meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

4 tháng cuối năm 2022, thị trường sẽ khá trầm lắng khi hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị mất lợi thế cạnh tranh

Thứ năm, 22/09/2022-08:09
Trong 8 tháng đầu năm 2022, ngành dệt may tăng trưởng tốt nhờ tận dụng được cơ hội thị trường cùng các chính sách điều tiết vĩ mô. Mặc dù vậy thì đến nay những dư địa chính sách cũng đã thực hiện sớm đem lại cho ngành dệt may cũng đã được các quốc gia khác áp dụng.

Mới đây, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) đã công bố báo cáo tài chính tháng 8 cho thấy, tháng 8 công ty đã ghi nhận doanh thu là 697 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế đạt hơn 37,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước lần lượt tăng 21% và 31%. 

Mặc dù vậy, nếu như so với mức doanh thu và lợi nhuận đạt đỉnh hồi tháng 7 (ghi nhận lần lượt là 765 ty đồng và 41 tỷ đồng) thì kết quả kinh doanh tháng 8 của TNG đã có phần sụt giảm đáng kể. 

Tính đến thời điểm hiện tại, TNG đang là doanh nghiệp dệt may lớn đầu tiên công bố kết quả kinh doanh tháng 8/2022. Kết quả kinh doanh thụt lùi của TNG so với thời điểm hai tháng liền trước cũng đã phần nào chứng minh được dự báo 6 tháng đầu năm thuận lợi và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam sẽ kém khả quan trong những tháng cuối năm 2022. 


Trong 8 tháng đầu năm 2022, ngành dệt may tăng trưởng tốt nhờ tận dụng được cơ hội thị trường cùng các chính sách điều tiết vĩ mô
Trong 8 tháng đầu năm 2022, ngành dệt may tăng trưởng tốt nhờ tận dụng được cơ hội thị trường cùng các chính sách điều tiết vĩ mô

Mặt hàng dệt may xuất khẩu dần mất lợi thế cạnh tranh

Mới đây, tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) - ông Lê Tiến Trường cho biết: “Quý 4/2021 và 8 tháng đầu năm 2022 là giai đoạn ngành dệt may tăng trưởng tốt nhờ tận dụng được cơ hội thị trường và các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ”. 

Theo đó thì kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2022 ghi nhận khoảng 30,2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng trưởng 20,2%. Đây cũng chính là tốc độ tăng trưởng  cao chưa từng có trong thời gian 10 năm qua. Trong khi đó thì nhập khẩu nguyên - vật liệu, phụ liệu chỉ khoảng 13 tỷ USD. Như thế, ngành dệt may đã tạo ra 18 tỷ USD thặng dư thương mại từ việc xuất khẩu. 

Ngoài ra, ngành dệt may cũng tạo ra động lực cho nhiều ngành khác nhau. Có thể thấy, từ trước đến nay, dệt may đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50%. Và trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đạt tốc độ nội địa hóa là 59% và gần tiến đến mục tiêu của năm 2025 là 60%. 

Đặc biệt, dù dệt may chỉ có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ tư trong số các ngành nhưng thặng dư thương mại của dệt may luôn luôn đứng thứ nhất. Ví dụ như năm 2021 thặng dư thương mại của ngành này ghi nhận khoảng 20 tỷ USD. 

Cũng theo ông Trường, trong số các nước dệt may lớn trên thế giới như Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc thì Việt Nam là đất nước mở cửa kinh tế sau đại dịch sớm nhất và cũng có chính sách kích thích nền kinh tế. Cũng nhờ tận dụng tốt những lợi thế này cũng như bắt nhịp được tổng cầu của thế giới bùng nổ sau đại dịch nên trong thời gian 6 tháng đầu năm đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là khá dồi dào từ đó cho kết quả kinh doanh tốt. 


Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) - ông Lê Tiến Trường
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) - ông Lê Tiến Trường

Chủ tịch Vinatex cho biết thêm: “Tuy nhiên đến hiện tại, những dư địa chính sách đã thực hiện sớm đem lại lợi ích cho ngành dệt may cùng các ngành xuất khẩu khác của Việt Nam thì các quốc gia khác cũng đã áp dụng”. Có thể thấy, thị trường thế giới đang diễn ra xu thế ngược lại - nghĩa là đột nhiên trở nên lạnh và cầu của thế giới giảm mạnh bởi kinh tế thế giới suy thoái cùng lạm phát tăng cao, hàng hóa tồn kho cũng đang tăng cao. 

Ông Trường đưa ra nhận định: “Nếu trong 8 tháng đầu năm bình quân mỗi tháng chúng ta có thể xuất mỗi tháng từ 3,7 - 3,8 tỷ USD thì dự kiến trong 4 tháng cuối năm tình hình thị trường chỉ có thể xuất mỗi tháng từ 3,1 - 3,2 tỷ USD". 

Cũng theo ông Trường, cũng do kinh tế vĩ mô Việt Nam rất ổn định và đồng VND có giá trị cao nên so với các đối thủ bị mất giá trị đồng tiền như Ấn Độ (8%) hay Trung Quốc (9%) thì hàng dệt may xuất khẩu khẩu Việt Nam bị mất lợi thế cạnh tranh trong khi đó nhu cầu lại ở mức thấp. Chính vì thế mà trong 4 tháng cuối năm  2022 và cả năm 2023, thị trường được dự báo sẽ trầm lắng. 

Và trong bối cảnh không mấy khả quan của ngành dệt may thì cuối năm, lãnh đạo của Vinatex kiến nghị cần phải có cách tiếp cận chính sách mới trong thời gian tới để có thể đảm bảo việc phát triển của ngành sử dụng nhiều lao động. 

Ông Trường phân tích, khi nguồn lực hạn chế thì cần phải có trọng tâm ưu tiên. Và đối với ngành xuất khẩu phải xuất phát từ ba điểm đó là thặng dư đem lại xuất siêu cho Việt Nam và khả năng sử dụng lao động cũng như khả năng đưa tỷ lệ nội địa cao - nghĩa là phục hồi đơn vị xuất khẩu nhưng kéo theo nhiều đơn vị trong nước khác cũng được hồi phục”. 

Cũng theo vị lãnh đạo này thì ngành dệt may đang gặp phải một số khó khăn, trong đó vẫn còn tồn tại điểm nghẽn về chính sách thuế VAT khi tiến hành sử dụng nguyên liệu ở trong nước. 

Ông Trường nói và kiến nghị nếu như mua nguyên liệu trong nước để làm hàng xuất khẩu thì hậu kiếm và không bắt buộc nộp trước VAT cũng như thuế nhập khẩu để có thể tăng cường tỷ lệ nội địa hóa rằng: “Đến hiện tại, nếu như sử dụng nguyên liệu nhập khẩu làm hàng gia công thì mới được hoàn thuế. Hơn thế, doanh nghiệp cũng chuẩn bị khoảng 24% thuế”. 


Doanh thu của TNG qua các tháng
Doanh thu của TNG qua các tháng

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn về tín dụng. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tín dụng tăng trưởng tốt lên đến 9,3%, doanh nghiệp được vay vốn nhưng đến tháng 7 và tháng 8 tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 0,6% và doanh nghiệp cũng khó tiếp cận vốn và không vay được tiền để có thể mua nguyên liệu. 

Chính vì thế, xảy ra tình trạng doanh nghiệp có đơn hàng FOB (là hình thức doanh nghiệp dệt may sẽ tự chủ từ mua nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng) đành phải chuyển sang làm gia công bởi vì không vay được tiền để mua nguyên liệu. Như thế cũng khiến cho một loạt doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước không có cơ hội có được đơn hàng. 

Và để có thể giải quyết những khó khăn trên thì Chủ tịch Vinatex cũng đề nghị giải quyết theo hai hướng. Đầu tiên là đối với việc mua hàng ở trong nước để xuất khẩu thì hậu kiểm không cần nộp trước thuế VAT cũng như thuế nhập khẩu để có thể tăng cường khả năng tiêu thụ hàng hóa nội địa. 

Thứ hai chính là đối với những ngành hàng còn có đơn hàng và room tín dụng đối với việc vay ngắn hạn là rất quan trọng để cho doanh nghiệp có thể duy trì bởi các nhãn hàng đã giãn thời gian trả tiền từ 90 ngày như trước đây lên mức 120 - 150 ngày. Điều này đã khiến cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên. 

Ông Trường nói thêm, đối với những doanh nghiệp là FOB thì nhu cầu vốn lưu động cũng tăng hơn nữa nhưng room thì không có. Lúc này thì tỷ suất lợi nhuận kinh doanh thấp nên càng khó có thể tiếp cận được với ngân hàng. 

Bên cạnh đó thì ông Trường cũng cho biết, chương trình hỗ trợ lãi suất 2% không được áp dụng với các khoản vay ngoại tệ trong khi đó một số doanh nghiệp lại cần ngoại tệ để có thể nhập nguyên liệu. 

Ông Trường đề xuất rằng: “Hiện nay Vinatex đang vay 140 tỷ đồng nhưng dưới dạng ngoại tệ để tiến hành nhập khẩu nguyên liệu như thế không được giảm lãi suất. Chúng tôi cũng kiến nghị xem xét nếu được thì có hỗ trợ lãi suất trong các khoản vay ngắn hạn dùng để mua nguyên liệu". 

Mục tiêu giảm phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc

Báo cáo triển vọng thị trường ngành dệt may công bố mới đây cho thấy, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) đưa ra đánh giá hiện nay ngành dệt may vẫn đang gặp vấn đề trăn trở khi vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài và đặc biệt là Trung Quốc bất chấp nhiều nỗ lực với mục đích tăng tỷ lệ nội địa hóa. 

Tính đến thời điểm hiện tại thì Mỹ và các nước CPTPP, EU vẫn đang là những khách hàng lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam với thị phần xuất khẩu vào Mỹ đã tăng trong những năm trở lại đây trong khi thị phần của Trung Quốc đang có xu hướng giảm. 


Xuất khẩu dệt may qua các tháng
Xuất khẩu dệt may qua các tháng

Công ty Chứng khoán ACB cho biết, từ trước đến nay việc gia công theo hình thức CMT (gia công theo mẫu do khách hàng cung cấp) vẫn đang là loại đơn hàng phổ biến nhất mà các nhà xuất khẩu Việt Nam nhận được. Dù vậy thì ngày càng có nhiều nhà sản xuất đang cố gắng tiếp cận các loại đơn hàng cao hơn ví dụ như FOB trong chuỗi giá trị của ngành để có thể nâng cao được biên lợi nhuận. 

Cũng theo ACBS, bởi ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 mà các công ty dệt may đã chịu tác động ở cả phía cung và cầu khi mà đại dịch xảy ra ở Trung Quốc và sau đó là Mỹ và EU. Chính vì thế mà giá trị xuất khẩu hàng dệt may trong quý 3/2021 giảm 2,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên khi bước sang năm 2022, nhờ vào kết quả hoạt động tốt trong 6 tháng đầu năm, ngành dệt may đã ghi nhận được kết quả tích cực với giá trị xuất khẩu hàng dệt may ước tính tăng 18,8% so với cùng kỳ. 

Xét về triển vọng lâu dài thì Chứng khoán ACB kỳ vọng ngành dệt may của Việt Nam sẽ tiếp tục được vai trò không chỉ là trụ cột quan trọng trong xuất khẩu của cả nước mà còn là nhà xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới khi Việt Nam được xem là một trong những địa điểm sản xuất vô cùng hấp dẫn đối với chi phí lao động thấp cũng như lực lượng lao động lớn. 

Dù vậy thì Chứng khoán ACB cũng nhìn nhận rằng lợi thế về chi phí lao động có thể không bền vững khi có nhiều đối thủ khác đang nổi lên. Chính vì thế mà ngành cũng cần có những bước tiến mạnh hơn để có thể cải thiện được tỷ lệ giá trị gia tăng từ đó giảm sự phụ thuộc vào nguồn  cung Trung Quốc. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước