Văn bằng là gì? Những thông tin hữu ích về văn bằng
BÀI LIÊN QUAN
Học văn bằng 2 là sao? Những lợi ích mà văn bằng 2 đem lại là gì?Văn bằng 2 là gì? Những điều cần biết về Văn bằng 2Văn bằng chứng chỉVăn bằng là gì?
Văn bằng được hiểu đơn giản là các loại giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng nhận học vị, bằng cấp sau khi người học hoàn thành đủ các điều kiện tốt nghiệp.
Căn cứ vào pháp luật, văn bằng cũng được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 75/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau: Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo.
Ý nghĩa của văn bằng là gì?
Rất nhiều các công việc hiện nay đều đòi hỏi phải có các văn bằng theo quy định. Do văn bằng sẽ phản ánh được phần nào trình độ của học viên. Thêm vào đó vẫn có một số các doanh nghiệp khác lại không yêu cầu khắt khe về các loại bằng cấp, họ chỉ xem xét vào năng lực cũng như kinh nghiệm thực tế của ứng viên đó.
Thực tế cho thấy rằng, việc sở hữu cơ hội việc làm tốt và mức lương cao chưa hẳn phụ thuộc vào văn bằng. Tuy nhiên, chắc chắn rằng đó là một yếu tố quyết định để nhà tuyển dụng đánh giá được phần nào năng lực của ứng viên, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn và cạnh tranh trong công việc.
Giá trị của văn bằng là gì?
Giá trị của văn bằng đã được Quốc hội khóa XIV nêu rõ tại điều luật về giáo dục năm 2019. Theo đó, giá trị pháp lý đối với văn bằng được cấp bởi các hệ thống giáo dục quốc dân sẽ có giá trị pháp lý hoàn toàn như nhau.
Văn bằng được cấp cho người học sau khi hoàn thành các cấp học hoặc các chương trình giáo dục đạt yêu cầu về đầu ra của cơ sở giáo dục và đào tạo. Bao gồm:
- Bằng tốt nghiệp cấp THCS
- Bằng tốt nghiệp cấp THPT
- Bằng tốt nghiệp hệ trung cấp
- Bằng tốt nghiệp hệ cao đẳng
- Bằng thạc sĩ
- Bằng cử nhân
- Bằng tiến sĩ
- Những văn bằng với trình độ tương đương.
Thẩm quyền cấp văn bằng là gì?
Thẩm quyền cấp văn bằng của hệ thống giáo dục được quy định như sau:
- Bằng tốt nghiệp THCS do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện cấp
- Bằng tốt nghiệp THPT do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp
- Bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học do Hiệu trưởng nhà trường, nơi tổ chức đào tạo tương ứng cấp cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tốt nghiệp
- Bằng thạc sĩ do Hiệu trưởng trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ cấp.
- Bằng tiến sĩ do Hiệu trưởng trường đại học hoặc Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ cấp.
Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT về quy chế quản lý bằng tốt nghiệp. Căn cứ vào đó, Thông tư quy định việc phân cấp và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý văn bằng như sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất quy định quản lý văn bằng, chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng giáo dục đại học, mẫu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.
- Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định, quản lý việc sử dụng phôi, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý việc sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ đã được cấp theo quy định và chịu trách nhiệm về việc cấp văn bằng theo thẩm quyền.
- Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo giáo viên tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sự khác nhau giữa chứng chỉ và văn bằng là gì?
Văn bằng và chứng chỉ có những lợi ích tương đồng, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm khác biệt giữa 2 loại hình thức này:
Thời gian
Văn bằng thường được cấp khi học viên hoàn thành một chương trình giáo dục nào đó, thông thường sẽ kéo dài vài năm. Sau khi sở hữu văn bằng và muốn học thêm một khóa để nâng cao kỹ năng chuyên sâu thì bạn sẽ nhận được các chứng chỉ, thời gian hoàn thành khóa học thường chỉ kéo dài vài tháng. Do đó, chứng chỉ thường mất ít thời gian để hoàn thành hơn so với việc đạt được các văn bằng.
Đơn vị cấp
Văn bằng được cấp cho những bạn đã hoàn thiện các chương trình đào tạo thuộc hệ thống giáo dục như bằng THPT, Cao Đằng, Đại học… Còn chứng chỉ lại được cấp bởi bất kỳ các cơ sở giáo dục mà bạn đã hoàn thành khóa học của đơn vị, bao gồm cả cơ sở giáo dục tư nhân.
Trình độ
Trình độ chứng chỉ văn bằng là gì? Với văn bằng, người học thường có kiến thức mang tính nghiên cứu sâu, có sự am hiểu chuyên môn và có cái nhìn tổng quan về ngành học. Còn chứng chỉ thường tập trung vào các kỹ năng thực hành.
Khả năng phát triển
Nếu bạn muốn học lên cao như đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thì buộc phải hoàn thành các văn bằng trước đó. Còn với chứng chỉ thì không yêu cầu bạn đã học văn hóa đến đâu, đạt được các bằng cấp nào. Chứng chỉ thường sử dụng cho mục đích đi làm và rất khó để bạn có thể học lên các bằng cấp cao hơn.
Những ngành nghề cần văn bằng là gì?
Trên thực tế không có quy định nào yêu cầu phải có các văn bằng với các ngành nghề cố định. Mỗi nghề sẽ có những yêu cầu về văn bằng phù hợp với tiêu chuẩn của lĩnh vực đó. Thêm vào đó, việc quy định yêu cầu văn bằng ngành nghề còn tùy thuộc vào từng vị trí, cấp bậc khác nhau.
Những ngành yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn và tay nghề càng bắt buộc ứng viên phải có các văn bằng đúng tiêu chuẩn. Riêng đối với đội ngũ công chức, viên chức hiện nay đã được giảm bớt các loại văn bằng rườm rà và không cần thiết.
Vậy trình độ văn bằng ghi như thế nào? Khi điền văn bằng trong sơ yếu lý lịch, bạn phải khai đầy đủ và trung thực, tránh trường hợp nhà tuyển dụng tra cứu văn bằng và phát hiện những gian dối thì bạn sẽ bị đuổi việc, thậm chí còn có thể bị xử lý theo pháp luật nếu gian dối trong thời gian dài. Ứng viên nên hiểu rằng, việc xác minh văn bằng chứng chỉ đối với nhà tuyển dụng là việc không quá khó khăn.