meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát “chèn ép” Mỹ và phương Tây nhưng có chút khác biệt tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới

Thứ bảy, 25/06/2022-21:06
Trung Quốc đang cho thấy sự đối lập với các nền kinh tế lớn khác khi chứng kiến mức lạm phát tăng nhẹ.

Trung Quốc và phương Tây trái ngược nhau

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 5 tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng nói rằng đây là mức cao nhất trong vòng nửa năm nay.

Tuy vậy, nếu so sánh với mức tăng 8,6% tại Mỹ và 8,1% trong khối Eurozone ở cùng thời điểm thì con số của Trung Quốc là khá thấp. Trong tháng 4, tỷ lệ lạm phát tại Anh đã tăng lên 9%.

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu gồm lúa mỳ, phân bón và năng lượng đã bị ảnh hưởng bởi xung đột tại Ukraine. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới WB cảnh báo cuộc xung đột có thể đẩy giá hàng hóa tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 thập kỷ gần đây.

Trước tình hình đó, Trung Quốc vẫn làm chủ được chuỗi thực phẩm của mình, tuy nhiên cần thận trọng trước nguy cơ nhập khẩu lạm phát cho giá hàng hóa thế giới tăng cao.


Lạm phát tại Trung Quốc chỉ tăng nhẹ
Lạm phát tại Trung Quốc chỉ tăng nhẹ

Trong tháng trước, chỉ số CPI lõi của Trung Quốc, không bao gồm mức giá biến động của thực phẩm và năng lượng, đã tăng 0,9%, không đổi so với tháng 4. Trong 5 tháng đầu năm, lạm phát tăng 1,5%, ở dưới mức mục tiêu của chính phủ vào khoảng 3%.

Trong tháng 5, chỉ số giá nhà sản xuất (PPI), nhằm đo lường giá hàng hoá thành phẩm cũng tăng 6,4%, giảm từ mức đỉnh 13,5% vào tháng 10 năm ngoái.

Theo các nhà chức trách Trung Quốc, tỉ lệ lạm phát của châu  u khác biệt với Trung Quốc là vì biện pháp kích thích tiêu dùng của các nước EU. Cụ thể, đó là việc in thêm số lượng lớn tiền chưa từng có để giải cứu nền kinh tế do hệ quả hậu đại dịch.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ghi nhận bảng cân đối kế toán trong 2 năm qua đã tăng gấp đôi đạt 8,9 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Bắc Kinh tỏ ra thận trọng khi đối mặt với chính sách kích cầu. Họ đã không áp dụng biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn.

Bên cạnh đó, trong khi quy mô sản xuất lớn của Trung Quốc đã giúp giảm ảnh hưởng từ đà tăng giá hàng hóa thế giới, thì nền kinh tế Mỹ phụ thuộc lớn vào nhập khẩu tiêu dùng.

Việc Trung Quốc có lạm phát tăng nhẹ cũng là do nhu cầu người dùng giảm mạnh vì ảnh hưởng từ chính sách Zero Covid.

Trung Quốc là trung tâm sản xuất lớn của thế giới. Việc tăng giá sản xuất không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu từ ngoài, đặc biệt là khi đại dịch ảnh hưởng nặng nề tới chuỗi cung ứng thế giới.

Nhiệm vụ cốt lõi của Trung Quốc

Trung Quốc vẫn cho thấy sự cảnh giác trước tình hình lạm phát.

Trong tháng 4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang cho biết ổn định giá hàng hóa và thị trường lao động là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ.

Lạm phát cũng tác động tới tỉ lệ nợ gia đình trên GDP, vốn tăng tới 61.6% trong năm 2021, đi từ mức 18% năm 2008. Đại dịch đã khiến tình trạng tồi tệ hơn xảy ra.

Do giá dầu thô thế giới tăng nên giá xăng tăng tại Trung Quốc. Điều này khiến nhiều hộ dân phải chuyển sang dùng xe điện hoặc xe công cộng.

Trong 5 tháng đầu năm, giá lúa gạo tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trứng cũng tăng 6,8%.

Nhiệm vụ quan trọng của Trung Quốc chính là đảm bảo nguồn cung lúa gạo và năng lượng trong nước.

Một số chuyên gia e ngại rằng khi giá lúa và dầu thô tăng sẽ khiến CPI của nước này tăng. Theo dự báo của WB, trong năm nay, giá lúa mỳ và dầu thô Brent sẽ tăng khoảng 40%.

Như vậy, lạm phát của Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân đà tăng giá do ảnh hưởng từ xung đột tại Ukraine, nhu cầu nhập khẩu giảm và sự hồi phục của đồng Nhân dân tệ.

Ngân hàng đầu tư Trung Quốc China International Capital Corporation (CICC) cho rằng: “Về cơ bản, sự hồi phục kinh tế và chu kỳ tăng giá của thịt lợn sẽ thúc đẩy giá tiêu dùng tăng lên, tuy nhiên mức tăng không bị đẩy lên quá cao”. CICC kỳ vọng rằng mức lạm phát cả năm sẽ chỉ quanh 2,1%, thấp hơn so với dự kiến.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước