Tỷ phú giàu có nhất hành tinh Elon Musk: Hành trình từ cậu bé bị bắt nạt đến "ông hoàng" giới công nghệ và "Iron Man" ngoài đời thực
BÀI LIÊN QUAN
Cựu giáo sư đại học bất ngờ vượt mặt tỷ phú công nghệ Elon Musk về số lượng bán xe điệnGiá nguyên liệu quan trọng trong việc sản xuất pin tăng "phi mã", ngành xe điện đối mặt với bài toán khóStarbucks tham vọng biến 15.000 cửa hàng thành trạm sạc xe điện, đem đến trải nghiệm vừa chờ xe sạc vừa uống cafeQuá khứ khó khăn, trải qua tuổi thơ bị bắt nạt
Elon Musk sinh ngày 28/6/1971 tại Pretoria, Nam Phi. Mẹ của Elon Musk là bà Maye. Bà là một chuyên gia dinh dưỡng và cũng là một người mẫu, từng xuất hiện trên trang bìa của Tạp chí Time và vỏ hộp ngũ cốc Special K. Khi ở tuổi 69 (năm 2017), bà vẫn ký hợp đồng thành công với thương hiệu mỹ phẩm CoverGirl.
Năm 1979, cha mẹ Elon Musk ly hôn khi ông mới 9 tuổi. Thời điểm đó, Elon cùng em trai quyết định sống cùng bố. Từ nhỏ, ông đã tỏ ra là một cậu bé ham đọc sách và có niềm yêu thích với lập trình. Thay vì đi chơi như những đứa trẻ khác, Elon năm lớp 4 đã dành trọn thời gian để đọc cuốn Encyclopedia Britannica (Bách khoa toàn thư Britannica). Đáng chú ý, Elon Musk đã trải qua một khoảng thời gian đi học không hề dễ dàng. Ông bị những kẻ bắt nạt đánh đến mức phải nhập viện, thậm chí bị đẩy xuống dãy cầu thang và đánh cho đến khi bất tỉnh.
Dù có một quá khứ khó khăn nhưng Elon vẫn tạo ra những điều phi thường từ nhỏ. Năm 12 tuổi, ông đã bán cho một tạp chí máy tính một trò chơi đơn giản có tên Blastar với giá 500 USD. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông chuyển đến Canada để sống cùng mẹ, chị gái Tosca và em trai Kimbal. Thời điểm đó, Elon Musk đã học 2 năm tại Đại học Queen ở Kingston, Ontario; đồng thời hoàn thành nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, bang Pennsylvania (Mỹ), thông qua chương trình chuyển tiếp đại học, sở hữu 2 tấm bằng chuyên ngành về Vật Lý và Kinh Tế. Thời điểm học tại trường Pennsylvania, Elon Musk cùng bạn học đã thuê một căn hộ 10 phòng ngủ và biến nó thành một câu lạc bộ đêm. Điều này trở thành một trong những trải nghiệm kinh doanh đầu tay của ông.
Hành trình đầy thăng trầm, từng bước đạt đến thành công
Sau khi tốt nghiệp trường Pennsylvania, Elon Musk đến Đại học Stanford để học tiến sĩ. Tuy nhiên, ông đã hoãn nhập học chỉ sau 2 ngày tại California, quyết định thử vận may trong thời kỳ bùng nổ Internet. Sau khi bỏ dở chương trình tiến sĩ, Elon Musk cùng với em trai là Kimbal đã dùng 28.000 USD của bố để khởi nghiệp Zip2. Thời đó, đây là một công cụ nhằm thay thế cho quyển sổ địa chỉ.
Thời điểm khởi nghiệp Zip2, Elon Musk gần như chỉ sống ở văn phòng. Sau đó, Compaq đã mua lại Zip2 trong một thỏa thuận trị giá 341 triệu USD tiền mặt và cổ phiếu, giúp Elon thu về 22 triệu đô la. Thời điểm đó là năm 1995, cả hai anh em của Elon Musk gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các doanh nghiệp về vai trò quan trọng của Internet. Chưa dừng lại ở đó, Elon tiếp tục thành lập X.com - một công ty ngân hàng trực tuyến vào năm 1990 bằng cách sử dụng 10 triệu đô la kiếm được từ việc bán Zip2. Chỉ 1 năm sau đó, X.com được hợp nhất với Confinity, một công ty khởi nghiệp tài chính do Peter Thiel đồng sáng lập để tạo thành PayPal.
Khi đó, Elon Musk đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành. Nhưng đến tháng 10/2000, giữa ông và các nhà sáng lập PayPal đã xảy ra tranh cãi về việc chuyển các máy chủ từ hệ điều hành Unix miễn phí sang Microsoft Windows. Người đồng sáng lập PayPal và sau đó là CTO Max Levchin đã kịch liệt phản đối. Sau đó, HDQT đã sai thải Elon Musk và đưa Thiel trở thành CEO mới. Tuy nhiên, Elon Musk vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của công ty, đồng thời là nhân tố cốt lõi trong thương vụ bán PayPal cho eBay với giá 1,5 tỷ USD vào năm 2002. Năm 31 tuổi, Elon Musk bỏ túi 165 triệu USD nhờ là cổ đông lớn nhất của Paypal.
Hàng loạt ý tưởng điên rồ và tầm nhìn vượt ngoài vũ trụ
Năm 2002, trước khi xảy ra thương vụ bán PayPal cho eBay, Elon Musk đã bắt đầu nghiên cứu về công nghệ tên lửa. Sau đó, ông thành lập công ty Space Exploration Technologies (hay SpaceX) với số vốn 100 triệu USD số tiền nhận được từ việc bán PayPal. Mục tiêu của người đàn ông này là có thể hạ giá vé bay vào không gian xuống 10 lần. Không lâu sau đó, SpaceX đã ra mắt tàu vũ trụ SpaceX Dragon. Cái tên này được đặt tên theo bài hát “Puff the Magic Dragon”, như một đòn trả đũa của Elon Musk cho những kẻ từng mỉa mai rằng SpaceX không bao giờ đưa được tàu vũ trụ vào không gian.
SpaceX ra đời với mục tiêu dài hạn là có thể đưa con người lên sao Hỏa với mức giá vừa túi tiền. Đồng thời, SpaceX sẽ không thực hiện IPO (bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) cho tới khi “cỗ máy vận chuyển cư dân sao Hỏa” bay ổn định. Bên cạnh mục tiêu bay lên sao Hỏa, Elon Musk còn chú trọng vào các mục tiêu tại Trái đất được thể hiện rõ nét qua Tesla Motors.
Năm 2014, ông đã đầu tư 70 triệu USD vào Tesla. Đây là công ty xe điện đồng sáng lập bởi Martin Eberhard. Tại công ty này, Elon đóng vai trò vô cùng quan trọng khi là người phát triển chiếc xe đầu tiên của hãng là Roadster chạy hoàn toàn bằng điện, lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2006. Thời điểm đó, Elon Musk đang giữ chức chủ tịch Tesla, đến thời điểm hiện tại, Elon Musk đang đảm nhiệm vị trí CEO của doanh nghiệp này.
Sau đó, Elon Musk tiếp tục nảy ra ý tưởng thành lập một công ty năng lượng mặt trời có tên là SolarCity. vì thế, ông đã cấp vốn lưu động cho 2 người em họ của mình là Peter và Lyndon Rive để đưa SolarCity khởi nghiệp vào năm 2006. Đến cuối năm 2016, Tesla đã mua lại SolarCity với trị giá 2,6 tỷ USD. Sự nghiệp phi thường của Elon Musk đã dần thu hút sự chú ý của Hollywood. Vai diễn Tony Stark của Robert Downey Jr. trong phim “Iron Man” ít nhất dựa một phần theo hình mẫu của Elon Musk. Thậm chí, vị CEO của Tesla còn tham gia vai trò khách mời trong tác phẩm này.
Những ý tưởng cứ ngỡ là điên rồ đã giúp Elon Musk thu về hàng tỷ USD. Tính đến cuối năm 2015, SpaceX đã thực hiện 24 lần phóng cùng với các nhiệm vụ như tiếp tế cho Trạm vũ trụ quốc tế, đồng thời thiết lập rất nhiều các kỷ lục. Năm 2016, SpaceX Falcon 9 đã thực hiện được chuyến hạ cánh thành công trên đại dương của một tên lửa quỹ đạo có thể tái sử dụng.
Năm 2015, Elon Musk còn đồng sáng lập ra OpenAI - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, đồng thời đảm bảo về việc AI không hủy diệt loài người. Hai năm sau đó, Elon Musk tiếp tục thành lập một công ty khác là Neuralink với mục tiêu chế tạo hàng loạt thiết bị có thể cấy ghép vào bên trong não người.
Ngày 8/1/2021, Elon Musk chính thức vượt mặt Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới với khối tài sản lên tới 188,5 tỷ USD. Vị tỷ phú này cho biết, ông sẽ dành phần lớn tài sản để đầu tư vào những dự án xây dựng căn cứ trên sao Hỏa, đưa con người lên đây sinh sống trong tương lai gần.