meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xuất khẩu của Việt Nam vượt qua Thâm Quyến, báo giới Trung Quốc nói gì?

Thứ hai, 27/06/2022-23:06
Theo South China Morning Post, báo giới Trung Quốc đã quy đổi giá trị xuất khẩu trang 1 năm của Việt Nam trong quý 1 năm nay sang tiền nhân dân tệ. Theo báo cáo đó, xuất khẩu quý 1 của Việt Nam đạt con số tương đương với 546,8 tỷ nhân dân tệ, vượt mức 407,6 tỷ nhân dân tệ của trung tâm xuất khẩu chính Thâm Quyến, Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc đang ngày càng lo sợ bị mất đi danh hiệu "công xưởng của thế giới" trong bối cảnh môi trường bên ngoài ngày càng trở nên phức tạp do các xung đột liên quan đến chính trị Nga - Ukraine, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đã khiến cho các nước trên thế giới phải đánh giá lại những rủi ro của chuỗi cung ứng và phụ thuộc lẫn nhau.

"Tuy nhiên, các ngành công nghiệp tập trung ở Đông Nam Á chính là để có thể tận dụng lợi thế chi phí trong khi đó các chuỗi sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng trong khu vực", theo phân thích của South China Morning Post.

Vào tuần trước, chuyên gia kinh tế và giáo sư của Trường Phát triển Quốc gia tại Đại học Bắc Kinh, ông Yao Yang đã đưa ra nhận định: "Không có gì phải lo lắng về các ngành sản xuất ở Trung Quốc đang chuyển dần sang Đông Nam Á, bởi những ngành đó vẫn đang nằm ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị của cả nền kinh tế."


Nhiều ngành sản xuất của Trung Quốc dang dịch chuyển sang Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
Nhiều ngành sản xuất của Trung Quốc dang dịch chuyển sang Đông Nam Á trong đó có Việt Nam

Ông Yao còn cho biêt thêm, Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ danh hiệu "công xưởng của thế giới" trong ít nhất 30 năm tới. Ông nói, việc các sản phẩm có giá trị gia tăng thắp đang chuyển dần sang Đông Nam Á cho phép người tiêu dùng Trung Quốc có thể hưởng lợi từ những hàng hóa có giá thành rẻ hơn, trong khi các ngành công nghiệp trong nước sẽ giải phóng được năng lực, giúp cho việc nâng cao giá trị gia tăng.

Trong bối cảnh đó, việc xuất khẩu tăng vọt của Việt Nam cũng không đáng ngạc nhiên cũng như gây lo lắng cho các nhà sản xuất ở Quảng Đông vì hoạt động gia đông xuất khẩu công nghiệp tại đây đã diễn ra từ một vài năm trở lại đây.

Chủ tịch điều hành của Hiệp hội Cải cách Quảng Đông, một tổ chức tư vấn kết nối với chính quyền, ông Peng Peng cho biết: "Các ngành xuất khẩu của Việt Nam có một mối liên hệ chặt chẽ với Đồng bằng sông Châu Giang, chuỗi cung nghiệp và chuỗi cung ứng trong nước của chúng ta, do đó, việc xuất khẩu của chúng ta cũng được hưởng lợi từ việc này."

Trong tháng 3 vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 4,5% so với tháng trước và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước đã lên mức kỷ lục là 34,06 tỷ USD, hơn Thâm Quyến khoảng 10 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu so với Quảng Đông, là tình có dân số tương đương thì xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng khoảng 60% xuất khẩu của Quảng Đông 55,7 tỷ USD).

Trong khi đó, giá trị gia tăng mà ngành sản xuất của Trung Quốc tạo ra đã tăng từ 22,5%, giá trị toàn cầu lên gần 30%, gần bằng Hoa Kỳ, Nhật Bản và cả Đức cộng lại.

Ông Tang Jie, giáo sư kinh tế đồng thời là cựu Phó thị trưởng Thâm Quyến cho biết, các ngành công nghiệp chắc chắn sẽ dần dịch chuyển sang Đông Nam Á, khi mà khoảng cách phát triển kinh tế giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đang ngày càng lớn.

"Thu nhập trung bình ở Việt Nam bằng khoảng 1/10 so với Trung Quốc, chính hè, tránh khỏi, giống như khi các ngành công nghiệp khổng lồ xuất hiện trong giai đoạn cải cách kinh tế Trung Quốc", ông Tang nói.

Ông còn nói thêm: "Ngoài Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ cũng sẽ là những điểm đến phổ biến do có nguồn lao động giá rẻ."

"Trung Quốc phải thận trọng về việc xuất khẩu tại Việt Nam đang vượt qua Thâm Quyến, vấn đề thực sự mà Trung Quốc gặp phải là giải quyết sự nâng cấp tất yếu trong ngành sản xuất. Ông Tang Jie nói thêm. 

"Chúng ta không thể chỉ nói với các công ty một câu "đừng đi" mà thay vào đó cần tạo ra một môi trường tốt hơn để tạo cho các công ty điều kiện phát triển tốt nhất. 

Trong báo cáo công bố hồi tháng 6 của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong bối cảnh toàn cầu đang chung tay tái thiết chuỗi cung ứng, sự đổi mới ngày càng tăng và hiệu quả tổng thể cao đã giúp cho Trung Quốc có thể thu hút các công ty đa quốc gia. Báo cáo này cho biết: "Các lợi thế về chi phí, năng suất lao động chuyển đổi kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ngày một hoàn thiện hơn."

Báo cáo này cũng đưa ra nhận định thêm vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng cho khu vực này ngày càng trở nên quan trọng, vì Trung Quốc chính là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nước Châu Âu và Châu Á. "Đầu tư vào Trung Quốc có lẽ là thiết lập kết nối chặt chẽ với toàn châu Á  để đáp ứng cho sự tăng trưởng của nước này.”

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

16 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

16 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

16 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

16 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước