meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trung Quốc bất ngờ hạ lãi suất để kéo lại tăng trưởng, đi ngược lại với xu hướng toàn cầu

Thứ tư, 17/08/2022-10:08
Ngày 15/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) bất ngờ thông báo hạ lãi suất trong bối cảnh các số liệu mới được công bố cho thấy nền kinh tế nước này đang giảm tốc trong tháng 7 do ảnh hưởng của các đợt phong tỏa mới để chống lại Covid-19 và cuộc khủng hoảng trên thị trường địa ốc đang ngày càng nghiêm trọng. 

Theo VnEconomy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt lần thứ hai trong năm nay nhằm phục hồi nhu cầu tín dụng để hỗ trợ cho nền kinh tế. Chính sách này áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn cấp cho các ngân hàng thương mại của nước này về 2% từ mức 2,1% trước đó. Lãi suất của chương trình cho vay 1 năm cũng được giảm từ 2,85% về 2,75% để góp phần “duy trì mức thanh khoản phù hợp và đầy đủ trong hệ thống ngân hàng”, theo một tuyên bố được PBoC đưa ra. Lần gần đây nhất PBoC cắt giảm những lãi suất này là hồi tháng 1 năm nay. 


Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Động thái đầy bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc

Động thái mới đây của PBoC khiến cho giới đầu tư bất ngờ bởi hành động này hoàn toàn nằm ngoài dự kiến của giới phân tích. Trước đó, ngân hàng trung ương nước này tỏ ra lưỡng lự với việc giảm thêm lãi suất vì những lo ngại về sự gia tăng của nợ nần, áp lực mất giá của đồng Nhân dân tệ và lạm phát trong bối cảnh nền khi tế lớn thứ hai thế giới gần như không tăng trưởng trong quý II vừa qua. Theo thống kê được công bố hồi trung tuần tháng 7 cho thấy, nền kinh tế của đất nước 1,4 tỷ dân này chỉ tăng khoảng 0,4% trong quý II năm nay, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021, con số này thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 1% mà trước đó giới phân tích đã đưa ra. 


Trụ sở Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, việc PBoC quyết định hạ lãi suất cũng là bước đi ngược lại hoàn toàn với xu hướng hiện nay của chính sách tiền tệ trên toàn thế giới trong khi ngân hàng trung ương của các quốc gia phát triển trên thế giới đều đang trong chu kỳ thực hiện việc thắt chặt để chống lại sự leo thang của lạm phát, bất chấp việc đó có thể khiến cho nền kinh tế của những nước này rơi vào tình trạng suy thoái. 

“Dường như giờ đây PBoC đã xác định được đâu là vấn đề cấp bách mà họ cần giải quyết hơn. Loạt dữ liệu mới đây cho thấy đà tăng trưởng kinh tế của nước này trong tháng 7 yếu đi so với trước đó. Tăng trưởng tín dụng cũng giảm sút, điều này đã phản ánh độ nhạy với sự nới lỏng chính sách có phần yếu hơn so với những đợt suy giảm trước đây”, theo nhận định của chuyên gia kinh tế cấp cao Julian Evans-Pritchard của Capital Economics trong một báo cáo được trích dẫn trên trang CNN Business.

Chiến lược gia Zing Zhaopeng của ANZ nhận định với hãng tin Reuters như sau: “Đợt giảm lãi suất của Trung Quốc khiến chúng tôi ngạc nhiên. Đây chắc là phản ứng của nước này với dữ liệu cho thấy tăng trưởng tín dụng suy yếu được công bố vào hôm thứ 6. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc vẫn đang thận trọng về sự tăng trưởng của nền kinh tế và sẽ không dễ dàng từ bỏ những nỗ lực nhằm bảo vệ sự tăng trưởng”.

Trong khi đó, các chuyên gia của ngân hàng thì ING đã nhận định rằng thị trường xem động thái hạ lãi suất của Trung Quốc là một chỉ báo khá bi quan. Trong phiên giao dịch ngày thứ 2 cả Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đều cùng trên đà giảm điểm. Thời điểm này, giá của nhân dân tệ cũng xuống so với đồng USD.

Theo những số liệu kinh tế mà Trung Quốc công bố vào ngày 15/8 thì tình hình tháng 7 tệ hơn so với dự báo. 

Doanh thu bán lẻ trong tháng 7 đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, con số này giảm so với mức tăng 3,1% trong tháng 6. Trong 7 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt 24.630 tỷ Nhân dân tệ, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS). Mức tăng này thấp hơn nhiều so với dự báo tăng 5% mà các chuyên gia đã đưa ra trong cuộc khảo sát của Reuters. 

Cũng trong tháng 7, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 3,8%, con số này thấp hơn mức tăng trong tháng 6 và không đặt được dự báo là tăng 4,6% như giới phân tích đưa ra. 

Thị trường bất động sản Trung Quốc trong thời gian gần đây vẫn tiếp nối đà trượt dốc. Đầu tư bất động sản của hầu hết các công ty địa ốc trong thời gian này đều giảm khoảng 6,4% trong 7 tháng đầu năm nay, giảm sâu hơn mức 5,4% được ghi nhận trong 5 tháng đầu năm, theo NBS. Giá nhà mới ở 70 thành phố lớn của Trung Quốc trong tháng 7 đều giảm, đây là tháng thứ 11 liên tiếp giá nhà ở những thành phố này giảm sút. 

“Số liệu của tháng 7 cho thấy sự hồi phục hậu phong tỏa covid của nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu hụt hơn, vì cú huých từ thị trường mở cửa trở lại đã không còn, cùng với đó là làn sóng người vay tiền mua nhà từ chối trả nợ ngân hàng đã khiến cho tình hình của thị trường bất động sản ngày một xấu đi”, theo nhận định của chuyên gia Evans-Pritchard của Capital Economics. 

Áp lực từ chính sách Zero Covid và khủng hoảng bất động sản

Chiến lược Zero Covid của chính phủ Trung Quốc đã dẫn tới hàng chục thành phố lớn của nước này bị phong tỏa kéo dài trong nhiều tháng trời trong năm nay trong đó có cả những trung tâm tài chính và vận tải biển của Thượng Hải. Trong thời gian diễn ra các đợt phong tỏa thì hoạt động kinh doanh đều bị ngưng trệ, các nhà máy bị buộc đóng cửa, hàng triệu người dân phải ở yên trong nhà, điều này đã khiến cho các hoạt động kinh tế bị gián đoạn nghiêm trọng.

Từ tháng 6, Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế, thông báo dỡ bỏ hạn chế tại nhiều thành phố lớn. Các lĩnh vực của nền kinh tế như ngành công nghiệp và dịch vụ của nước này đang phát đi những tín hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, vào cuối tháng 6 nhiều thành phố đã phải tiếp tục tái áp các lệnh hạn chế để phục vụ công tác phòng chống dịch do không thể khống chế được sự lây lan của biến chủng phụ BA.5. Trong một cuộc khảo sát mới được thực hiện gần đây của ngân hàng Nomura, trong tuần tính đến ngày 18/7 đã có khoảng 41 thành phố của Trung Quốc bị phong tỏa, tuần trước đó là 31 thành phố.


Mới đây điểm nóng du lịch Tam Á, Trung Quốc đã bị phong tỏa để đối phó với dịch bệnh. Ảnh: Reuters
Mới đây điểm nóng du lịch Tam Á, Trung Quốc đã bị phong tỏa để đối phó với dịch bệnh. Ảnh: Reuters

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng trong ngành địa ốc, lĩnh vực chiếm đến 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc cũng đã đặt lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới áp lực lớn. Làn sóng người mua nhà trên khắp cả nước ngừng việc trả nợ ngân hàng cho đến khi được bàn giao nhà đã khiến cho niềm tin của người tiêu dùng với thị trường bị suy giảm, dẫn đến việc các công ty phát triển bất động sản và chính quyền phải xoay sở để tìm ra biện pháp ứng phó. Điều đáng nói ở đây là làn sóng dừng trả nợ lại diễn ra khi mà thị trường bất động sản Trung Quốc đang chìm trong cuộc khủng hoảng thanh khoản ngay trong những doanh nghiệp lớn nhất và tình trạng giá nhà đang ngày càng giảm.


Thị trường địa ốc Trung Quốc trên đà trượt dốc cùng với đó là làn sóng dừng trả nợ khiến cho lĩnh vực này chìm trong khủng hoảng
Thị trường địa ốc Trung Quốc trên đà trượt dốc cùng với đó là làn sóng dừng trả nợ khiến cho lĩnh vực này chìm trong khủng hoảng

Ngân hàng Goldman Sachs nhận định rằng, làn sóng tẩy chay trả nợ vay mua nhà ở Trung Quốc sẽ khiến cho ngày càng nhiều người có ý định mua nhà chần chừ hơn, từ đó có thể khiến cho doanh số của thị trường địa ốc nước này giảm sâu hơn nữa.

Theo ông Evans-Pritchard, hiện tại chưa thể kết luận được liệu hành động giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có đủ để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hay không. “Lý do của sự suy yếu gần đây của nhu cầu vốn vay một phần đến từ những vấn đề mang tính cơ cấu, phản ánh sự suy giảm niềm tin của người dân vào thị trường bất động sản và tình trạng không ổn định xuất phát từ những gián đoạn lặp lại do chiến lược Zero Covid”, ông nói. “Những trở ngại này không thể được giải quyết một cách dễ dàng thông qua chính sách tiền tệ”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước