Lượng hàng giảm và tỷ giá leo thang đang đè nặng áp lực lên nhóm doanh nghiệp xuất khẩu dệt may
BÀI LIÊN QUAN
VCBS: Đơn hàng dệt may trong quý 4/2022 có thể giảm sút vì lạm phát, lượng hàng tồn kho cao4 tháng cuối năm 2022, thị trường sẽ khá trầm lắng khi hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị mất lợi thế cạnh tranhNgành công nghệ dệt may và những tiềm năng phát triểnMới đây, doanh nghiệp đầu tiên của ngành dệt may trong nước đã công bố kết quả kinh doanh của quý 3 năm nay, đó chính là Dệt may TNG. Theo như báo cáo, doanh thu tiêu thụ trong quý 3 năm nay của công ty là 2.018 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 18%. Được biết, đây là mức doanh thu kỷ lục của Dệt may TNG khi được tính theo quý. Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu chiếm đến 97%, ghi nhận 1.964 tỷ đồng tại các thị trường lớn như Mỹ, Pháp và Nga.
Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu tiêu thụ của Dệt may TNG là 5.247 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 29%, đồng thời hoàn thành được 88% kế hoạch năm. Điều này đã mở ra kỳ vọng mua báo cáo kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng của nhóm doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, ngành này đang có nhiều dấu hiệu bị “ngấm đòn” bởi lạm phát cũng như tình trạng suy thoái kinh tế trên toàn cầu khiến cho cục diện bắt đầu đảo chiều.
Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Thống kê cũng công bố số liệu cho thấy, kim ngạch xuất của ngành hàng dệt may Việt Nam bao gồm cả xơ, sợi và vải các loại trong 9 tháng đầu năm là 33 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã ghi nhận mức tăng gần 20%. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống gần 1,2 tỷ USD khi so sánh với thời điểm tháng 8 năm nay.
Đáng chú ý, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, đây là dấu hiệu cho thấy các đơn đặt hàng của khách hàng đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, quý 4 năm nay có lẽ sẽ không còn là mùa cao điểm của các doanh nghiệp dệt may nữa do chịu tác động tiêu cực của vĩ mô. Bên cạnh nhu cầu giảm vào cuối năm 2022 (và thậm chí có thể kéo dài sang tận năm sau), nỗi lo về hàng tồn kho cao từ phía khách hàng cũng đang đè nặng lên những doanh nghiệp dệt may trong những tháng ngày cuối năm.
Nguy cơ đơn đặt hàng bị cắt giảm
VDSC cho rằng, nguy cơ đơn đặt hàng bị cắt giảm sẽ trở thành thách thức của ngành dệt may Việt Nam trong nửa cuối năm nay và thậm chí sang cả năm sau. Cụ thể, đơn đặt hàng nhiều khả năng sẽ chậm lại do tác động tiêu cực từ thị trường trong bối lạm phát cao ở những thị trường tiêu thụ dệt may lớn trên thế giới như Mỹ và EU cùng với lượng hàng tồn kho cao của các khách hàng.
Bên cạnh đó, FIFA World Cup 2022 được tổ chức vào năm nay tại Qatar được các chuyên gia nhận định là không thể tạo nên khởi sắc đối với những doanh nghiệp sản xuất đồ thể thao hoặc giày dép trong nửa cuối năm nay. Nguyên nhân bởi, đây chính là kỳ World Cup đầu tiên không được tổ chức trong kỳ nghỉ hè. Đồng thời, kỳ FIFA World Cup 2022 cũng dự kiến chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.
Điều đáng nói, dù nhu cầu chậm lại nhưng hàng tồn kho bán lẻ vẫn tăng lên. Chính vì thế, VDSC đánh giá, nhu cầu giảm cộng thêm chu kỳ tồn kho kéo dài sẽ khiến triển vọng đơn đặt hàng may mặc trong năm tới bị lu mờ, hoặc sẽ gây ra ảnh hưởng ngay trong quý 4 năm nay.
Các doanh nghiệp dệt may trong nước chịu áp lực từ tỷ giá leo thang
Đáng chú ý, còn có một yếu tố khác được cho là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dệt may trong nước thời gian tới chính là tỷ giá USD/VND đang trong xu hướng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ mất giá của đồng VND vẫn khá thấp khi so sánh với đà mất giá chung của các đồng tiền khác trong khu vực. Điều này trở thành một rào cản, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh của những doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường xuất khẩu khi so sánh với các nước khác trên thế giới như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,...
Mặt khác, có nhiều doanh nghiệp dệt may sẽ có doanh thu bằng USD, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ hạn chế được áp lực trong bối cảnh tỷ giá tăng cao. Tuy nhiên, VDSC cho rằng, những doanh nghiệp vẫn phải chịu chi phí đáng kể từ việc mua nguyên liệu đầu vào; ngoài ra còn có chi phí logistics và chi phí lãi vay cũng bằng đồng USD. Đặc biệt nhất phải kể đến việc chi phí trả lãi vay ngắn hạn bằng đồng USD nhiều khả năng sẽ tăng cao trong thời kỳ lãi suất tăng cao và nhiều biến động như thời điểm hiện tại.
Chính vì thế, trong trường hợp doanh thu bằng đồng USD không thể đủ để có thể bù đắp chi phí, nhưng doanh nghiệp dệt may trong nước nhiều khả năng sẽ phải chịu tác động tiêu cực trong bối cảnh tỷ giá USD/VND leo thang và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp dệt may có thị trường tiêu thụ chủ yếu tại châu u cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Khi sức mua của khách hàng châu u ngày càng suy yếu do đồng EUR đã suy giảm đáng kể, người dân cũng sẽ càng tiết kiệm việc may mặc hơn, điều này khiến cho các đơn hàng về may mặc giảm sút.