Vì sao bất động sản shophouse vẫn “ế ẩm” hậu Covid-19?
BÀI LIÊN QUAN
Bỏ tiền tỷ mua shophouse ở TP.HCM, chủ đầu tư “méo mặt” vì không tìm được khách thuê"Bỏ túi" 4 kinh nghiệm khi đầu tư vào shophouse khối đế chung cưBất động sản nghỉ dưỡng tăng trưởng thời mở cửa du lịch, nhà phố, shophouse tiếp tục là điểm sáng thông thể bỏ quaNhà đầu tư “méo mặt” vì ế khách
Vừa móc tấm biển cho thuê cửa hàng vào căn shophouse ở đường Lê Trọng Tấn (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội), chị Phạm Thị Huyền, một người đầu tư shophouse vừa thở dài ngao ngán. Từ Tết nguyên đán đến giờ, căn shophouse của chị luôn trong tình trạng cửa đóng then cài vì không có khách.
Chị Huyền chia sẻ, chị mua căn shophouse này được 4 năm năm. Gia đình có 70% tiền, chị vay ngân hàng thêm 30% để mua. Tính toán tiền cho thuê căn shophouse 4 tầng này cũng đủ tiền gốc là lãi hàng tháng. Hai năm đầu, việc kinh doanh khá thuận lợi khi chị cho thuê với giá hơn 25 triệu đồng/tháng. “Tôi cho một cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh thuê và yêu cầu họ đóng 6 tháng 1 lần và ký hợp đồng cho thuê một năm một. Năm đầu việc cho thuê khá thuận lợi, họ thanh toán rất đúng hạn. Tuy nhiên, nửa cuối năm 2020, dịch Covid-19 bắt đầu kéo đến khiến việc kinh doanh của cửa hàng này bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Đầu tiên, họ vẫn cố bán hàng online và tôi cũng đồng ý giảm cho họ 35% tiền thuê nhà. Nhưng, dịch bệnh kéo dào và ngày càng phức tạp, họ thuê đến cuối năm 2020 rồi trả mặt bằng, không thuê nữa”, chị Huyền kể.
Cũng kể từ đó, căn shophouse 4 tầng rộng trêm 80m2 của chị ế khách. Dù hiện nay đã giảm xuống còn 17 triệu đồng/tháng nhưng nhiều người đến xem mặt bằng vẫn không thấy mặn mà. Hàng tuần, chị Huyền phải qua quét dọn bụi bẩn mạng nhện. Chị Huyền than thở: “Giờ việc kinh doanh đã trở nên bình thường nhưng tôi không hiểu sao căn shophouse đẹp như vẫn năm nằm chỏng chơ, thiếu khách. Đây cũng là tình trạng chung của các căn cửa hàng trên phố naỳ. Đường Lê Trọng Tấn có khá nhiều shophouse nhưng tỉ lệ lấp đầy chỉ khoảng trên 60%. Vẫn còn rất nhiều căn bỏ không hoặc đang tìm người cho thuê”.
Giống với chị Huyền, anh Bùi Văn Duy, một người đang sở hữu căn shophouse tại Khu đô thị Gamuda Garden (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đang tất bật để tìm người cho thuê căn shophouse mà anh quảng cáo là nằm trên vị trí “đất vàng” trong khu đô thị.
Anh Duy nói rằng, không cần nói quá nhiều về chất lượng sống của khu vực này. Căn shophouse của anh nằm ngay mặt đường lớn, có vỉa hè rộng, lại được phủ bóng cây xanh. Tuy nhiên, mặc dù đã hạ giá rất nhiều so với trước đây nhưng vẫn không ai dòm ngó đến. “Tôi thấy rất nhiều cửa hàng liên quan đến ăn uống, café trước đây thuê shophouse ở khu này thì nay “bay màu” sạch. Chắc có lẽ họ không chống chịu được với sức tàn phá của dịch bệnh. Tôi cũng vậy, với việc căn nhà liền kề mặt phố này không có ai thuê, một tháng tôi cũng thiệt hại khoảng 30-40 triệu đồng. Vẫn biết là tình trạng chung nhưng của đau con xót, tôi cũng chuyển thông tin cho các công ty cho thuê nhà đất, văn phòng để họ giới thiệu. Nhưng 3 tháng nay vẫn chưa thể “chốt” được khách nào”, anh Duy nói.
Được biết, trên trang mạng xã hội cá nhân, anh Huy đã hạ giá cho thuê xuống gần 40% nhưng không ai thuê. Anh Duy buồn bã: “Nếu tình trạng này mà diễn ra thêm vài tháng nữa chắc chắn những nhà đầu tư như chúng tôi vô cùng ảnh hưởng. Vì khi mua căn shophouse này, tôi cũng phải dùng đòn bẩy ngân hàng và vẫn trả lãi và gốc hàng tháng. Giờ không cho thuê được, tôi sẽ tính đến phương án bán đi để trả nợ ngân hàng, đầu tư vào việc khác. Chứ hàng tháng gồng lãi ngân hàng anh không thể chịu được”.
Từ trước đến nay, shophouse được xem là “gà đẻ trứng vàng” cho các nhà đầu tư. Bởi những căn hộ kiểu này thuận tiện giao thông vừa có thể ở vừa có thể kinh doanh cho thuê. Tuy nhiên, việc phân khúc bất động sản này lâm vào tình cảnh như trên cũng không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia.
3 nguyên nhân dẫn đến shophouse “ngạt thở”
Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Chánh văn phòng Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các shophouse vẫn chưa thể lấp đầy việc cho thuê mặc dù nền kinh tế đã hồi phục, doanh thu bán lẻ đã tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ.
Theo ông Quỳnh, nguyên nhân đầu tiên chính là việc thói quen mua sắm của người dân đã thay đổi. Trước đây, việc mua sắm trực tiếp là ưu tiên của người dân thì nay, sau thời điểm mua bán online do Covid-19, họ dần hình thành thói quen mua sắm qua mạng. Bên cạnh đó, hiện nay người dùng cũng thường chọn những địa điểm lớn như các trung tâm thương mại để mua sắm hoặc đi ăn uống kết hợp với cảm nhận không gian chứ không thích mua hàng ở những nơi có không gian gò bó, chật hẹp.
Bên cạnh đó, Chánh Văn phòng Hội Môi giới Bất động sản cũng cho rằng, thời điểm cuối 2020 và cả năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều chủ cửa hàng đã phải trả lại mặt bằng do không thể bù lỗ. Đến nay, họ tiếp tục nghe ngóng về thời điểm và cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, do 2 năm kiệt quệ về tài chính, họ cân nhắc chọn những địa điểm nào có giá thuê mặt bằng rẻ và các shophouse ngoài mặt đường đường, có giá cao không phải là sự ưu tiên của họ.
Cùng quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Nhật Vinh, chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng, hiện nay việc bán hàng online có dấu hiệu “nuốt chửng” các cửa hàng bán hàng trực tiếp. Có thể nói, chỉ cần một ứng dụng trên điện thoại người ta có thể mua được tất cả mọi thứ về đến tận nhà. Thậm chí, các đơn vị viết phần mềm, ứng dụng còn freeship dẫn đến việc tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho người đặt mua.
“Tôi lấy ví dụ, trước đây để ăn cơm, họ phải ra tận cửa hàng để gọi món. Hoặc đi mua quần áo, khách hàng ra cửa hàng để thử. Tuy nhiên, hiện nay họ gọi đồ trên mạng, cửa hàng ship cơm với các món đúng như khách yêu cầu. Người mua quần áo thì chỉ cần chọn mẫu trên mạng và chọn size là đã có thể được mang hàng đến tận nhà. Đây cũng là xu hướng tất yếu. Và người kinh doanh các dịch vụ cũng chạy theo xu hướng này bằng cách họ thuê mặt bằng rất nhỏ và ở trong ngõ để tiết kiệm chi phí và coi đây là một nơi chỉ để hàng rồi sau đó chú trọng bán online. Họ giảm luôn giá trên sản phẩm tương đương với việc không phải thuê mặt bằng. Và từ đó có giá vô cùng cạnh tranh”, Tiến sĩ Vinh phân tích.
Theo Tiến sĩ Vinh, điều này lý giải cho việc vì sao những căn shophouse rất to, đẹp, hoành tráng ngoài mặt đường lại “ế khách”. Trước đây, những cửa hàng kiểu này không bao giờ phải treo biển tìm người thuê.