Vận đơn là gì? Chức năng của vận đơn trong hoạt động xuất nhập khẩu
BÀI LIÊN QUAN
Hóa đơn trực tiếp là gì? Điểm khác biệt giữa hóa đơn trực tiếp và hóa đơn VATNhững lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tửCá nhân cho thuê nhà có phải xuất hóa đơn hay không?Tìm hiểu vận đơn là gì?
Vận đơn là một loại chứng từ vận tải do người vận chuyển hoặc thuyền trưởng/đại lý của người vận chuyển ký sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.
Vận đơn trong tiếng Anh là “bill of lading ”, viết tắt là B/L
Chức năng vận đơn là gì trong vận tải hàng hóa?
Vận đơn là biên lai của người vận tải nhằm xác nhận đã nhận hàng chuyên chở. Khi vận đơn thực hiện chức năng này, điều đó đồng nghĩa với việc người vận chuyển sẽ chỉ giao hàng đến tay người nào có thể xuất trình vận đơn hợp lệ đã được ký kết tại nơi xếp hàng hóa.
Vận đơn là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Nhờ đó mà xác định được quan hệ pháp lý giữa người vận tải và chủ hàng. Trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa bên vận tải và bên nhận hàng.
Vận đơn dùng làm căn cứ xác định số lượng , thông tin hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua. Dựa vào đó để thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
Vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là giấy tờ có giá trị, có thể dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.
Vận đơn là loại giấy tờ dùng để làm căn cứ khai báo hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua để thanh toán tiền hàng.
Phân loại vận đơn
Trong lĩnh vực vận tải quốc tế, căn cứ vào nhiều yếu tố, người ta chia làm nhiều loại vận đơn khác nhau, cụ thể là:
Dựa vào khả năng chuyển nhượng (hay còn gọi là khả năng lưu thông) của vận đơn
Vận đơn theo lệnh (To Order B/L): Là vận đơn mà tại mục “Người nhận hàng” (Consignee) không ghi tên người nhận hàng, mà chỉ ghi 2 từ “Theo lệnh” (To order). Hoặc theo lệnh của một người nào đó được shipper chỉ định phát lệnh trả hàng.
Vận đơn theo lệnh có thể được chuyển nhượng, bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng ký ở mặt sau vận đơn. Nếu vận đơn không được ký thì chỉ có người có quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận được hàng từ người vận chuyển. Hình thức vận đơn theo lệnh thường áp dụng cho phương thức thanh toán LC.
Vận đơn đích danh (Straight B/L): Thể hiện thông tin người gửi hàng và người nhận hàng. Là loại vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng. Chỉ người có tên ghi trên vận đơn mới được nhận hàng. Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được bằng cách ký ở mặt sau vận đơn.
Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Là vận đơn trên đó ô “Người nhận hàng” bỏ trống, không ghi thông tin gì. Shipper giao hàng cho bất kỳ người nào xuất trình được vận đơn cho họ.
Dựa vào cách phê chú trên vận đơn
- Clean B/L (Vận đơn hoàn hảo).
- Unclean B/L (Vận đơn không hoàn hảo).
Dựa vào cách chuyên chở
- Through B/L (Vận đơn chở suốt).
- Direct B/L (Vận đơn đi thẳng).
Dựa vào thời gian cấp vận đơn và thời gian xếp hàng lên tàu
- Vận đơn đã bốc dỡ hàng (Shipped on Board bill of lading).
- Vận đơn nhận hàng để xếp lên tàu (Received for Shipment bill of lading).
- Vận đơn theo hợp đồng cho thuê tàu (Charter Party bill of lading).
Switch bill of lading
Switch bill of lading là vận đơn được chuyển đổi từ bộ vận đơn thực tế thành bộ vận đơn khác theo yêu cầu của người gửi hàng. Việc switch B/L này được sử dụng trong các trường hợp mua bán ba bên “Cross trade” hay còn gọi là “Triangle” . Nhằm mục đích thuận lợi cho việc thanh toán tiền hàng, che giấu xuất xứ hàng hóa, che giấu nhà sản xuất.
Đôi khi switch B/L còn được dùng vào việc tránh thuế hoặc tìm cách giảm thuế với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu.
Một số vấn đề liên quan đến vận đơn
Sau khi đã hiểu rõ vận đơn là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số vấn đề liên quan đến vận đơn.
Ký vận đơn
Bất cứ chữ ký hay chứng thực nào của bên chuyên chở hoặc thuyền trưởng phải được xác nhận họ đích thực là người chuyên chở hoặc thuyền trưởng. Tùy từng trường hợp mà một người đại lý ký tên hoặc chứng thực cho người chuyên chở hoặc thuyền trưởng cũng phải ghi rõ tên và chức danh của họ.
Nếu L/C quy định “Chữ ký của người giao nhận cũng được chấp nhận” hoặc sử dụng từ tương tự thì người giao nhận có thể ký vận đơn với tư cách của người giao nhận mà không cần phải chứng minh họ là người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở đích danh, cũng không cần phải nêu tên người chuyên chở.
Ghi chú đã xếp hàng
Việc xếp hàng lên tàu hoặc giao hàng lên một con tàu đích danh có thể được chỉ ra bằng thông tin đã được in từ trước trên mặt vận tải đơn. Trường hợp này, ngày phát hành vận đơn được coi là ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng.
Trong các trường hợp khác, bốc hàng lên một con tàu đích danh phải được chứng minh rằng sự ghi nhận trên vận đơn và ngày ghi nhận bốc hàng được coi là ngày giao hàng.
Chuyển tải hàng hóa
Chuyển tải có nghĩa là bốc dỡ hàng xuống và bốc dỡ hàng từ con tàu này sang con tàu khác. Trừ khi các điều kiện ghi trong tín dụng cấm chuyển tải, ngân hàng sẽ chấp nhận các vận đơn có ghi hàng hóa sẽ được chuyển tải. Miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở đường biển chỉ dùng cùng một vận tải đơn.
Mô tả hàng hóa
Mô tả hàng hóa trên bill ò lading có thể thể hiện một cách chung chung không mâu thuẫn với mô tả trong L/C.
Cách sửa chữa và thay đổi thông tin trên vận đơn
Những sửa chữa và thay đổi trên bill of lading phải được xác nhận. Những xác nhận như thế phải được thể hiện là do thuyền trưởng , người chuyên chở hoặc bất kỳ người đại diện pháp lý nào của họ thực hiện.