meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Siết nguồn vốn vào BĐS: Tiến độ dự án chậm, nguồn cung và cầu bị ảnh hưởng trong ngắn hạn

Thứ năm, 28/04/2022-10:04
Siết chặt vốn tín dụng vào BĐS và phát hành trái phiếu doanh nghiệp có khả năng làm chậm tiến độ của các dự án đã và đang phát triển, ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường. Điều này cũng sẽ có tác động đến nguồn cầu trong ngắn hạn, nhất là đối với tệp khách hàng đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính.

Theo Trí Thức Trẻ, trong những tháng đầu năm nay, mức độ quan tâm thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng 2% so với thời kỳ trước dịch Covid-19 (quý I năm 2019). Tuy nhiên, hoạt động bất động sản ghi nhận được những xu hướng khác nhau trên mỗi phân khúc. Cụ thể là, bất động sản cho thuê và nghỉ dưỡng - chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh đang dần phục hồi trở lại. Phân khúc như chung cư, đất nền, đất thổ cư... tiếp tục ghi nhận sự sôi động.

Tuy vậy, thị trường vẫn có nhiều vấn đề vướng mắc trong thủ tục hành chính, pháp lý chưa được tháo gỡ; chính sách đấu giá quyền sử dụng đất gắn với dự án bất động sản chưa được hoàn thiện; khung pháp lý cho một số loại hình bất động sản như Condotel, Officetel chưa được rõ ràng. Bên cạnh đó là những thách thức liên quan tới rủi ro khi lạm phát, giá đất tăng; mất cân bằng giữa cung và cầu, giá nguyên vật liệu gia tăng.


Siết nguồn vốn vào BĐS: Tiến độ dự án chậm, nguồn cung và cầu bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Ảnh: minh họa
Siết nguồn vốn vào BĐS: Tiến độ dự án chậm, nguồn cung và cầu bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Ảnh: minh họa

Đặc biệt, thị trường bất động sản đang bị thắt chặt về nguồn vốn khi Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng và các cơ quan chức năng tăng cường rà soát hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Theo Nghị quyết 11/NQ-CP được ban hành vào ngày 30/1/2022, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại ưu tiên tín dụng vào các lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh hoặc các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Các ngân hàng thương mại thắt chặt tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT hay trái phiếu doanh nghiệp. Tín dụng bất động sản hiện chiếm khoảng 19% tổng dư nợ nền kinh tế và dự kiến sẽ giảm trong năm 2022.

Trong nửa đầu năm 2022, Sacombank ra thông báo sẽ không cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản và yêu cầu các đơn vị không thực hiện huy động - cho vay cầm cố sổ cùng lúc; trong khi đó, Techcombank cũng tạm dừng giải ngân các khoản vay mua bất động sản từ ngày 25/3 đến ngày 1/4. Theo Savills đánh giá, các biện pháp thắt chặt khác dự kiến sẽ được áp dụng trong thời gian tới đây.

Theo JLL nhận định, việc ngân hàng siết chặt vốn tín dụng và các điều khoản, lãi suất cho vay đối với bất động sản sẽ giúp thúc đẩy các chủ đầu tư tích cực tìm kiếm các dòng vốn hỗ trợ khác để phát triển dự án theo kế hoạch đã đề ra. Các dự án phát triển bởi chủ đầu tư nhỏ, không thể tiếp cận nhiều nguồn vốn, dẫn tới có khả năng sẽ bị chậm tiến độ. Điều này cũng sẽ tác động đến nguồn cầu trong ngắn hạn, nhất là đối với tệp khách hàng đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - ông Lê Hoàng Châu cho rằng, khi nguồn vốn bị siết lại, doanh nghiệp bất động sản không thể đầu tư tràn lan, dùng vốn không có trọng tâm như trước nữa mà phải tập trung vào các dự án khả thi nhất, đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất để có thể huy động vốn từ khách hàng.

Cũng theo ông Châu, thị trường bất động sản chắc chắn sẽ hạ nhiệt dù khó trở về mức như năm 2012-2013. Với quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản không huy động được nguồn vốn mới, nhiều dự án và nhiều người ôm bất động sản sẽ buộc phải bán để trả nợ.

Cần thiết phải chấn chỉnh để phát triển kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp

Về tình hình vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, ông Châu đánh giá rằng, trong thị trường bất động sản, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp rất cần nguồn vốn vay tín dụng, vốn liên doanh liên kết, vốn huy động từ khách hàng hay vốn từ thị trường chứng khoán, trong đó nguồn vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp là kênh dẫn vốn rất quan trọng.


Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - ông Lê Hoàng Châu
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - ông Lê Hoàng Châu

Bởi lẽ, từ năm 2016 đến hiện nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro, trong đó có lĩnh vực bất động sản và dự kiến đến khoảng giữa năm 2023 thì các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa không quá 30% tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, nên các doanh nghiệp bất động sản ngày nay càng khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng là nguồn "vốn mồi" ban đầu, là "bà đỡ" rất quan trọng để triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn chưa đủ điều kiện được huy động vốn từ khách hàng.

Do đó, các doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các nguồn vốn từ thị trường vốn, trong đó, có hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để bổ sung và thay thế một phần nguồn vốn vay tín dụng bị thiếu hụt.

Hiệp hội cũng nhận thấy rằng, thị trường trái phiếu là một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản, nhằm bảo đảm sự phát triển cân đối của thị trường vốn và thị trường tiền tệ - tín dụng, phù hợp với các thông lệ quốc tế.


Siết nguồn vốn vào BĐS: Tiến độ dự án chậm, nguồn cung và cầu bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Ảnh: minh họa
Siết nguồn vốn vào BĐS: Tiến độ dự án chậm, nguồn cung và cầu bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Ảnh: minh họa

"Nhưng trong mấy năm gần đây, đã có một số doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhưng chưa được đánh giá tín nhiệm theo thông lệ quốc tế, đã phát hành trái phiếu với lãi suất rất cao nhưng không có tài sản bảo đảm hoặc các biện pháp bảo đảm không đủ độ tin cậy dẫn đến có thể gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.

Ngay sau các vụ việc này, đã có một số ngân hàng thương mại có động thái rất "căng" như thông báo tạm thời dừng ngay cấp tín dụng cho các doanh nghiệp bất động sản, các nhà đầu tư bất động sản và trên thực tế cả người có nhu cầu thực cũng khó tiếp cận được vốn vay tín dụng để xây nhà, sửa nhà, mua nhà làm cho doanh nghiệp không vay được các khoản vay mới, không cơ cấu lại được các khoản vay cũ. Đồng thời, cũng đã có các ý kiến đề xuất "siết" ngay hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp", ông Châu cho hay.

Ông Châu còn cho biết, sự phát triển "nóng" của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đặt ra yêu cầu rất cần thiết phải chấn chỉnh lại để phát triển lành mạnh nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp bất động sản có thêm kênh huy động nguồn vốn xã hội hóa.

Theo: Trí Thức Trẻ
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

17 giờ trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

17 giờ trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

17 giờ trước

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

1 ngày trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

1 ngày trước