meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xuất khẩu rau củ vẫn đối mặt với khó khăn, nguyên nhân do đâu?

Thứ tư, 19/10/2022-08:10
Vùng rau tại Đà Lạt có đến 20.000 ha sản xuất rau công nghệ cao, diện tích này dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng thêm 15% và đạt sản lượng lên đến 2,8 triệu tấn/năm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, kênh xuất khẩu nông sản Đà Lạt với sản lượng như hiện nay sẽ cần phải được mở rộng.

Những năm gần đây, xuất khẩu rau của của Việt Nam và đặc biệt là vùng rau Đà Lạt đang được mở rộng thị trường một cách liên tục. Trong đó, nông sản Đà Lạt vào chuỗi Walmart của Mỹ cũng được xúc tiến không ngừng. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu lại chưa được nhiều, hầu hết các nhà vườn đều không dám nhận đặt hàng, nguyên nhân thực sự là gì?

Được biết, hơn 20 tấn rau xà lách tươi đã được xuất khẩu sang Singapore vào cuối tháng 9 vừa qua. Đối với ngành nông sản, việc vận chuyển và mua bán rau lá được coi là khó nhất bởi mức độ hao hụt cao, thậm chí nếu không cẩn thận có thể dẫn đến hư hỏng toàn bộ.

Đầu tư trải rộng sẽ khó hoàn vốn 

Thời điểm hiện tại, nhiều nông hộ tại vùng trồng nông sản Đà Lạt gồm có Đà Lạt cùng với các huyện lân cận đang tất bật, nhộn nhịp chuẩn bị cho những đơn hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và Malaysia, mỗi tuần lên đến 50 tấn. Tại Đà Lạt, xuất khẩu rau củ không phải là chuyện hiếm hoi gì. Tuy nhiên trước đây, nông sản xuất khẩu chủ yếu là đã cấp đông và dùng nguyên liệu chế biến, có giá trị không cao.


Thời điểm hiện tại, nhiều nông hộ tại vùng trồng nông sản Đà Lạt gồm có Đà Lạt cùng với các huyện lân cận đang tất bật, nhộn nhịp chuẩn bị cho những đơn hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và Malaysia
Thời điểm hiện tại, nhiều nông hộ tại vùng trồng nông sản Đà Lạt gồm có Đà Lạt cùng với các huyện lân cận đang tất bật, nhộn nhịp chuẩn bị cho những đơn hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và Malaysia

Liên quan đến vấn đề này, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, sản lượng rau củ quả xuất khẩu tính đến tháng 8 năm nay đã đạt gần 16.000 tấn, tổng giá trị lên đến khoảng 34 triệu USD. Trong đó, chiếm đến 70% tỷ trọng xuất khẩu là vùng nông sản Đà Lạt. Theo như đánh giá của ông Hoàng Trọng Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, dư địa xuất khẩu nông sản của Đà Lạt vẫn còn nhiều. Hiện tại, có rất nhiều những đoàn doanh nghiệp kéo nhau đến Đà Lạt để tìm hiểu cũng như đặt hàng. 

Bên cạnh đó, ông Lê Văn Cường - Giám đốc Công ty Dalat GAP (Đà Lạt) cũng khẳng định rằng, nếu như đảm bảo được vấn đề “làm thật ăn thật”, xuất khẩu nông sản Đà Lạt là vấn đề không khó một chút nào. “Nhật Bản hay Hàn Quốc, Malaysia, Singapore đều tìm đến Đà Lạt để mua rau nhiều. Bên cạnh hợp đồng còn có những quy trình canh tác khá tương đồng với điều kiện canh tác rau theo công nghệ cao tại Đà Lạt. 

Họ cũng không yêu cầu những tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), nếu có thì cũng chỉ để tham khảo, nhưng bắt buộc phải đạt đủ 2 yếu tố, bao gồm: kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn đáp ứng đúng theo quy định nước xuất khẩu và nhập khẩu. Việc này vô cùng quan trọng, nếu không đáp ứng được có thể sẽ bị tiêu hủy hàng và đền bù hợp đồng”, ông Cường cho biết.

Với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu rau củ tươi sang Nhật, ông Cường cho biết, dù nhiều đối tác hỏi mua nhưng ông không thể nhận đặt hết hàng do không có đủ vốn để đầu tư. Cụ thể, lợi nhuận xuất khẩu so với bán trong nước tăng khoảng 10%. Tuy nhiên, nếu như vay tiền để sản xuất với diện tích lớn nhằm cung ứng cho hết đơn hàng sẽ phải trả lãi lên đến 8%/năm, phần lãi này đã bào hết phần giá trị gia tăng. Chưa kể, đầu tư trải rộng sẽ rất khó hoàn vốn. Ông Cường nhận định: “Nếu như các doanh nghiệp nông nghiệp được tiếp cận vốn giá rẻ nhằm tăng hiệu quả đầu tư, chúng tôi tin rằng sẽ mở được cánh cửa của nhiều thị trường khó tính và nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Đà Lạt”. 

Cần có điểm tựa để thúc đẩy xuất khẩu

Vùng rau tại Đà Lạt có đến 20.000 ha sản xuất rau công nghệ cao, diện tích này dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng thêm 15% và đạt sản lượng lên đến 2,8 triệu tấn/năm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, kênh xuất khẩu nông sản Đà Lạt với sản lượng như hiện nay sẽ cần phải được mở rộng.

Theo như nhiều chủ trang trại lớn tại Đà Lạt, thị trường châu Á với khoảng thời gian 15 ngày vận chuyển là không quá khó khăn. Sở Công Thương Lâm Đồng thông tin, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ cuối tháng 9 vừa qua đã bước đầu làm việc nhằm đưa nông sản Đà Lạt vào trong chuỗi phân phối của Tập đoàn Walmart. 


Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, trị giá xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam ước tính trong tháng 9 này là 250 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 8,1%
Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, trị giá xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam ước tính trong tháng 9 này là 250 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 8,1%

Thế nhưng, nhiều trang trại khẳng định, thị trường rau sạch trong nước chính là điểm tựa quan trọng cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, thị trường nội địa đang có khoảng trống lớn, nếu như rau sạch Đà Lạt được hưởng các cơ chế minh bạch, có mặt tại các chuỗi phân phối, cửa hàng tiện lợi cũng như siêu thị lớn mới có thể có được điểm tựa nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Liên quan đến vấn đề này, chủ nông trại Langbiang Farm (phường 7, TP Đà Lạt) là ông Trần Huy Đường cho biết, ông chỉ xuất khẩu khoảng ⅓ sản lượng sau. Ông phải sắp xếp tự lo việc xuất khẩu, từ thu hoạch cho đến lúc container lạnh chứa rau được đưa lên tàu để có thể tối đa hóa lợi nhuận.

“Cái khó lúc này đó là nếu như chỉ bán ở khu vực Đông Nam Á thì sẽ chỉ xuất khẩu được sáu tháng một năm khi mà các nước bị ảnh hưởng mưa và thời tiết cực đoan. Chính vì thế, tôi chỉ xuất bán 1/3 sản lượng. Thị trường châu Âu chính là cửa ra nhằm nâng sản lượng xuất khẩu, nhưng nếu bán sang khu vực này sẽ phải tổ chức lại hệ thống sau thu hoạch như sơ chế, đóng gói và làm lạnh để đáp ứng việc bảo quản nông sản trong khoảng thời gian 45 ngày vận chuyển”, ông Đường cho biết. Ông cũng nhấn mạnh rằng, công nghệ sau thu hoạch vẫn còn là một khoảng trống mà không nhà vườn nào có thể tự mình làm được.

Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, trị giá xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam ước tính trong tháng 9 này là 250 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 8,1%. Tính chung trong 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu của hàng rau quả là 2,45 tỷ USD, đã giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Ông Đặng Phúc Nguyên, tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, rau xuất khẩu khó bởi không đạt được dư lượng các chất theo như quy định của các quốc gia nhập khẩu và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Để mở rộng quy mô rau xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải đầu tư công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, có thể hợp tác hoặc là mua công nghệ. 

Áp lực từ giá vật tư, cước phí

Thời gian qua, khá nhiều nông trại đã buộc phải giảm hoặc từ bỏ nhiều hợp đồng xuất khẩu do giá cước vận tải quốc tế tăng gần gấp đôi cộng thêm giá vật tư nông nghiệp leo dốc.  


Khá nhiều nông trại đã buộc phải giảm hoặc từ bỏ nhiều hợp đồng xuất khẩu do giá cước vận tải quốc tế tăng gần gấp đôi cộng thêm giá vật tư nông nghiệp leo dốc. Ảnh minh họa
Khá nhiều nông trại đã buộc phải giảm hoặc từ bỏ nhiều hợp đồng xuất khẩu do giá cước vận tải quốc tế tăng gần gấp đôi cộng thêm giá vật tư nông nghiệp leo dốc. Ảnh minh họa

Điển hình như trang trại Trường Phúc (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) vốn xuất khẩu rau xà lách thủy canh sang Hàn Quốc kể từ năm 2018. Sản lượng xuất khẩu của trang trại này ngày càng tăng cao cho đến khi dịch bệnh bùng phát. Sau dịch, trang trại không thể xuất khẩu do chi phí sản xuất trong nước liên tục biến động, điều này khiến trang trại khó cân bằng giá thành trong khi đối tác đã “fix” giá cứng cho một chu kỳ 6 đến 12 tháng. 

Thông tin từ trang trại này cho biết, giá đặt hàng của đối tác là 2,6 USD/kg xà lách, nhưng sau khi cân đối giá cho cả chu kỳ, giá thành có thể đội lên 3,2 USD/kg xà lách. Công thêm ảnh hưởng từ giá vật tư nông nghiệp, phía trang trại đã phải bỏ hợp đồng 150 tấn rau xà lách, cung ứng trong sáu tháng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

7 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước