Xu hướng mua iPhone trả góp của giới trẻ hiện nay: Chi tiêu thông minh hay chỉ là hội chứng FOMO?
BÀI LIÊN QUAN
Gen Z cùng bài học quản lý tài chính ai cũng nên biết: Vì sao phải tiết kiệm?Nữ triệu phú tự thân Sarah Breedlove hé lộ 4 thói quen tiết kiệm của phái nữ: Làm được thì mới chứng tỏ sống thông minh, giàu có!Nguy cơ lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc khi người dân đang có xu hướng “giảm vay nợ, tăng tiết kiệm”Có thể thấy, sự kiện iPhone 14 ra mắt đã được rất nhiều bạn trẻ đó chờ. Ngoài ra, cũng có không ít người suy nghĩ xem liệu rằng có nên mua iPhone ngay trong thời gian ra mắt hay không? Mặc dù vậy, giá của iPhone chính là một con số lớn với nhiều bạn trẻ. Lúc này, một hình thức mua sắm đang khá đặc biệt được nhiều bạn trẻ nhắc đến và giúp cho họ có thể dễ dàng sở hữu một chiếc iPhone bản mới nhất đó chính là mua trả góp. Vậy thì đây có phải là phương thức được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Và tâm lý nào khiến cho các bạn trẻ không ngần ngại trong việc chi số tiền nhiều hơn để có thể trở thành một trong những người sở hữu chiếc điện thoại đầu tiên?
Thực trạng giới trẻ hiện nay với việc mua điện thoại trả góp: Họ có thực sự thích?
Trò chuyện với Phương Uyên (24 tuổi) về sự kiện ra mắt iPhone và có dự định đổi máy không, cô gái này cho biết bản thân cảm thấy hài lòng với chiếc máy hiện tại của bản thân và nó đã đủ để phục vụ cho nhu cầu của bản thân nên không muốn chi tiền để sở hữu một chiếc máy mới trong thời gian này. Ngoài ra, dù mua máy trả góp đang trở thành hình thức được khá nhiều bạn trẻ sử dụng để mua những sản phẩm có giá trị lớn ví dụ như điện thoại hay máy tính thì Phương Uyên cho rằng, nếu như mua iPhone mới thì sẽ không lựa chọn mua bằng hình thức trả góp.
Phương Uyên chia sẻ rằng: “Hiện tại, mình cũng đã đi làm nên thoải mái hơn trong tài chính và cũng đủ khả năng để có thể mua đứt một chiếc điện thoại. Hơn thế, thời điểm trước mình từng mua trả góp rồi nhưng bản thân của mình lại không cảm thấy thích việc mang nợ đó bởi tâm lý không thoải mái, tháng nào cũng phải lo nhớ hạn để trả còn nếu không thì sẽ được gọi nhắc nhở khá liên tục. Có điều kiện thì mình muốn trả luôn để được giá gốc và cũng không còn phải mang tâm lý lo sợ hàng tháng”.
Nữ triệu phú tự thân Sarah Breedlove hé lộ 4 thói quen tiết kiệm của phái nữ: Làm được thì mới chứng tỏ sống thông minh, giàu có!
Khi chơi với những người thích khoe khoang thì bạn cũng phải thích ứng với guồng quay chi tiêu của họ. Lúc đó, bạn vừa đánh mất đi giá trị của bản thân lại vừa khiến cho tài chính trở nên thâm hụt.Đầu tư gì thời điểm cuối năm: Mua vàng, chứng khoán, BĐS hay gửi tiết kiệm ngân hàng?
Dự báo, thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm còn nhiều khó khăn, vàng thì không còn hấp dẫn với nhà đầu tư nữa. Trong khi với thị trường chứng khoán, nhiều cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn sau nhiều đợt điều chỉnh mạnh.Đối với Tường Anh (20 tuổi) cũng là một người không thích mua iPhone trả góp. Cô nàng cho hay, đôi lúc bản thân cũng chi tiêu khá mất kiểm soát và tiêu xài khá là vô lý, cô cũng sợ bản thân xài luôn cả tiền trả góp hàng tháng. Hơn thế, thời gian trả góp cũng khá lâu và có thể từ vài tháng đến vài năm - những chuyện liên quan đến tiền thì cô muốn được thực hiện một cách dứt điểm.
Ở chiều hướng khác, anh Thắng (27 tuổi) mỗi năm đã phải đổi điện thoại và dùng phương thức trả góp. Anh chàng này cho rằng bản thân mua điện thoại mới để có thể thỏa mãn được cảm xúc. Anh cũng không mua đứt bởi tiền còn để quay vòng đầu tư. Và lãi từ những khoản đầu tư đó có thể quay vòng để dành cho tiền lãi trả góp mỗi tháng. Bản thân anh cũng cố gắng làm sao để cấu trúc được vốn hoạt động một cách tốt nhất đồng thời cũng phải biết cân đối tài chính ngay từ đầu mặc dù là mua cảm xúc.
Yếu tố cảm xúc “không kém cạnh” tiền bạc mỗi khi mua điện thoại
Có thể thấy, điện thoại, ví dụ như iPhone lúc mới mở bán sẽ có giá cao hơn đặc biệt so với thời gian từ 6 tháng cho đến 1 năm sau. Mặc dù vậy, có rất nhiều người bởi vì mong muốn là người sở hữu những chiếc điện thoại đầu tiên nên đã không ngần ngại mua hàng xách tay với mức giá cao hơn so với thị trường hay thậm chí là chấp nhận mua trả góp với lãi suất khá cao.
Cũng trong chuyện này, Tường Anh đã cho rằng một bộ phận người trẻ hiện nay đang bị lạc vào trong cảm giác hơn - thua so với người khác và nhất là trong chuyện tiền bạc hay vật chất. Có một số người muốn bản thân là người đầu tiên đạt được đến cảm giác thỏa mãn nào đó về mặt cảm xúc giống như một thành tựu.
Cũng theo đó, nhiều người trẻ hiện nay cũng thường xuyên mắc phải hội chứng FOMO hay nỗi sợ bị bỏ rơi - tức là khi người xung quanh có điện thoại mới mà bản thân không có là đang đi ngược so với đám đông. Đây cũng là một trong những điều khiến cho người trẻ lựa chọn mua điện thoại ngay từ khi vừa mới ra mắt.
Theo Phương Anh (26 tuổi), cô nàng cho rằng việc mua điện thoại mới lúc nào là tùy vào sở thích của mỗi người. Có những người đam mê công nghệ thì luôn muốn sở hữu những thứ đó ngay lập tức. Mặc dù vậy thì cô cũng không khuyến khích việc chạy đua nếu như không đủ khả năng tài chính đồng thời coi việc sở hữu những chiếc iPhone mới như là cách để thể hiện bản thân là người sành điệu hay có tài chính dư dả.
Tương tự như Phương Anh, anh Việt Anh (29 tuổi) cũng cho rằng điều này là vấn đề tùy vào sở thích của mỗi người. Miễn là đừng cầm cố để mua niềm vui là được và khi mua đồ, anh nghĩ yếu tố cảm xúc chưa chắc đã kém quan trọng hơn so với tài chính. Vậy nên, để có thể cân đối được cả hai yếu tố này thì anh thường đặt mức trần ngân sách khi mua đồ.
Giới trẻ cần chi tiêu mua điện thoại như thế nào cho không bị rỗng ví?
Có thể thấy, điện thoại ngày nay đã trở thành vật bất ly thân của khá nhiều bạn trẻ và nó trở thành món đồ được liệt kê vào danh sách đáng đầu tư và cũng thường xuyên thay đổi cho phù hợp với công việc của bản thân. Vậy thì làm sao để có thể quyết định mua máy mới đỡ đau đầu hơn trong khi lập ngân sách chi tiêu một cách hoàn hảo?
Theo Hạ Linh (23 tuổi), cô nàng này cho rằng đầu tiên là cần phải hiểu điện thoại cũng chỉ là vật ngoài thân, công nghệ để phục vụ cho con người chứ không phải để mình bị phụ thuộc vào nó.
Hà Linh bày tỏ rằng, đánh giá xem những tính năng mới của điện thoại cũ cũng sẽ có thể giúp ích cho bản thân của mình hơn. Khi đã chi vài chục triệu đồng để mua một chiếc điện thoại mới thì liệu rằng nó có giúp cho mình có thể cải thiện được mức thu nhập hay không. Dù cho đó là chủ động như là làm việc ở trên điện thoại hoặc thụ động chính là cảm xúc thỏa mãn khi sở hữu nó.
Đối với Phương Anh, cô cũng nhấn mạnh rằng hãy chi tiêu mọi thứ ở trong khả năng của bản thân và phù hợp với tính chất của từng công việc của bản thân. Nếu như mua điện thoại mà nằm trong khả năng tài chính của bản thân thì Phương Anh nghĩ đó là sự lựa chọn cũng như sở thích còn nếu như nó ở ngoài khả năng thì sẽ trở thành gánh nặng tài chính nếu như cố gắng chạy đua theo.
Ngoài ra, anh Thắng cũng cho rằng điện thoại cũng chỉ là phương tiện cho một mục đích cụ thể nào có. Nếu như không giải quyết được bài toán mua để làm gì thì không nên chi tiêu. Nếu mua vì cảm xúc thì nên dư dả tài chính. Và mua hay không phụ thuộc vào sự cân đối tài chính cũng như mục đích sử dụng hay đem lại hiệu suất gì cho bản thân.