meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trung Quốc giảm sức hút vì chính sách Zero Covid

Thứ bảy, 25/06/2022-09:06
Theo một khảo sát, trong số các doanh nghiệp châu u tham gia trả lời, có tới 23% đang xem xét chuyển khoản đầu tư hiện tại hay dự kiến ra khỏi Trung Quốc. Đây là con số cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Một khảo sát về niềm tin của doanh nghiệp được công bố mới đây của Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu (EuroCham) tại Trung Quốc cho thấy chi phí lao động tăng cao kéo theo đà tăng trưởng kinh tế giảm sút vì các biện pháp phòng chống Covid-19. Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc là căng thẳng giữa Mỹ và Trung.

Nhiều công ty châu Âu đã phải xem xét lại các khoản đầu tư tại Trung Quốc vì những bất ổn xảy ra do các đợt phong tỏa gần đây. 

Báo cáo khảo sát niềm tin doanh nghiệp của EuroCham viết: “Những tác động địa chính trị do xung đột tại Ukraine và cách phòng chống dịch khắc nghiệt của Bắc Kinh đã khiến các doanh nghiệp châu Âu liên tục gặp những biến động. Trong bối cảnh hiện tại, nhiều công ty phải tạm hoãn các kế hoạch và một trong số họ đang cân nhắc rút khỏi Trung Quốc nếu tiếp tục có sự thiếu chắc chắn, đặc biệt là khi có các thị trường khác dễ định đoán hơn”.


Trung Quốc giảm sức hút vì kiên định với Zero Covid
Trung Quốc giảm sức hút vì kiên định với Zero Covid

Có 372 doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc tham gia cuộc khảo sát nhanh của EuCham từ ngày 21-27/4. Đó là thời điểm mà Thượng Hải đang phong tỏa toàn thành phố trong vòng 2 tháng.

Kết quả cho thấy có tới 23% công ty cân nhắc rút vốn đầu tư hoặc dự kiến rời thị trường quốc gia tỷ dân. So với kết quả ghi nhận được trong cuộc khảo sát giống như vậy hồi tháng 2, tỷ lệ này đã tăng lên gấp đôi. Nếu tính trong 1 thập kỷ trở lại đây thì con số trên là mức cao nhất.

Có tới hơn 75% doanh nghiệp cho rằng Trung Quốc đã giảm sức hấp dẫn trong việc thu hút giới đầu tư vì các biện pháp phòng chống Covid. Ở một mặt khác, hơn 30% doanh nghiệp nhận xét rằng Trung Quốc kém hấp dẫn hơn vì căng thẳng ở mặt địa chính trị.

Về vấn đề Covid là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Trung Quốc, có 69% doanh nghiệp đồng ý với điều này. So với khảo sát cách đây 1 năm, con số đã tăng 5 điểm. Khoảng 46% doanh nghiệp khi trả lời về yếu tố gây áp lực lớn nhất với họ là chi phí lao động. Trong khi 25% lo ngại về phân ly kinh tế, 30% chọn rào cản về tiếp cận thị trường và 42% chọn suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Kết quả của khảo sát EuroCham xuất hiện trong tình thế mối quan hệ sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc ngày càng lớn. Tỷ lệ thất nghiệp người trẻ ở nước này lên tới 18,4%, trong khi doanh thu bán lẻ tháng 5 giảm tháng thứ 3 liên tiếp.

Trung Quốc giảm sức hút vì chính sách Zero Covid - ảnh 2

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chịu sức ép lớn từ Zero covid và cộng động doanh nghiệp nước ngoài đứng trước áp lực khổng lồ.

Doanh nghiệp nước ngoài giữ vai trò rất quan trọng đối với sự tiến bộ công nghệ của Trung Quốc trong suốt 4 thập kỷ qua. Thế nhưng, trong 2 năm qua, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và không ít đối tác thương mại đã theo chiều hướng tiêu cực.

Cảnh báo của Phòng Thương mại của Mỹ và Anh đều cho rằng những bất ổn liên quan đến Covid đãn khiến niềm tin của doanh nghiệp bị lung lay và tác động không nhỏ.

Theo EuroCham, vào năm ngoái, việc làm ăn kinh doanh tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã trở nên khó khăn. Đó là nhận định của hơn 60% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát. Đây là tỷ lệ cao kỷ lục kể từ khi khảo sát này bắt đầu được triển khai.

Theo nhận định của các doanh nghiệp châu Âu, môi trường kinh doanh tại Trung Quốc đang dần bị chính trị hóa với các vấn đề cố hứu như sân chơi kinh doanh thiếu bình đẳng, khả năng tiếp cận thị trường hay sự thiếu hiệu quả của quy định về mặt pháp lý.

Theo dự báo của nhiều doanh nghiệp, sau khi EU và Trung Quốc áp đặt lệnh trừng phạt lẫn nhau liên quan tới vấn đề nhân quyền tại Tân Cương thì áp lực chính trị đối với hoạt động kinh doanh càng trở nên rõ ràng hơn. Một ví dụ chính là những cuộc tẩy chảy của người dùng Trung Quốc đối với các thương hiệu nổi tiếng tại châu Âu như H&M.

Trung Quốc giảm sức hút vì chính sách Zero Covid - ảnh 3

Bettina Schoen-Behanzin, Phó chủ tịch EuroCham tại Trung Quốc cho biết: “Covid đã khiến mọi thứ trở nên thiếu chắc chắn hơn, khi mà nhiều doanh nghiệp không rõ liệu họ có phải dừng hoạt động hay không nếu có các ca nhiễm Covid mới. Bởi vậy, chúng tôi đang bị đeo bám bởi rủi ro này mỗi ngày. Tất nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng tôi muốn các thành viên EuroCham sẽ rời bỏ Trung Quốc. Tuy nhiên hình thức kinh doanh của họ đang có những thay đổi”.

Theo khảo sát gần đây nhất của EuroCham, có tới gần 70% doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc chứng kiến mức doanh thu tăng vào năm 2021 - đã tăng 22 điểm phần trăm so với một năm trước. Ngoài ra, lợi nhuận trước lãi suất và thuế cũng đã cải thiện với 4 trên tổng số 5 doanh nghiệp được hỏi ghi nhận kết quả khả quan.

Trong 2 tháng qua, giới chức trách Trung Quốc đã tổ chức ít nhất 10 cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các phòng thương mại. Đây là động thái nỗ lực tìm kiếm sự ổn định về thương mại và đầu tư nước ngoài tại thủ đô Bắc Kinh. Họ cũng đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa, phòng chống dịch Covid-19 và xem việc khôi phục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên toàn quốc là điều ưu tiên phải làm trước.

Theo Klaus Zenkel, chủ tịch chi nhánh phía Nam Trung Quốc của EuroCha, 94% doanh nghiệp thành viên không có ý định rời khỏi khu vực dù chi phí sản xuất cao hơn trước.

Ông nói: “Đa số các công ty muốn đẩy mạnh tối ưu tự động hóa và sản xuất gọn gàng trong bối cảnh như hiện tại”.

Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy trong 5 tháng đầu năm nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện tại Trung Quốc đạt 87,8 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng giai đoạn vào năm ngoái.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

22 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

22 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

22 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

22 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước