sapo-1663903486.jpg
 

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Tú Anh – Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương về vấn đề này.
- Thưa Tiến sĩ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua có sự phát triển “nóng”, ông đánh giá như thế nào về tình trạng này?

1-1663906486.mp4

Rõ ràng, sự phát trển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp của chúng ta thời gian qua cực nhanh. Trung bình giai đoạn 2017-2021 tốc độ phát triển lên tới 46%. Riêng năm 2021 tăng 56%. Con số này cho thấy nhu cầu của nhà đầu tư cho 1 kênh đầu tư tài chính mới rất cao và nhu cầu của thị trường huy động vốn thông qua kênh trái phiếu doanh nghiệp cũng rất cao.
Tuy nhiên, thị trường của chúng ta còn non trẻ, tốc độ phát triển lại nhanh như vậy có thể cũng đặt ra nhiều vấn đề. Khi hệ thống pháp luật còn chưa được chặt chẽ, nhà đầu tư tham gia thị trường cũng chưa hiểu biết hết thị trường và họ chỉ thấy rằng, đầu tư ở đây là có lãi hơn so với gửi tiền ngân hàng trong khi chưa đánh giá hết được rủi ro và họ cũng chưa hiểu biết hết hệ thống pháp luật bảo vệ họ ở những điểm nào. Chính vì vậy, thời gian qua xảy ra một số vụ việc buộc cơ quan nhà nước phải vào cuộc và đánh giá lại.

a1-1663907054.jpg
 

Theo tôi, đây là một việc rất bình thường của quá trình phát triển của thị trường tài chính. Chúng ta vừa mở ra cho thị trường phát triển và khi có vấn đề phát sinh, chúng ta sẽ tiến hành điều chỉnh. Việc sửa không gây ra sự xáo trộn hay sự đổ vỡ theo tôi nghĩ đó là quá trình điều chỉnh cần thiết để thị trường ngày càng tốt hơn. Đó chính là quá trình learning by doing – chúng ta học qua việc chúng ta làm. Tuy nhiên hệ lụy của learning by doing đó là nếu chúng ta làm sai và sửa mà gây xáo trộn hay đổ vỡ là điều nguy hiểm. Con đường chúng ta đang đi theo tôi đánh giá là theo hướng tốt hơn, lỗ hổng pháp luật được lấp đầy tuy nhiên cũng cần cho thị trường có điều kiện phát triển.
- Thời gian qua, thị trường trầm lắng, nguyên nhân do đâu và nó ảnh hưởng như thế nào tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thưa ông?
Khi thị trường trầm lắng thì trái phiếu doanh nghiệp là một kênh vốn rất quan trọng cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Trong khi hệ thống ngân hàng đang gồng mình để đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường.
Nói room tín dụng căng thẳng nhưng vấn đề này chúng ta cần nghiên cứu kĩ hơn. Lâu nay, chúng ta đặt vấn đề tốc độ tăng trưởng tín dụng, như năm 2022 là 13-14%. Tuy nhiên, tôi nghĩ điều đó chưa được chính xác. Chúng ta nên đặt tốc độ tăng trưởng tín dụng so sánh một cách tương quan với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa. Ví dụ, năm 2022 GDP danh nghĩa tăng 12% thì tăng trưởng tín dụng 13-15% là hoàn toàn khả thi. Còn như năm 2021, tăng trưởng của chúng ta là 2,58% mà tăng trưởng tín dụng của chúng ta là 13,5% là cả vấn đề.

a2-1663918755.jpg
 

Khi thị trường trái phiếu bị ảnh hưởng gây căng thẳng về vốn trung và dài hạn trong khi ngân hàng cũng siết chặt vấn đề lấy vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì nó sẽ bị ảnh hưởng hơn. 
Tuy nhiên, thị trường cũng có sự phản ứng lại rất tốt từ tháng 6. Vì vậy, theo tôi, đây chỉ là sự điều chỉnh của thị trường và trong quá trình điều chỉ sẽ có sự biến động là không thể tránh khỏi. 
- Theo một số chuyên gia dự báo về tăng trưởng kinh tế Quý 3 năm nay sẽ đạt 2 con số và có thể lên tới 14%. Ông có đánh giá thế nào về vấn đề này?
Theo tôi, quý 3 năm nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất tốt. Tuy nhiên, chỉ số tăng trưởng này chủ yếu dựa trên cốt nền của năm 2021, kinh tế của chúng ta tăng trưởng âm 6,8%. Mặt khác, theo tôi nhận định thì quý 3 sẽ tăng trưởng ở mức quanh 10%, còn mức 14% là đánh giá hơi… khả quan.
Chúng ta cũng cần nhìn nhận, Quý 3 tăng trưởng mạnh như vậy là một câu chuyện, còn sang Quý 4 liệu có tăng trưởng mạnh được như vậy không lại là chuyện khác. Quý 4 năm 2021 tăng trưởng cũng rất cao sau khi chúng ta kiểm soát được dịch và thị trường tăng bật trở lại.

20181016-tlq1-1663919116.jpg
 

- Ông có đánh giá thế nào về những động lực tăng trưởng từ nay đến cuối năm ?
Hiện nay, có thể chúng ta đang lạc quan vì tăng trưởng kinh tế đang ở mức cao mà quên đi cái cơ sở tăng trưởng của năm ngoái thấp, (âm tới 6,8%). Nếu chúng ta đặt mức tăng trưởng hiện tại trên cơ sở của năm ngoái mà có xu hướng chung của cả giai đoạn với mức tăng trung bình khoảng 6,5% thì chúng ta sẽ thấy nền kinh tế đang có vấn đề và khó khăn lớn.

5-1663919015.mp4

Rõ ràng chúng ta có thể thấy, các chi phí đầu vào mà chúng ta đang phải nhập khẩu đều tăng là một trong những nguy cơ.
Thứ hai là động lực cho tăng trưởng của chúng ta là xuất khẩu sẽ bị thu hẹp dần do ảnh hưởng của các nền kinh tế đang nhập khẩu hàng hóa của chúng ta trên đà giảm dần, thậm chí có thể bị suy thoái. 
Thứ ba là các nước đang thực hiện những chính sách siết chặt nhằm ngăn chặn đà lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế. Điển hình như FED đã tăng lãi suất tới 2 lần, mỗi lần tới 0,75 điểm % và có thể tiếp tục sẽ tăng. Việc lãi suất đồng Đô la tăng cao sẽ làm cho đồng Đô la lên giá. Đồng thời làm cho dòng vốn quay trở về Mỹ và gây khó khăn cho việc duy trì dòng vốn đổ vào nền kinh tế của chúng ta thêm khó khăn.
Chúng ta muốn duy trì được đà tăng trưởng thì cần duy trì được kỳ vọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trong những năm qua, chúng ta đã làm rất tốt việc kiểm soát được kỳ vọng đối với lạm phát. Mặc dù thời gian vừa qua, các nước trên thế giới có mức lạm phát rất cao, đặc biệt như Mỹ, EU, Anh. Nhưng mức lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức thấp. Mặt khác, thị trường gần như không bị hoảng loạn khi thấy mức lạm phát cao ở bên ngoài làm tăng nguy cơ lạm phát ở trong nước.

a3-1663919443.jpg
 

Bên cạnh đó, niềm tin về tăng trưởng ở nước ta vẫn ở mức cao. Điều này thể hiện ở mức tiêu dùng và đầu tư vẫn ở mức cao. Tiêu dùng và đầu tư cũng là một chỉ số phản ánh niềm tin vào tăng trưởng của thị trường. Nếu không có niềm tin, người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều để dành cho tương lai thay vì gia tăng chi tiêu cho hiện tại.
- Theo các chuyên gia, lạm phát chưa phải vấn đề chính hiện nay. Mặc dù room tín dụng đã được “nới” nhưng các doanh nghiệp vẫn thấy khó tiếp cận. Vậy theo quan điểm của ông có nên nới thêm room tín dụng nữa không?
Tôi rất chia sẻ với câu chuyện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của Ngân hàng Nhà nước thì có nhiều vấn đề phải lo lắng. Khi tín dụng tăng nhanh, nó không chỉ gây áp lực lên lạm phát mà còn nguy cơ tạo ra nợ xấu. Mà nợ xấu còn liên quan đến hệ thống. Do đó, kiểm soát room tín dụng là một trong những điểm mà Ngân hàng Nhà nước đang kiểm soát một cách thận trọng.

6-1663919041.mp4

Tuy nhiên, việc kiểm soát room tín dụng ở mức 14% hay ở mức cao hoặc thấp hơn là do chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng năm nay khoảng 6-6,5% và mức lạm phát ở mức 3,5 - 4%. Như vậy, GDP danh nghĩa sẽ ở mức 9-10%. Nhưng nếu GDP danh nghĩa tăng lên ở mức 12-13% thì room tín dụng có thể nới thêm khoảng dưới 3 điểm % tức là có thể ở mức 15%.
Mặt khác, dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam hiện nay khoảng 125%, tỷ lệ này rất cao so với thế giới nhưng lại vừa phải so với chuẩn của khu vực vì khu vực Châu Á Thái Bình Dương thường có tỷ lệ này khá cao. Vì vậy, nếu tốc độ tăng trưởng của  dư nợ tín dụng ngày càng hơn tăng trưởng của GDP danh nghĩa thì tỷ lệ này càng ngày sẽ càng tăng lên. Khi tỷ lệ này tăng lên quá cao, tới một ngưỡng nào đó sẽ rất rủi ro cho nền kinh tế. Chính vì thế, chúng ta phải giảm dần tốc độ tăng trưởng tín dụng, làm sao để tăng trưởng tín dụng vào được đúng chỗ và phát huy được để giúp tăng trưởng kinh tế.

a4-1663920534.jpg
 

Ví dụ năm 2021, mặc dù tăng trưởng tín dụng tăng rất cao nhưng tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng hơn 2%. Điều này đặt ra câu hỏi, tại sao lại như thế? Tín dụng đã vào đâu, tại sao không tạo ra tăng trưởng? 
Vì vậy, theo quan điểm thận trọng, room tín dụng có thể nới nhẹ. Nhưng nếu trên quan điểm tận dụng cơ hội, đang phục hồi tốt thì có thể nới rộng hơn một chút để không quá lo ngại về vấn đề lạm phát ở thời điểm hiện nay. Bởi vì, đỉnh của lạm phát có vẻ như đã qua rồi khi giá nhiên liệu trên thế giới đã giảm rất mạnh và vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng đã bắt đầu được khắc phục.
- Xin cảm ơn ông!

tac-gia-1663902921.jpg
 
Chia sẻ:

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước