sapo-1690253273.jpg
 
sub-1-1690253294.jpg
 

Chặng đường kinh doanh của ông Nguyễn Trung Dũng – CEO Dh Foods không khác nhiều với thế giới gia vị ông sản xuất: Đắng, cay, mặn, ngọt… đủ vị. Sau 3 lần khởi nghiệp nhưng gần như trắng tay, mất tiền lẫn mất bạn, nhưng “ông già gân” này đã mạnh mẽ đứng dậy mà đưa gia vị Việt đi khắp thế giới. Từ đây, mục tiêu IPO bắt đầu được ông chủ Dh Foods định hình, dù không dễ dàng.

Từng là một trong những học sinh giỏi toán nhất miền Bắc, ông Nguyễn Trung Dũng nhận được học bổng du học ngành công nghệ thông tin tại Ba Lan. Tuy nhiên, kinh doanh mới chính là đam mê của ông và đây cũng là con đường ông theo đuổi sau khi tốt nghiệp.

“Lần đầu khởi nghiệp cũng là lần đầu thất bại nặng nề”, ông Dũng bắt đầu câu chuyện như vậy khi kể về hành trình khởi nghiệp khá gian nan của mình.

 

a1-1690258045.jpg
 

 

Bắt đầu từ sự “ngẫu hứng” của nhóm bạn thân chơi chung vào năm 1990 khi vừa tốt nghiệp, nhóm 5 người (tạm gọi A,B,C,D,E - ông Dũng là D) "bán mọi thứ có thể bán". Lúc đó, chỉ mình A có giấy tờ nên A là người đứng ra mở công ty và nhóm 4 người thỏa thuận miệng là cổ đông với 20% mỗi người, còn trên giấy tờ là nhân viên.

Nhưng theo ông Dũng, việc “giấy tờ” lúc đó không quan trọng, bởi vì chơi thân nên cũng nghĩ khởi nghiệp chỉ là cuộc vui cùng nhau như bao cuộc vui khác ở thời đại học, nên không có sự rõ ràng, “kiếm được tiền là vui rồi”.

Ông Dũng nhớ lại, thời điểm Ba Lan mở cửa, mọi người có nhu cầu mua sắm nhưng nguồn cung hàng hóa thiếu. Nhiều khi nhóm ông Dũng mua đồ của cửa hàng thuộc hệ thống nhà nước cũ rồi mang về quầy công ty mình bán giá gấp 2, gấp 3 mà vẫn chạy như tôm tươi.

Công ty cứ thế phát triển, nhóm bàn việc nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam để “ăn dày” hơn. Ông Dũng về Việt Nam, tìm đến các làng nghề như Thái Bình, Đồng Nai… kết nối nguồn hàng. Cứ vậy, từ một quán ăn, công ty phát triển thêm nhiều quầy hàng, bán quần áo, đồ thủ công mỹ nghệ, bán đồ văn phòng phẩm,… Việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, doanh số tăng, tiền về rất nhiều.

Nhưng khi nhiều tiền, vấn đề bắt đầu nảy sinh và việc khởi nghiệp cùng nhau không còn đơn giản như một cuộc vui chung như tưởng tượng.

 

a2-1690258563.jpg
 

 

Ông Dũng kể, khi tiền nhiều, A nói riêng với ông rằng “công ty này 2 đứa mình có công lớn nhất, 3 người còn lại không làm được bao nhiêu nhưng cổ phần cũng như nhau”. Từ suy nghĩ đó, A đề xuất đưa B rời công ty. Nghe vậy, nhưng ông Dũng không phản đối và B cũng nhanh chóng được “rời khỏi cuộc chơi” với một khoản tiền bồi thường.

Tiếp đó, C cũng bị rời công ty với lý do tương tự và ông Dũng sau này cũng chủ động rời đi vì nổ ra tranh cãi với A. Người cuối cùng là E cũng rời công ty và nhận bồi thường 500.000 USD. E thấy số tiền lớn nên đồng ý, nhưng thực ra công ty hồi đó đã trị giá nhiều triệu USD.

Nói về lần khởi nghiệp đầu tiên, ông Dũng cho biết “mình vừa thất bại, vừa mất bạn” lại còn nợ đối tác ở Việt Nam một khoản tiền lớn.

 

sub-2-1690253310.jpg
 

Cuối năm 1992, sau lần khởi nghiệp lần đầu với thất bại nặng nề, ông Nguyễn Trung Dũng “ôm đống nợ” quay về thành phố và khởi nghiệp lại lần nữa.

“Cũng may lần khởi nghiệp cũ, tôi là người mang mì ăn liền Việt Nam đi chào các cửa hàng. Nhưng ban đầu mang mì ăn liền đi chào hàng đều bị chê vì khách hàng không biết mì ăn liền là gì. Có khách còn xua tay nói: “bọn tao không bán giun sấy khô”. Có cửa hàng từ chối tôi đúng 10 lần, sau thấy mình kiên trì quá thì đồng ý cho ký gửi. Sau này cửa hàng đó thành 1 trong những cửa hàng bán tốt nhất của tôi”, ông Dũng chia sẻ.

Nhưng đó không phải khó khăn lớn nhất ông Dũng gặp phải, mà là nguồn vốn. Các nhà máy Việt Nam lúc đó đều yêu cầu thanh toán tiền thì mới giao hàng. Ông Dũng phải tìm vay từ một số đối tác, bạn bè ở Việt Nam với lãi suất rất cao 2%/tháng. Nhưng hàng đến cảng Ba Lan, ông Dũng vẫn không có tiền trả phí vận tải cho hãng tàu, trả thuế… và tiếp tục phải vay nóng với lãi suất 10%/tháng.

 

a3-1690258757.jpg
 

 

“Cũng may tôi bán tốt nên hàng sang đến là hết ngay và số tiền thu được trả nợ. Dần dần thấy tôi nhập nhiều hàng hơn nên nhiều người muốn cho vay và lãi suất về 2%/tháng. Để có tiền trả nợ, mình quay vòng liên tục và tăng lượng container lên chóng mặt. Sau đó đàm phán được với các công ty ở Việt Nam đồng ý cho nợ 30 ngày, sau đó tăng dần lên 45 ngày, rồi 60 ngày sau khi hàng xuống cảng”, ông Dũng kể.

Nhưng nếu mọi chuyện cứ suôn sẻ vậy thì không có gì đáng bàn. Mỗi lần hàng đến cảng ông Dũng phải lên tận nơi làm thủ tục. Tình cờ một lần, ông gặp lại B – người cùng khởi nghiệp lần trước.

“B nói lên đây cứ về nhà B ngủ và sáng B chở ra cảng. B theo mình ra cảng, thấy mình nhập 1 lần 6 - 8 cont mì ăn liền nên cũng ấn tượng. B xin tham gia cùng, tôi đồng ý”, ông Dũng nói và cho biết sau đó 2 người hợp tác mở công ty phân phối, ông Dũng giữ 75% cổ phần và B 25%. Mọi việc phát triển rất thuận lợi và có thêm nhiều người bạn xin hợp tác. Ông Dũng chọn thêm 4 người.

 

a4-1690259322.jpg
 

 

Nhưng sai lầm lần khởi nghiệp đầu tiên tiếp tục lặp lại. Một số lời đồn thổi rằng “Dũng không làm gì mà hưởng cổ phần 75%, trong khi họ phát triển thị trường, quản lý hàng ngày mà chỉ có 25%”. Ông Dũng rất buồn khi nghe được những lời đó, nhưng vì ông sở hữu công ty nhập khẩu và công ty phân phối lớn khác nên ông đã đề xuất nâng cổ phần của các bạn lên 50%.

a5-1690260029.jpg
 

Sau này, ông Dũng cho biết chuyện làm ăn cũng nảy sinh nhiều vấn đề nội bộ. Cuối cùng, chán nản nên ông Dũng tặng 50% cổ phần cho những người còn lại vì không còn hứng thú với công việc.

Lần thứ 2 khởi nghiệp, ông Dũng chia sẻ thời gian đó từng làm việc đến 16 tiếng/ngày và doanh số có thời điểm lên tới gần 10 triệu USD. Sau 4 năm ông trả hết nợ, mua nhà, mua xe cho mình và cho cả các nhân viên quản lý trong công ty. Nhưng do tình hình kinh tế biến động, cuối cùng, ông Dũng quyết định bán toàn bộ cơ nghiệp mình đã gây dựng với giá 6 triệu USD.

Có trong tay một số tiền lớn, ông Dũng quyết định khởi nghiệp lần thứ ba với việc kinh doanh thức ăn chế biến sẵn đựng trong túi nhôm. Tuy nhiên, may mắn không mỉm cười với ông, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2007-2008 lại khiến doanh nghiệp của ông lao đao.

“Lần thứ ba khởi nghiệp, tôi rất nóng vội vì với số vốn lớn cùng những kinh nghiệm đã có, tôi muốn phát triển thật nhanh, thật lớn, nhưng cuối cùng công ty thất bại", ông Dũng nói.

 

sub-3-1690253334.jpg
 

Với 3 lần thất bại, tay trắng về Việt Nam đúng mùng 1 Tết năm 2010, ông Dũng bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất sau 30 năm ở Ba Lan với một tâm trạng khó tả. Với một chiếc vali và một tương lai không rõ ràng, nhưng ông Dũng có niềm tin mãnh liệt rằng không còn gì để mất và không có gì phải sợ. “Mình đã gần 50 tuổi, nếu không dám thay đổi bây giờ thì bao giờ?”, ông Dũng tự nhủ.

Sau nghỉ Tết, ông Dũng nhận công việc phó TGĐ tại một công ty ngành hàng tiêu dùng nhanh mới cổ phần hóa được 6 năm và đang gặp nhiều khó khăn. Trong những lần đi công tác từ bắc tới nam ở đây, ông nhận thấy Việt Nam có rất nhiều gia vị vùng miền rất thú vị. Đó chính là nguồn cảm hứng để ông Dũng tiếp tục khởi nghiệp ở tuổi 50 với Dh Foods.

Với số vốn ban đầu 1,2 tỉ của 2 vợ chồng, không đủ tiền thuê xưởng sản xuất, thuê kho, mua máy móc…, ông Dũng đi tìm đối tác gia công nhưng gõ cửa công ty nào cũng bị từ chối. Cuối cùng, sau nhiều lần kiên trì, ông cũng tìm được một công ty chịu gia công cho Dh Foods.

 

a6-1690260147.jpg
 

 

Ban đầu công ty vẫn áp dụng mô hình như ở công ty cũ như mở các nhà phân phối, tuyển nhân viên bán hàng. Sau vài tháng, ông Dũng đã tiêu gần hết số vốn ban đầu và phải dừng mô hình truyền thống. Sau đó, mô hình mới là chỉ mở đại lý, không tuyển nhân viên bán hàng và thu tiền mặt.

Hệ thống đầu tiên ông có là ở cửa hàng tại trung tâm SuperBowl cũ. "Họ không đòi chiết khấu cao, có thể nhập hàng ngay nhưng điều kiện l bán xong mới thanh toán. Vì đầu ra khó khăn nên ông Dũng đồng ý với điều kiện này mà không cân nhắc. Cuối cùng, đến hạn thanh toán thì họ khất lần, rồi 6 tháng sau nhận được thông báo họ tuyên bố phá sản.

Hệ thống siêu thị thứ 2 khá lớn, ban đầu họ từ chối ông Dũng, nhưng sau này, ông Dũng phát triển thêm các sản phẩm mới thì đã chào hàng thành công.

 

a7-1690260542.jpg
 

 

Tuy nhiên, không ai lường được chữ ngờ, khi đang “ăn nên làm ra” thì cuối năm 2014 bắt đầu xuất hiện vấn đề với cơ sở gia công sản phẩm muối Tây Ninh. Chất lượng sản phẩm bị giảm, dẫn đến hàng bị thiếu. Thậm chí, bên gia công cho Dh Foods mang sản phẩm với thương hiệu của họ đi chào vào các khách hàng của Dh Foods.

Khi đó, ông Dũng biết là không còn hy vọng hợp tác lâu dài với họ nữa nên bắt đầu tìm đối tác gia công khác. Lúc này việc kinh doanh cũng dần chững lại.

Để vực dậy doanh nghiệp, ông Dũng tung ra dòng sản phẩm mới với kỳ vọng đột phá để cải doanh số như dòng ly khoai tây nghiền ăn liền, ly pudding ăn liền, phở bò, cháo cá hồi ăn liền... Những sản phẩm này khi mới ra đời cũng nhận được sự khen ngợi của khách hàng dùng thử.

“Mình và các bạn trong Dh Foods đã bắt đầu nghĩ trong tương lai không xa, Dh foods sẽ trở thành công ty… nghìn tỉ. Nhưng đời đâu biết chữ ngờ. Sản phẩm lên kệ thì dễ nhưng bán thì khó”, ông Dũng nói.

Ông Dũng phân tích, ly khoai tây nghiền ăn liền còn mới quá, người tiêu dùng chưa biết mấy nên đơn giản là họ không mua. Bánh pudding ăn liền thì khách hàng ghé ven đường mua pudding có sẵn rẻ hơn... Các sản phẩm ly phở ăn liền, cháo ăn liền thì sản phẩm của Dh foods đắt hơn các đối thủ lớn.

 

a8-1690260655.jpg
 

 

“Dh foods đã phải chịu áp lực của các siêu thị là giảm giá hoặc khuyến mãi sâu, thậm chí dưới giá thành sản xuất. Cuối năm 2015 Dh foods bắt đầu phải áp dụng việc giảm giá sâu các sản phẩm ăn liền với hy vọng cứu vớt thị phần và sau đó sẽ tăng giá. Và đó là quyết định sai lầm”, ông Dũng nói.

Nhưng sau nhiều gian nan, Dh Foods quyết định ra biển lớn khi tham gia Triển lãm quốc tế về Thực phẩm tại TP.HCM vào năm 2016. Cũng tại đây, họ tìm được đối tác Hà Lan.

Cơ hội lớn mở ra nhưng cũng đi kèm với thách thức khi châu Âu nổi tiếng là thị trường khắt khe, các sản phẩm của Dh Foods phải trải qua hàng loạt bài kiểm tra, kiểm định với chi phí rất lớn. Tuy nhiên, sau một năm, đơn hàng xuất khẩu đầu tiên 12.000 USD được ký kết.

 

356422534-2481278768695720-614058279556463134-n-1690260740.jpg
 

 

Thị trường Nhật Bản cũng tương tự, với những tiêu chí khắt khe, có những bài kiểm tra đến hơn 1.000 chỉ tiêu cần phải kiểm định cho sản phẩm, ông Dũng chưa quên những lần liên tục gửi đi gửi lại mẫu thử để thuyết phục đối tác Nhật Bản.

Những khó khăn qua đi, đến nay, sản phẩm của Dh Foods đã hiện diện tại 4 châu lục, lên kệ những quốc gia nổi tiếng khó tính, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm.

Với riêng “ông già khởi nghiệp” Nguyễn Trung Dũng, sau nhiều lần ngã xuống và đứng dậy, có lẽ đây cũng là lần khởi nghiệp ông cảm thấy “hài lòng” nhất. Dù hiện tại không còn quá đam mê với làm giàu như trước đây, nhưng ông chủ Dh Foods cho biết sẽ luôn tìm kiếm những thách thức mới, chinh phục những mục tiêu mới.

tac-gia-1690253354.jpg
 
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

9 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

9 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

9 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

9 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

9 giờ trước