Ngành công nghệ dệt may và những tiềm năng phát triển
BÀI LIÊN QUAN
Ngành chế tạo máy và những điều bạn chưa biết Testcase là gì? Kỹ thuật Testcase dựa trên những tiêu chí nào?Ngành cơ khí là gì? Làm gì sau khi học kỹ thuật cơ khí?Công nghệ may là ngành gì?
Công nghệ may là ngành đào tạo để sinh viên biết được cách thiết kế, phân tích và sản xuất các sản phẩm dệt may trong công nghiệp. Ngành này bao gồm 2 ngành chính đó là kỹ thuật Dệt và công nghệ May. Đối với công nghệ May lại được chia ra thành ba chuyên ngành chính bao gồm: Công nghệ sản phẩm may, Thiết kế sản phẩm may và Thiết kế thời trang. Đối với kỹ thuật Dệt lại được chia ra thành 4 chuyên ngành: Công nghệ sợi, Công nghệ dệt, Vật liệu và công nghệ hóa dệt và Vật liệu và công nghệ sản phẩm da giầy.
Nội dung chương trình học ngành công nghệ may
Sinh viên ngành Công nghệ May sau khi thi tuyển đỗ vào các trường đào tạo sẽ được học rất nhiều kiến thức chuyên ngành may mặc nhưng vẫn xoay quanh hai lĩnh vực chính là Kỹ thuật may và Quản lý sản xuất may mặc bao gồm hai mảng chính: Kỹ thuật may và Quản lý sản xuất may
Về kỹ thuật may: Sinh viên được học thiết kế và cắt may các loại sản phẩm với độ khó từ đơn giản đến phức tạp, phân biệt các loại chất liệu, thiết kế chuyển cỡ, thiết kế mẫu hướng dẫn sản xuất, may theo yêu cầu, thực hiện các bản vẽ có tính nghệ thuật và độ khó cao...
Về Quản lý sản xuất may: Sinh viên sẽ được đào tạo cách bao quát, sắp xếp, phân công công việc, kiểm đếm và kiểm tra chất lượng sau khi may xong, làm cách nào để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng sản phẩm.
Ngành Công nghệ may tuyển sinh khối nào?
Ngành Công nghệ may có mã ngành 7540204 sẽ xét tuyển các tổ hợp bộ môn cụ thể như sau:
- Khối A00 bao gồm các môn Toán, Lý, Hóa
- Khối A01 bao gồm các môn Toán, Lý, Anh
- Khối bao gồm các môn Văn, Toán, Tiếng Anh
- Khối bao gồm các môn Toán, Văn, Lý…
Các trường đào tạo ngành công nghệ may
Hiện nay, ngành công nghệ may đã được mở rộng đào tạo ở các các trường chuyên ngành, đa ngành và đặc biệt ở các trường nghề thì ngành công nghệ may được rất nhiều người lựa chọn. Một số trường đại học đào tạo ngành công nghệ may trên cả nước có thể tham khảo như sau:
Khu vực Hà Nội
- Đại học Công nghệ Dệt may Hà Nội
Đây là trường công lập chuyên ngành dệt may. Điểm chuẩn năm 2021 là 15-16.
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
Trường đào tạo đa ngành với các ngành công nghệ kĩ thuật trong đó có ngành dệt may. Điểm chuẩn năm 2021 là 18,5-22,8
- Đại học Bách khoa Hà Nội
Đây cũng là trường đào tạo đa ngành trong đó có ngành dệt may. Điểm chuẩn năm 2021 là 19.16-23,04
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp (cơ sở Hà Nội)
Trường có chương trình đào tạo chuyên ngành dệt may cho sinh viên theo học. Điểm chuẩn năm 2021 là 18.
Khu vực TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Đây là trường tư nhân đào tạo đa ngành. Điểm chuẩn năm 2021 là 18
- Đại học Bách Khoa TP.HCM
Trường công lập có nhiều ngành nghề đào tạo trong đó có ngành dệt may. Điểm chuẩn năm 2021 là 23,5
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
Đây cũng là mộtt trường công lập đào tạo đa ngành trong đó có ngành dệt may. Điểm chuẩn năm 2021 là 17
- Đại học Công nghiệp TPHCM
Trường có nhiều chương trình đào tạo trong đó có ngành công nghệ dệt may. Điểm chuẩn năm 2021 là 18
Một số trường đào tạo công nghệ dệt may ở các tỉnh thành khác:
- Đại học Sao Đỏ (Hải Dương)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Cao đẳng Nghề Đà Nẵng…
Cơ hội việc làm với ngành công nghệ may
Hiện nay, khi nhu cầu may mặc của người dân ngày càng tăng cao, các công ty lớn của nước ngoài cũng đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam thì cơ hội làm việc đối với ngành công nghệ may đang rộng mở. Ngoài việc làm trong các nhà máy thì vẫn còn nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên học trường công nghệ may như sau:
Thiết kế thời trang
Đây là nghề hot nhất hiện nay và được nhiều bạn trẻ yêu thích, sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ may, bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp với các kiến thức, kĩ năng đầy đủ. Đây là công việc khá tự do không bị bó buộc nhưng lại yêu cầu sự sáng tạo và có phong cách riêng.
Thiết kế sản phẩm và công nghệ sản xuất
Một lựa chọn nữa dành cho sinh viên theo học ngành này chính là trở thành nhà thiết kế kỹ thuật của sản phẩm, thiết kế mẫu, thiết kế CNC, thiết kế chuyền và máy may tự động cho nhà máy,… Công việc này thiên về tính kĩ thuật, công nghiệp nên sẽ phù hợp với những ai có định hướng trở thành chuyên viên kỹ thuật tại những công ty, doanh nghiệp lớn.
Quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm
Trong quá trình theo học tại các trường đại học bạn sẽ được học cả về quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm ngoài những kiến thức bài bản. Đây là vị trí được khá nhiều sinh viên hướng đến vì có mức thu nhập hấp dẫn nhưng cần phải có kiến thức và khả năng quản lý mới làm được công việc này.
Mức lương của ngành công nghệ may
Đối với ngành công nghệ may mức lương sẽ tùy thuộc vào công ty họ làm, sản phẩm may cũng như số lượng sản phẩm hoàn thành. Thông thường mức lương trung bình của những công nhân dệt may rơi vào khoảng 8 đến 15 triệu đồng/tháng nếu như làm việc trong các nhà máy , công xưởng. Tuy nhiên nếu trở thành một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thì mức thu nhập của những người này có thể đạt mức hàng chục triệu đồng một tháng.
Đối với vị trí thợ may không cần sử dụng đến bằng đại học, cao đẳng, nhưng nếu muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp có cơ hội thăng tiến thì chắc chắn cần đến bằng cấp để phát triển trong tương lai.
Hiện nay, ngành công nghệ may là một ngành mũi nhọn và có rất nhiều cơ hội để phát triển nên sinh viên theo học ngành này sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Bên cạnh đó, ngành công nghệ may không bị giới hạn phạm vi mà chỉ cần có nghề trong tay thì ở bất cứ đâu bạn cũng có thể làm việc và phát huy khả năng của bản thân.