meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Liên hoàn "sốt đất" liệu có chấm dứt?

Thứ hai, 02/05/2022-14:05
Ở nhiều khu vực, các thông tin quy hoạch hạ tầng mới chỉ nằm trên giấy nhưng giá đất đã liên tục tăng, thậm chí xảy ra "sốt đất" ảo. Các chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp cụ thể về đánh thuế bất động sản, cùng với đó là siết tín dụng nắn dòng tiền vào kinh doanh sản xuất.

Liên hoàn các cơn "sốt đất"

Theo Nhịp Sống Kinh Tế, trong thời gian qua, hàng loạt "cơn sốt" đất nở rộ ở nhiều khu vực, thậm chí đã lan rộng tới nhiều vùng nông thôn, vùng núi xưa nay vốn yên bình. Sự xuất hiện của các đầu cơ bất động sản khiến cho giao dịch làng trên xóm dưới cũng trở nên nhộn nhịp kéo theo giá đất liên tục "nhảy múa" không ngừng.


Liên hoàn "sốt đất" liệu có chấm dứt? Ảnh: minh họa
Liên hoàn "sốt đất" liệu có chấm dứt? Ảnh: minh họa

Đến nay, nhiều địa phương như: Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Nam, Lâm Đồng, Kon Tum... đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị chuyên môn tại địa bàn tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân về những chiêu trò "thổi" giá đất của giới đầu cơ và "cò đất" không chuyên nghiệp nhằm trục lợi cá nhân.

Tuy nhiên, tình trạng "sốt đất" vẫn xảy ra cục bộ ở một số khu vực. Đơn cử như tại tỉnh Khánh Hòa khi có thông tin quy hoạch sân bay và khu đô thị Cam Lâm thuộc huyện Cam Lâm thì đội ngũ đầu nậu, "cò đất" liền đổ bộ về đây làm cho giá đất ở một số xã gần khu đô thị mới được đồn thổi tăng gấp từ 3-4 lần, được đăng tin rao bán công khai trên các mạng xã hội. Những lô đất cách đây chưa đầy 1 năm giá bán chưa đến 100 triệu đồng/ mét chiều ngang, giờ được đẩy lên khoảng 300 triệu đồng. Đáng chú ý, có nhiều lô đất gần mặt đường lớn có thêm vườn rao bán từ 2-3 tỷ đồng/mét chiều ngang.


Liên hoàn "sốt đất" liệu có chấm dứt? Ảnh: minh họa
Liên hoàn "sốt đất" liệu có chấm dứt? Ảnh: minh họa

Tương tự đó, tỉnh Lâm Đồng cũng xảy ra "sốt đất" ở các huyện: Lâm Hà, Bảo Lâm, Di Linh và TP.Đà Lạt. Số liệu báo cáo từ Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng, từ đầu năm đến nay lượng giao dịch nhà đất trên địa bàn tăng đột biến, toàn tỉnh có 12.467 lô đất nền giao dịch thành công với tổng số tiền thu về là hơn 11.911 tỷ đồng.

Hay như tại tỉnh Quảng Bình, khi xuất hiện thông tin tỉnh sẽ triển khai dự án tuyến đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, qua địa bàn huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh, thị xã Ba Đồn và TP. Đồng Hới, giá đất gần với dự án cũng tăng từ 2-3 lần, tình trạng này cũng xảy ra tương tự với tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Ngãi... Như thế, có thể thấy bất chấp những biện pháp can thiệp từ chính quyền địa phương, "sốt đất" vẫn xảy ra.

Cần có biện pháp đánh thuế và siết tín dụng bất động sản

Bàn về vấn đề này, GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, thời gian qua chúng ta đã nói quá nhiều về câu chuyện "sốt đất" cùng những hệ lụy của nó, mặc dù có nhiều biện pháp khác nhau thực hiện cùng một thời điểm nhưng trên thực tế vẫn chưa xử lý triệt để "vấn nạn" về "sốt đất". Trong khi đó, biện pháp căn cơ nhất là đánh thuế nhà đất chưa bao giờ được áp dụng thì giá đất không thể "hạ sốt".

