Việt Nam là nhà cung cấp hạt tiêu số 1 cho thị trường Trung Quốc trong tháng 8
BÀI LIÊN QUAN
Xuất khẩu thủy sản sẽ sớm đạt mục tiêu 10 tỷ USDLượng hàng giảm và tỷ giá leo thang đang đè nặng áp lực lên nhóm doanh nghiệp xuất khẩu dệt mayLiệu xuất khẩu gỗ nội thất có thể đạt mục tiêu 16,5 tỷ USD vào cuối năm?Dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc trong tháng 8 đạt 2,6 triệu USD, đã giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 8 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của quốc gia tỷ dân đạt 30,1 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc đã và đang mua hạt tiêu từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Tuy nhiên, thị phần hạt tiêu lớn đều thuộc về các thị trường như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Italy và Brazil.
Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc ngày càng leo thang, vật liệu xây dựng toàn cầu diễn biến ra sao?
Số liệu được cung cấp bởi Hiệp hội Xi măng Thế giới (WCA) cho thấy, sản lượng xi măng trên toàn cầu trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ còn 1,9 tỷ tấn.Sản lượng tôm xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm, chưa thể khởi sắc trong ngắn hạn
Theo nhận định của VASEP, Việt Nam gặp khó khăn trong việc cạnh tranh ở phân khúc chế biến với các nhà chế biến nội địa Trung Quốc mặc dù đây là thị trường tiêu thụ khổng lồ. Bởi vậy, doanh nghiệp cần dồn lực vào thị phần tôm sơ chế.Bất động sản không còn là động lực chính, Trung Quốc sẽ phát triển bằng cách nào?
Trong bối cảnh bất động sản không còn là động lực phát triển chính, Trung Quốc cần tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng mạnh mẽ hơn.Nếu chỉ xét riêng tháng 8, Việt Nam đã vượt mặt Indonesia để trở thành nhà cung cấp hạt tiêu số 1 cho thị trường Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,1 triệu USD, đã giảm 32% so với tháng 8 năm ngoái.
Trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc, thị phần hạt tiêu của Việt Nam tăng từ mức 28,1% trong 8 tháng đầu năm 2021 lên mức 31,4% trong cùng kỳ của năm 2022.
Khi chỉ tính tháng 8, Indonesia rơi xuống vị trí thứ 2 trong việc cung cấp hạt tiêu cho thị trường Trung Quốc với kim ngạch giảm 48% so với tháng 8 năm ngoái khi đạt 895 nghìn USD.
Thế nhưng, nếu tính cả 8 tháng đầu năm nay, nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho thị trường quốc gia tỷ dân vẫn là Indonesia. Theo đó, kim ngạch đạt gần 14,6 triệu USD, đã giảm 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc, thị phần hạt tiêu của Indonesia đã giảm từ 52,3% trong 8 tháng đầu năm ngoái xuống còn 48,6% trong cùng kỳ của năm nay.
Xét về triển vọng năm nay, đa số các chuyên gia, đơn vị và người trồng hạt tiêu đều kỳ vọng rằng giá hạt tiêu sẽ tăng do nguồn cung và nhu cầu đang hồi phục về trạng thái cân bằng.
Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu, giá xuất khẩu hạt tiêu năm 2022 có thể sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao và tác động tích cực lên ngành. Ngành hạt tiêu sẽ tiếp tục khai thác những thị trường xuất khẩu truyền thống như EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, hay Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.
Các chuyên gia cho rằng việc kiểm soát sự gia tăng về nguồn cung là một trong những vấn đề then chốt để có thể duy trì được mức giá cao ở những năm tiếp theo. Ngoài ra, nông dân cũng cần đổi mới phương pháp sản xuất theo hướng sạch và an toàn cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm.
Việt Nam đứng top đầu về xuất khẩu hạt tiêu trên thế giới nhưng hạt tiêu Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến tại nhiều khu vực. Bởi vậy, ngành hạt tiêu cũng nên chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu trong thời gian tới.