Tôm nước xuất khẩu Việt Nam đang dần thất thế trước Ecuador
Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - Ông Trương Đình Hòe cho biết từ khoảng 3 - 4 năm gần đây, Ecuador đã chiếm được thị trường tôm nguyên con toàn cầu, lấy mất khá nhiều thị phần của Việt Nam. Đặc biệt, tôm của Ecuador đã chiếm tới 60% tổng lượng nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc.
Các doanh nghiệp ngành tôm cho biết, hiện tại Việt Nam chỉ còn lợi thế về trình độ chế biến và chiến lược tiếp cận thị trường. Trình độ chế biến tôm của Việt Nam đang cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu.
Trên thế giới có 6 quốc gia nuôi tôm sản lượng cao là Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. Ecuador và Ấn Độ là hai quốc gia có sự trỗi dậy vượt bậc, tác động to lớn tới ngành tôm của Việt Nam.
Chưa tới Halloween, bí ngô trang trí đã “đắt như tôm tươi” dù có giá tiền triệu
Mặt hàng bí ngô trang trí Halloween bắt đầu có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày gần đây. Khách hàng đặt mua loại quả này tới tấp dù giá của nó lên đến cả gần triệu đồng một quả.Sản lượng tôm xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm, chưa thể khởi sắc trong ngắn hạn
Theo nhận định của VASEP, Việt Nam gặp khó khăn trong việc cạnh tranh ở phân khúc chế biến với các nhà chế biến nội địa Trung Quốc mặc dù đây là thị trường tiêu thụ khổng lồ. Bởi vậy, doanh nghiệp cần dồn lực vào thị phần tôm sơ chế.Giá tôm thẻ cỡ lớn tiếp tục đà tăng
Nhu cầu đối với tôm xuất khẩu đang đi xuống, tuy nhiên giá của tôm thẻ kích cỡ lớn vẫn tăng mạnh vì nhiều nhà máy đang cạnh tranh nhau.Chủ tịch HĐQT Công ty FIMEX VN - TS Hồ Quốc Lực cho biết cách đây khoảng 4 năm, sản lượng tôm xuất khẩu của Ecuador thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Nhưng hiện tại họ đã chiếm được vị trí dẫn đầu toàn cầu.
Nguyên nhân vì, khoảng 4 - 5 năm gần đây, Ecuador đã có cuộc “cách mạng” với ngành tôm. Trước tiên là nghiên cứu thành công con giống có chất lượng cao. Nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động chế biến, Ecuador đưa ra chính sách thu nhận lao động nước ngoài.
Từ đó, họ nhanh chóng ghi nhận những chuyển biến mạnh trong việc chế biến tôm nguyên con, tôm bỏ đầu cấp đông tới những sản phẩm có giá trị cao hơn. Qua đó, quốc gia này hiện không còn bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc mà đã tiến xa hơn tới những thị trường cao cấp khác như Mỹ. Nhờ lợi thế địa lý nên chi phí vận chuyển rẻ hơn giúp tôm Ecuador nhanh chóng vào thị trường Hoa Kỳ, hiện đã có 20% thị phần. Đây chính là thông tin đáng lo ngại của ngành tôm Việt Nam.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho hay, ngành tôm mang kỳ vọng tới năm 2025 sẽ thu về 6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên để phát triển ổn định, bền vững thì sẽ cần làm rất nhiều việc.
Theo chuyên gia, nhiệm vụ rất quan trọng là phải nghiên cứu những giống tôm chất lượng cao. Bởi, hiện tại tỷ lệ nuôi tôm thành công của Việt Nam không cao, chỉ đạt 40%, trong khi Thái Lan là 55%, Ấn Độ từ 47 - 48%...
Ông Trương Đình Hòe cho biết, tôm thẻ chân trắng có diện tích nuôi chỉ bằng khoảng 25% diện tích tôm sú. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại cao gấp 5,5 lần tôm sú.
Như vậy, cần thiết phải bổ sung diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, cần tính toán trong quy hoạch để có cơ sở đáp ứng, đảm bảo yêu cầu của thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng cho rằng, ao nuôi nhỏ lẻ sẽ không thể có giá thành thấp mà chỉ có nuôi tôm ở mức độ trang trại mới áp dụng thành công và gia tăng năng suất, giảm giá thành, giảm rủi ro… Vì vậy, cần có chính sách tích tụ đất đai và khuyến khích đầu tư mạnh hơn vào lĩnh vực nuôi tôm.