúp thị trường bất động sản Thạch Thất có những sự tăng trưởng vượt bậc. 10 năm trước, khu vực này từng xảy ra cơn sốt đất tuy nhiên do hạ tầng kém, việc đẩy giá lên cao đã khiến thị trường bất động sản “đóng băng”. Phải sau một thập kỷ, nhiều nhà đầu tư mới có thể “thoát hàng” khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chung cũng như những dự án lớn đã tái khởi động triển khai trở lại. Hiện giá đất thổ cư khu vực gần trường Đại học FPT, khu công nghệ cao Hoà Lạc đang được giao dịch với giá từ 15 đến 25 triệu đồng/m2.



Tại một số xã của huyện Chương Mỹ cũng sôi động thị trường phân lô, bán nền.
Tại một số xã của huyện Chương Mỹ cũng sôi động thị trường phân lô, bán nền.

Riêng ở Sóc Sơn, ngay sau khi dự án khu công nghiệp sạch được triển khai thì giá đất nền tại các xã Minh Trí, Hiền Ninh và Thanh Xuân đã được đẩy giá lên gấp 4 lần. Cao nhất là những lô đất dọc tuyến đường 35 đã tăng từ 15 triệu đồng lên 40 đến 50 triệu đồng/m2. Ở những xã có dự án đường vành đai 4, đường nối khu đô thị Mê Linh vượt qua sông Hồng thì giá đất cũng tăng ít nhất 2 lần.

Qua thời “lướt sóng kiếm lời”, nhà đầu tư cần định hướng dài hạn

Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản thành phố Hà Nội đánh giá, quỹ đất khu vực nội đô để phục vụ các dự án phát triển nhà ở ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, khu vực vùng ven, đặc biệt là phía Tây thủ đô được đầu tư phát triển giao thông, hạ tầng giúp thị trường đất nền tăng trưởng nhanh.

Theo ông Cường, từ nay đến cuối năm 2022, nhu cầu mua đất nền vẫn được các nhà đầu tư nhắm đến bởi khả năng sinh lợi nhuận tốt. Sự nhộn nhịp ở những vùng ven Hà Nội cũng làm thay đổi khái niệm “điểm lõi” đô thị khi chính nơi đây đang trở thành điểm vui chơi, giải trí, mua sắm của người dân…

Nhìn lại quá trình tăng trưởng sau một thập kỷ của thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Cường đánh giá đây là “luồng gió” mới khi được định hướng phát triển đô thị bền vững. “Nếu đúng quy hoạch, bài bản và chiến lược khi đưa bệnh viện, trường học ra ngoại ô thì thị trường này sẽ còn sôi động hơn rất nhiều”, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản thành phố Hà Nội chia sẻ.


Gía đất mặt đường ở các xã gần thị trấn của huyện Đông Anh đã tăng trên 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gía đất mặt đường ở các xã gần thị trấn của huyện Đông Anh đã tăng trên 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, ông Phạm Việt Hoàng, Tổng Giám đốc công ty Bất động sản Thịnh Phát nhìn nhận, thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội được ví như “con gà đẻ trứng vàng” bởi các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai đều đã có quy hoạch trở thành quận nội thành vào năm 2025. Đây là tiền đề để thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường vành đai 4, đường sắt đô thị số 3 để tạo liên kết đô thị.

Một tín hiệu tích cực khác đó là nhiều nhà đầu tư đang rút vốn ở thị trường chứng khoán để phân bổ vào các sản phẩm bất động sản kiếm lợi nhuận. Trong khi đó, các chủ đầu tư cũng rục rịch tái kích hoạt thị trường sau thời gian “nằm im” do tác động của đại dịch.

Ông Hoàng cũng thẳng thắn cho rằng, dù giá đất ở khu vực ngoại thành Hà Nội đã có những mốc tăng trưởng mạnh, tuy nhiên hệ thống hạ tầng ở đây chưa tương xứng với giá nhà đất hiện tại. Tổng Giám đốc công ty Bất động sản Thịnh Phát nhấn mạnh - cần thêm 3 năm nữa để đầu tư, xây dựng hạ tầng khu vực này để phát triển như kỳ vọng. Chính vì thế nhà đầu tư cần nên có định hướng dài hạn, tránh vay nóng, dồn tiền mua đất hoặc chạy theo hiệun ứng đám đông để bị “giam vốn”.



Giá bất động sản vùng ven Hà Nội nhiều lần thiếp lập mốc mới sau 10 năm.
Giá bất động sản vùng ven Hà Nội nhiều lần thiếp lập mốc mới sau 10 năm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản đã qua thời kỳ đầu cơ, lướt sóng kiếm lời. Sau khi xảy ra tình trạng sốt đất ở nhiều địa phương, các Bộ ngành, chính quyền đã siết chặt hơn trong công tác quản lý, giao dịch. Các thông tin quy hoạch, triển khai dự án ngày càng được công khai nên việc “cò đất” tạo bánh vẽ, thổi giá đất để bán cho những người thiếu hiểu biết cũng dần được ngăn chặn.

Đặc biệt, sau nhiều lần sốt đất, các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm lẫn nhận thức tốt hơn về sự rủi ro đối với thị trường bất động sản.

Theo ông Đính, trong thời gian tới khi hạ tầng phát triển đồng bộ, đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu từ y tế giáo dục đến thương mại giải trí phục vụ cư dân cũng như thu hút người lao động về làm việc ở đây thì bất động sản vùng ven Hà Nội mới có bước phát triển mạnh.

Bảo Nguyên
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước