meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vốn đầu tư vào startup Đông Nam Á năm 2022 giảm tốc đáng kể nhưng vẫn cao hơn thời kỳ dịch bệnh

Thứ bảy, 11/02/2023-23:02
DealStreetAsia cho biết Đông Nam Á trải qua một năm 2022 với nốt trầm vì nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như giá cổ phiếu trên thị trường đại chúng giảm, do đó nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn trên thị trường vốn tư nhân. Theo dự đoán của trang này, 2023 sẽ là năm mà nhiều startup ngừng hoạt động hay bị các đối thủ khác thâu tóm. Khi triển vọng IPO mờ nhạt dần, các nhà đầu tư đang tỏ ra quan tâm nhiều hơn với các startup công nghệ giai đoạn sớm.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, trong năm 2022, đầu tư vào các công ty startup Đông Nam Á có dấu hiệu giảm tốc. Cụ thể giá trị đầu tư đã giảm khoảng ⅓ so với cách đó một năm. Điều này đã tác động đến cả triển vọng và định giá của các startup trẻ đang khát khao vốn để tăng trưởng. Vào năm 2021, startup Đông Nam Á đã nhận được vốn đầu tư lên tới 25,75 tỷ USD.

Các nhà đầu tư đang thận trọng hơn đối với đồng tiền của mình khi đứng trước bối cảnh xung đột tại Ukraine, tình hình lạm phát cũng như các vấn đề chính trị khác. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, có thể sẽ xảy ra một làn sóng hợp nhất giữa các startup trong hệ sinh thái startup ASEAN.


Các nhà đầu tư đang thận trọng hơn đối với đồng tiền của mình 
Các nhà đầu tư đang thận trọng hơn đối với đồng tiền của mình 

Báo cáo SE Asia Deal Review của DealStreetAsia cho thấy startup Đông Nam Á đã thu hút 17,79 triệu USD giá trị vốn đầu tư và vốn vay trong năm 2022, đã giảm 31% so với năm 2021. Dẫu vậy, số lượng thương vụ gọi vốn thành công đạt 1.062, tăng 9,6%.

DealStreetAsia cho biết Đông Nam Á trải qua một năm 2022 với nốt trầm vì nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như giá cổ phiếu trên thị trường đại chúng giảm, do đó nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn trên thị trường vốn tư nhân. Theo dự đoán của trang này, 2023 sẽ là năm mà nhiều startup ngừng hoạt động hay bị các đối thủ khác thâu tóm.

Vào đầu năm 2022, đầu tư cho startup bắt đầu xu hướng đi xuống, và thấy rõ nhất trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, tổng vốn đầu tư chỉ còn 2,88 tỷ USD. Đây là mức giá trị đầu tư theo quý thấp nhất trong vòng 2 năm gần đây.

Tại Đông Nam Á, cũng chỉ có 8 startup “kỳ lân” xuất hiện trong năm 2022, ngang với ⅓ con số của năm 2021.


Chỉ có 8 startup “kỳ lân” tại Đông Nam Á trong năm 2022
Chỉ có 8 startup “kỳ lân” tại Đông Nam Á trong năm 2022

Coda Payments, một nền tảng fintech cho các khoản mua sắm trong game online chính là một trong số đó. Startup này thu hút được 690 triệu USD vốn đầu tư.

Coda được thành lập vào năm 2011, cho phép các nhà phát hành game chấp nhận hơn 300 phương thức thanh toán trên website của mình. Doanh nghiệp này cũng khởi động một chợ ứng dụng dành cho game thủ đối với hơn 67 triệu người dùng tại hơn 60 quốc gia.

Theo DealStreetAsia, fintech là lĩnh vực nhận được nhiều vốn đầu tư nhất. Cụ thể, lĩnh vực này chiếm tới khoảng ⅓ số vốn đầu tư trong năm 2022. Các công ty tài chính chiếm ½ bảng xếp hạng trong số 20 thương vụ đầu tư lớn nhất vào năm trước.

Theo Google, Temasek Holdings và Bain & Co., dịch vụ tài chính và thanh toán số tại Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng, nhất là sau khi nhu cầu được đẩy mạnh từ đại dịch covid 19. Trong khu vực, thị trường thanh toán số được kỳ vọng sẽ chạm mốc giá trị 2 nghìn tỷ USD giá trị giao dịch, con số này đã tăng 3 lần so với 1 thập kỷ trước đó. 

Trong năm 2022, thương mại điện tử là mảng thu hút vốn đầu tư thứ 2 tại Đông Nam Á với số vốn 3,55 tỷ USD. Lazada là công ty thương mại điện tử gọi vốn thành công nhất khi có 1,68 tỷ USD đầu tư từ Alibaba. Ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc đang muốn có miếng bánh thị phần lớn hơn tại Đông Nam Á thông qua Lazada.

Dẫu sao thì những đợt gọi vốn lớn như Lazada và Coda là ngoại lệ ở khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái khi mà các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn đối với các startup đang cận kề với giai đoạn IPO.

Các startup giai đoạn đầu có thể gói được vòng vốn lớn hơn so với cách đây một năm. Đối với các vòng đầu tư giai đoạn seed, giá trị trung bình là 2,5 triệu USD, đã tăng 56% so với năm 2021. Đối với các vòng đầu tư Series A, giá trị trung bình là 8,1 triệu USD, tăng 8%.

Vốn đầu tư vào startup Đông Nam Á năm 2022 giảm tốc đáng kể nhưng vẫn cao hơn thời kỳ dịch bệnh - ảnh 3

Mặt khác, giá trị của các vòng đầu tư Series D ghi nhận giảm chỉ còn ¼ so với năm 2021. Theo Ryu Muramatsu, đối tác sáng lập của GMO VenturePartners, các startup đã thực hiện thay đổi 180 độ trong việc kinh doanh trong bối cảnh các nhà đầu tư ưu tiên lợi nhuận và dòng tiền chủ động sớm hơn những gì mà trước đó họ đã kỳ vọng.

Ông cũng cho biết thêm rằng nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty giai đoạn Series B trở đi đang đặt nhiều sự quan tâm đối với việc có lợi nhuận. 

Theo nhìn nhận của DealStreetAsia, 2022 là một năm đặc biệt khi vốn đầu tư vào startup tăng đáng kể trên toàn cầu. Con số vốn đầu tư vẫn cao hơn 80% so với năm 2019 - thời điểm trước khi dịch Covid 19 bùng phát mặc dù vốn đầu tư trong năm 2021 đi xuống. Điều này có nghĩa là với việc Đông Nam Á vẫn có sức hấp dẫn trong vai trò một điểm đến đầu tư.

DealStreetAsia nhận định thêm rằng việc các nhà đầu tư thận trọng sẽ đem đến một giai đoạn trưởng thành mới cho các startup Đông Nam Á.

Karan Mohla, đối tác tại công ty đầu tư B Capital Group nói rằng đó thực sự là lần đầu tiên mà họ trải qua tình hình này và họ thực tế không chịu tác động tồi tệ.

Đông Nam Á sẽ thu hút được các khoản đầu tư chất lượng hơn khi hệ sinh thái khu vực trải qua giai đoạn học hỏi này và các startup tập trung nhiều hơn vào cấu trúc và hoạt động. Ông khẳng định rằng đó là nguyên nhân lý giải tại sao 2023 sẽ vừa là một năm tốt và vừa là một năm tồi tệ.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 ngày trước