Điểm sốt đất tại Tây Nguyên bỗng dưng "lao dốc" không phanh khi "cò đất" đột ngột mất hút
BÀI LIÊN QUAN
Lo ngại trước tình trạng "cò đất" náo loạn vùng quê: Đất ảo nhưng xuống tiền thật, đơn từ khắp nơiBắc Giang tăng cường kiểm soát kinh doanh bất động sản trước tình trạng "cò đất" thổi giá tăng chóng mặtĐổ xô làm "cò đất" mong "đời sang trang"Điểm sốt đất tại Tây Nguyên bỗng dưng "lao dốc"
Theo Infonet, Cư Suê là một xã vùng ven thuộc TP. Buôn Ma Thuột. Thời gian vừa qua, nơi đây bỗng dưng trở thành một trong những nơi nóng nhất về tình hình mua bán và giao dịch đất đai. Cũng theo đó, giới đầu tư bất động sản nhỏ lẻ từ nhiều nơi đã rầm rộ đổ về đây để mua đất đã khiến cho giá đất cứ thế nhảy múa loạn nhịp. Tuy nhiên, theo khảo sát, 2 tháng trở lại đây tình hình mua - bán đất tại xã Cư Suê đã lắng xuống khá nhiều, giới cò đất không còn lượn lờ khắp hang cùng ngõ hẻm đẻ săn đất như ngày xưa nữa và giá đất cũng bắt đầu đi xuống. Chi tiết, cách đây khoảng 6 tháng, có một sào đất nông nghiệp tại buôn Sút M'rư của xã Cư Suê có giá khoảng 2 tỷ đồng tùy vào từng vị trí. Bởi vì giá đất bỗng dưng tăng cao nên rất nhiều người dân đã bán đất. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay giá mỗi sào đất còn khoảng 1,5 tỷ đồng, giảm trên dưới 500 triệu đồng/sào. Chính quyền và người dân ở đây cho biết, mặc dù việc mua bán đất diễn ra khá rầm rộ nhưng chỉ toàn mua đi bán lại nhưng lại không có người mua đất để làm nhà ở. Đây được xem là nguyên nhân khiến cho giá đất bỗng chốc tăng ầm ầm nay lại đột ngột giảm xuống nhanh chóng.
Theo lời chị N.T.H. trú tại xã Cư Suê, cách đây khoảng chừng 5 - 7 tháng giá mỗi sào đất nông nghiệp có vị trí đẹp hoặc nằm ở phía ngoài mặt đường buôn Sút M’rư này lên đến vài tỷ đồng, thậm chí có giá từ 2,3 đến 2,5 tỷ đồng/sào. Tuy nhiên thì theo chị H, giá đất hiện tại của khu vực này đã giảm không phanh một nửa, giờ chỉ còn khoảng 1,3 đến 1,5 tỷ đồng/sào. Chị H cho hay: "Có nhiều nguyên nhân khiến giá đất nơi đây giảm nhanh, trong đó phải kể đến đó là hiện nay chính quyền địa phương đã siết chặt lại vấn đề mở đường trên đất nông nghiệp; hơn nữa người dân rất ít làm nhà trên những thổ đất đã giao dịch mà chỉ mua bán qua lại nên nó cũng tác động đến giá đất rất nhiều”.
Cần có biện pháp “chặn đứng” các cơn sốt đất, tránh trường hợp “cò đất” lộng hành
Trước thực trạng giá đất hiện nay đang tăng nóng bất thường nên chính quyền tại nhiều địa phương đã chủ động đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn các cơn sốt đất. Các chuyên gia cho rằng, để có thể có giải pháp căn cơ cần ban hành các luật đánh thuế tài sản, đánh thuế lũy tiến với những người sở hữu nhiều nhà đất. Và từ đó tiến hành siết đầu cơ vào bất động sản, uốn nắn dòng tiền chảy vào sản xuất kinh doanh.Liên hoàn "sốt đất" liệu có chấm dứt?
Ở nhiều khu vực, các thông tin quy hoạch hạ tầng mới chỉ nằm trên giấy nhưng giá đất đã liên tục tăng, thậm chí xảy ra "sốt đất" ảo. Các chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp cụ thể về đánh thuế bất động sản, cùng với đó là siết tín dụng nắn dòng tiền vào kinh doanh sản xuất.
Như vậy, những con đường cách đây 3 - 4 tháng trước còn dập dìu người đến, số điện thoại được vẽ ra đường để tìm khách thì nay đã trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Chủ tịch UBND xã Cư Suê - ông Đặng Văn Hoan cho biết: "Hiện không còn tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất ồ ạt như cách đây chừng nửa năm trước mà đổi lại là không khí trầm lắng, nhìn chung thì tình hình giao dịch, chuyển nhượng đất đai tại đây cũng giảm đi rất nhiều rồi".
Vị lãnh đạo này cũng cho hay, trước khi giá đất ở đây lên cao thì người dân địa phương đã bán đi rất nhiều, giá đất cũng tăng cao nên nhiều gia đình đã cắt đất thổ cư bán rồi sau đó ra làm nhà trên đất nông nghiệp để ở. Đây cũng là một vấn đề cần phải xem xét. Ông Hoan cũng cho hay, bởi vì các hoạt động mua bán đất chủ yếu trao tay nên địa phương khó nắm được ai mua, ai bán ra sao và bán như thế nào, bán cho ai mà chỉ nắm qua tình hình thực tế.
Khi môi giới đi đến vùng nào thì bất động sản sôi động đến đó, rút thì giao dịch chững lại ngay
Khi nói đến vấn đề giá đất hiện nay đã giảm xuống, ông Hoan cho biết thêm, hiện nay dù nhiều mảnh đất ở xã có đầy đủ giấy tờ pháp lý và đã mua bán với nhau đúng theo luật định nhưng vẫn chưa thấy người dân đến dựng nhà để sinh sống mà chỉ thấy mua qua tay rồi bán lại. Ông Hoan nhấn mạnh: "Việc người dân không làm nhà ở mà chỉ giao dịch với nhau như vậy, đến một khoảng thời gian nhất định giá cả sẽ đi xuống và hiện tại nó cũng đã đứng lại rồi”.
Một nhà đầu tư cho hay, xã Cư Suê chỉ cách trung tâm TP. Buôn Ma Thuột khoảng hơn 10km, bên cạnh đó còn nằm giáp ranh với khu công nghiệp Tân An - đây là nơi có rất nhiều công nhân làm việc, cộng với thời điểm sốt đất trên cả nước nên giá đất ở đây bị thổi lên cao là điều dễ hiểu. Người này cho hay: "Không chỉ ở xã Cư Suê mà giá đất ở các địa phương thuộc vùng ven TP Buôn Ma Thuột như Cư Kuin, Buôn Đôn, Krông Ana, thị xã Buôn Hồ tới đây cũng sẽ đi xuống về đúng giá trị thực tế của nó”.
Lúc đỉnh sốt đất, khi thâm nhập vào thực tế trong vai của người mua đất ở vùng ven Buôn Ma Thuột, gặp nhiều bất động sản mới thấy người mua đất để ở, sử dụng thực sự là không có nhiều và chiếm chưa đầy 30% tổng số lượng người mua đất. Phần còn lại chủ yếu là đầu cơ, mua đi bán lại của cò, nhà đầu tư bất động sản kiếm lời là tại nên sốt đất. Một môi giới BĐS sành sỏi chia sẻ: "Giá đất cao hay thấp, giao dịch nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào môi giới. Khi môi giới đi đến vùng nào thì bất động sản sôi động đến đó, khi môi giới rút thì giao dịch chững lại ngay. Một ví dụ minh chứng cho thấy rõ điều này là khi người dân bán 1 sào đất (1000m2) đất tại xã Ea Tiêu (huyện Cư Kiun) với giá 1,1 tỷ đồng, sau chưa đầy 1 tháng đã mua lại với giá 1,5 tỷ đồng. Sau đó người này sang nhượng lại 1,9 tỷ đồng; thời gian sau người mua đã bán với giá 2,7 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong khoảng một năm đã tăng gần gấp 3 giá trị sau 4 lần giao dịch nhưng trên đất không hề có bất kỳ thay đổi gì so với ban đầu".