meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nguy cơ lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc khi người dân đang có xu hướng “giảm vay nợ, tăng tiết kiệm” 

Thứ sáu, 26/08/2022-12:08
Nhiều khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, các hộ gia đình Trung Quốc đang có dấu hiệu bi quan hơn về tăng trưởng thu nhập trong tương lai của mình hơn so với thời gian trước đây, thậm chí còn bi quan hơn giai đoạn đầu của đại dịch vào năm 202 hoặc sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008…

Hiện tại, Anna Luan đang lo lắng về tương lai của mình khi công ty internet mà cô làm việc ở Thượng Hải không trả lương đầy đủ cho cô từ hồi tháng 4, khi thành phố này áp đặt lệnh phong tỏa để phòng chống Covid-19.

May mắn thay, cô đã tích lũy tiền tiết kiệm trong suốt đại dịch và giờ đây đã có tiền để có thể trang trải được các chi phí sinh hoạt thường ngày của mình. Ngoài ra, cô nàng cũng dùng thêm một phần trong số tiền tiết kiệm đó để chi trả cho khoản nợ thế chấp mua nhà 200.000 Nhân dân tệ (29.530 USD) cho hai căn nhà của mình ở quê nhà Thường Châu, Giang Tô.

“Hiện tại rất nhiều công ty đang sa thải nhân viên và giảm lương”, Luan chia sẻ. “Bây giờ tôi chỉ tiết kiệm mọi khoản tiền nhàn rỗi mà mình có và thậm chí không dám tiêu tiền thêm”. 

Tăng trưởng kinh tế bị bóp nghẹt trong dài hạn

Theo Bloomberg, nhiều khảo sát gần đây cho thấy, các hộ gia đình người Trung Quốc đang ngày càng bị quan về tăng trưởng của thu nhập trong tương lai hơn so với thời gian trước đây, thậm chí còn bi quan hơn so với giai đoạn đầu khi đại dịch xuất hiện vào năm 2020 hoặc sau thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào năm 2008.


Một quảng cáo cho đợt khuyến mãi "618" tại một khu mua sắm ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Một quảng cáo cho đợt khuyến mãi "618" tại một khu mua sắm ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Chính tâm lý này đã thúc đẩy người dân giảm các khoản nợ và bắt đầu tích lũy tiền tiết kiệm, xu hướng này có thể bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong nhiều năm.

Trong nửa đầu năm 2022, tổng số tiền mà các hộ gia đình Trung Quốc gửi tại ngân hàng là 10.300 tỷ Nhân dân tệ, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2021 và đây được coi là mức tăng kỷ lục. Trong khi đó, nợ hộ gia đình chỉ tăng khoảng 8%, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2007 đến nay.

Các hộ gia đình ở Trung Quốc có nhiều lý do để cảm thấy bị quan về tương lai sắp tới. Nền kinh tế giảm tốc là một trong những nỗi bi quan của họ. Tài sản của các hộ gia đình đã phải chịu một cú sốc lớn do giá nhà giảm, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ ở nước này đã tăng lên mức kỷ lục mọi thời đại, tăng gần 20% trong tháng 7, con số này tăng gấp hơn 2 lần so với nền kinh tế Mỹ. 

Theo Bloomberg, một số quan chức của Trung Quốc đã thừa nhận rằng mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 5,5 trong năm 2022 có thế sẽ không đạt được.

Dữ liệu chính thức chỉ ra rằng, thu nhập sau khi điều chỉnh theo lạm phát của hộ gia đình sống ở các khu vực đô thị của Trung Quốc chỉ đạt 1,9% trong nửa đầu năm 2022, trong khi cùng kỳ năm 2021 đã tăng đến 10,7%. Chi tiêu hộ gia đình Trung Quốc thậm chí còn có dấu hiệu giảm nhanh hơn so với doanh thu bán lẻ giảm gần 1% trong cùng kỳ năm 2021. 

Từ lâu, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn so với các quốc gia khác trên toàn cầu. Nguyên nhân, một phần vì nước này chưa có mạng lưới an sinh rộng khắp, do đó các hộ gia đình phải dựa vào nguồn lực của chính mình để điều trị y tế và có tài chính khi về hưu. Tuy nhiên, tỷ trọng thu nhập dành cho việc tiết kiệm tiền của các hộ gia đình Trung Quốc đã giảm dần trong hơn một thập kỷ qua, từ khoảng 40% thu nhập khả dụng vào năm 2010 xuống còn khoảng 35% vào năm 2019, theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Cho đến thời gian gần đây, các hộ gia đình ở Trung Quốc vẫn tự tin vào khả năng kiếm tiền của bản thân mình để có thể vay tiền và tăng thêm chi tiêu. Tỷ lệ nợ của hộ gia đình trên GDP của quốc gia 1,4 tỷ dân đã tăng gấp đôi lên khoảng 60% trong thập kỷ trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đây là giai đoạn mà các ngân hàng dễ dàng cung cấp thêm những khoản vay thế chấp mua nhà hơn, tạo điều kiện cho sự bùng nổ của thị trường bất động sản nước này.

Theo dữ liệu chính thức được công bố, số lượng các công ty cho vay tiêu dùng đã tăng lên đáng kể cũng góp phần kích thích mạnh mẽ chi tiêu tiêu dùng của người dân Trung Quốc, đạt mức tăng trưởng gần 7% trên năm (sau khi điều chỉnh theo lạm phát) trong 6 năm trước khi đại dịch xuất hiện.

Bất ổn khi yếu tố quyết định 50% GDP của Trung Quốc không xuất hiện

“Một trong những lầm tưởng tai hại nhất về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là nền kinh tế này không được thúc đẩy bởi người tiêu dùng”, theo nhận định của ông Andrew Batson, giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, viết trong một báo cáo gửi khách hàng gần đây của mình. “Trên thực tế, sự kết hợp giữa đầu tư và tiêu dùng hộ gia đình luôn chiếm 50% hoặc hơn trong GDP của đất nước hơn 1,4 tỷ dân này. Tình trạng bất ổn trong nền kinh tế Trung Quốc trong những tháng qua cho thấy chính xác điều gì có thể xảy ra khi yếu tố quyết định một nửa GDP của nước này không xuất hiện”.

Đối với những công ty đa quốc gia có doanh thu phụ thuộc phần lớn vào phía Trung Quốc thì tác động của việc này cực kỳ rõ rệt. Doanh thu của chuỗi cà phê Mỹ Starbucks Corp. đã giảm đến 44% trong quý kết thúc vào ngày mùng 3 tháng trước. Trong khi đó, doanh thu của hãng thời trang thể thao Nike tại thị trường này cũng giảm 20% trong quý II. 

Nợ hộ gia đình bị tích tụ trước đại dịch từng khiến cho nhiều người lo ngại về sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tính tiết kiệm của người dân lại làm gia tăng mối lo về việc Trung Quốc sẽ bị mắc kẹt trong vòng xoáy đi xuống.

Kinh nghiệm ở Nhật Bản sau khi xảy ra vụ vỡ bong bóng giá tài sản vào những năm 1990 và ở Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 chỉ ra rằng, việc các hộ gia đình giảm vay nợ đáng kể trong quãng thời gian dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với giá trị tài sản và tiêu dùng trong dài hạn, theo một báo cáo của hãng nghiên cứu BCA Inc.

Bên cạnh đó, một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi thái độ với các khoản nợ chính là việc ngân hàng Bank of Communications Co. vào đầu tháng 8 đã thông báo kế hoạch áp dụng hình phạt dành cho những người trả nợ vay thế chấp mua nhà trước hạn. Kế hoạch này đã vấp phải sự chỉ trích lớn của người dân Trung Quốc, buộc ngân hàng này phải gỡ bỏ thông báo ra khỏi trang web chính thức của mình chỉ sau một ngày đăng tải.


Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC). Ảnh: Getty Images
Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC). Ảnh: Getty Images

“Xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi Ngân hàng Trung Quốc (PBoC) hạ lãi suất để không khuyến khích người dân tiết kiệm nữa mà thúc đẩy việc vay nợ, giá nhà sẽ bắt đầu tăng trở lại cùng với đó việc làm cũng như thu nhập đã được cải thiện để vực dậy niềm tin của người dân”, theo nhận định của ông Arthur Budaghyan, chiến lược gia về thị trường mới nổi làm việc tại BCA Research.

Hôm 15/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã thông báo hạ lãi suất tham chiếu 0,1 điểm phần trăm kể từ lần giảm gần nhất vào tháng 1. Tuy nhiên, phạm vi nới lỏng chính sách tiền tệ này có phẩn hạn chế vì nó có thể dẫn đến nguy cơ làm mất ổn định dòng vốn khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới đều công bố gia tăng lãi suất.


Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất ngờ thông báo giảm lãi suất vào hôm 15/8. Ảnh: AFP
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất ngờ thông báo giảm lãi suất vào hôm 15/8. Ảnh: AFP

Trung Quốc khẳng định mong muốn thúc đẩy tiêu dùng, không giống như nhiều nước đã và đang phát triển khác. Trung Quốc cũng đã hạn chế việc phát tiền mặt trực tiếp cho những hộ gia đình gặp nhiều khó khăn tài chính vì đại dịch.

Theo ông Zhu He, phó trưởng nhóm nghiên cứu làm việc tại China Finance 40 Forum, đặt trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, làn sóng ngừng trả nợ vay thế chấp mua nhà trong thời gian gần đây của hàng chục hộ gia đình trung lưu ở Trung Quốc không chỉ phản ánh những lo lắng về thời gian bàn giao nhà của các dự án mà còn cho thấy nhiều tập đoàn đang phải đối mặt với áp lực dòng tiền lớn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

4 giờ trước

Nvidia mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam: Cơ hội cho lao động công nghệ

4 giờ trước

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

4 giờ trước

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

4 giờ trước

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

4 giờ trước