"Tôi đã nói hàng chục năm nay nhưng chưa bao giờ áp dụng. Trước hết, thuế bất động sản sẽ chặn sốt đất, ngăn ngừa đầu cơ, tích trữ bất động sản dưới dạng có bất động sản nhưng để hoang hóa, giữ đất nhưng đầu tư cầm chừng, sử dụng đất không hiệu quả", ông Võ nhận định.

Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm, kinh nghiệm ở các nước công nghiệp phát triển, thuế bất động sản được tính cơ bản bằng 1% giá thị trường nhưng chiếm tỷ trọng từ 50-90% nguồn thu cho ngân sách, tại đô thị giá đất cao thì đóng thuế nhiều còn nông thôn giá thấp thì đóng thuế ít, vì thế, người dân sẽ tùy vào khả năng mà lựa chọn nơi ở cho phù hợp.


Liên hoàn "sốt đất" liệu có chấm dứt? Ảnh: minh họa
Liên hoàn "sốt đất" liệu có chấm dứt? Ảnh: minh họa

Theo chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích, gói hỗ trợ kinh tế hơn 300.000 tỷ đồng có tác động rất lớn đến nền kinh tế nói chung, thị trường bất động sản nói riêng nhưng nếu không cẩn thận thì một phần của gói hỗ trợ sẽ lại chảy sang bất động sản, chứng khoán giống như nhiều nước trên thế giới. Trên thực tế, năm 2021, trong khi nền kinh tế rất khó khăn, thị trường bất động sản, chứng khoán lại sốt nóng một cách bất thường. Chính vì thế, kiểm soát tín dụng, nắn dòng vốn chảy vào sản xuất, kinh doanh, thay vì các kênh đầu cơ là rất cấp thiết.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng tín hiệu hạn chế cho vay bất động sản cảnh báo nguy cơ nguội dần của thị trường địa ốc. Tình trạng sốt đất cơ bản có thể được kiểm soát nhờ việc siết tín dụng. Tuy nhiên ở góc độ đầu tư, nhóm sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ không thể tiếp tục xuống tiền. Lực cầu sẽ suy giảm. Ngay cả nhóm người mua nhà ở thực cũng gặp khó vì không thể tiếp cận vốn để mua nhà. Hơn nữa, việc siết tín dụng vào bất động sản cũng cảnh báo nguy cơ lãi suất cho vay tăng. Hệ lụy của việc tăng lãi suất là nhiều nhà đầu tư không thể chịu được áp lực lãi vay, có thể sẽ bán cắt lỗ.

"Theo đó, việc siết chặt tín dụng vào bất động sản sẽ tạo ra cú sốc lớn cho thị trường. Điều này sẽ có, vì "thắt" nguồn tiền dĩ nhiên lượng giao dịch sẽ giảm. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, việc siết tín dụng là điều cần thiết và cũng không cần lo ngại vì siết tín dụng mà xuất hiện bong bóng bất động sản", TS. Hiếu cho hay.

Các chuyên gia địa ốc đều cho rằng, giá bất động sản tăng là xu hướng tự nhiên, nguyên lý của thị trường ở những khu vực đã được đầu tư hạ tầng đồng bộ nhưng nếu tăng nóng ăn theo quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, thậm chí cả những khu vực không có hạ tầng mới xây dựng thì đó là biểu hiện bất thường của hoạt động đầu cơ.

Khuyến cáo các nhà đầu tư bất động sản, nhất là đối với các F0 cần phải có hiểu biết về vùng đất mình đầu tư - yếu tố sống còn, bên cạnh đó là cần hiểu biết về lịch sử tăng giá, giá trị đất khu vực đó trong tương lai.

Ngoài tính pháp lý rõ ràng thì nhà đầu tư cũng cần phải xác định mua những sản phẩm bất động sản có giá trị sử dụng thật, phân tích, nhận định lý do tăng giá của khu đất đó trong tương lại là những yếu tố nào. Và đặc biệt, yếu tố được coi là sống còn trong đầu tư chính là kiểm soát được tài chính.

Theo: Nhịp Sống Kinh Tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước