meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TS Lê Quang Minh: Giải thưởng Sao Khuê - Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời

Thứ năm, 27/04/2023-07:04
TS. Lê Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (CNTT), Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, giải thưởng Sao Khuê nhằm vinh danh những sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất trong của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, được ví như những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.

Giải thưởng Sao Khuê là hoạt động đánh giá chuyên môn tin cậy, uy tín nhất của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam. Chương trình bình chọn và công nhận các sản phẩm, dịch vụ xuất sắc, uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam do Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2003. Các sản phẩm, dịch vụ được trao giải thưởng Sao Khuê có chất lượng, hiệu quả vượt trội luôn được khách hàng tin tưởng, lựa chọn, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, giải thưởng này còn được xem là động lực thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành phần mềm và dịch vụ CNTT có những thành tựu nghiên cứu trong tương lai, đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội về những giá trị mà giải thưởng mang lại cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay tại Việt Nam.


TS. Lê Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội
TS. Lê Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện CNTT, Đại học Quốc gia Hà Nội

PV: Thưa ông, trải qua 20 năm triển khai giải thưởng Sao Khuê để vinh danh các sản phẩm, dịch vụ xuất sắc, uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, ông nhận định như thế nào về tầm quan trọng của giải thưởng này trong bối cảnh thị trường hiện nay?

TS. Lê Quang Minh: Bất kể giải thưởng nào cũng đều mang trong mình một sứ mệnh riêng và giải thưởng Sao Khuê cũng vậy, giải thưởng nhằm vinh danh những thương hiệu tiêu biểu trong ngành phần mềm và dịch vụ CNTT của Việt Nam. Đây là bằng chứng rõ nét đảm bảo chất lượng của những sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp uy tín hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực này tại thị trường nước ta.

Đây là một sự kiện rất đáng trân trọng vì giải thưởng Sao Khuê đã duy trì đến nay được 20 năm, chúng tôi vẫn thường gọi “Sao Khuê” tức là “ngôi sao sáng nhất trên bầu trời”, mang một ý nghĩa hết sức danh giá. Bởi thế mà các doanh nghiệp lớn như Viettel, FPT hay VNPT hàng năm vẫn duy trì tham gia dự thi chương trình này, duy chỉ có năm 2023, hai doanh nghiệp Viettel và VNPT vì một lý do nào đó nên không tham dự được, bớt đi khoảng 30 sản phẩm dự thi, tuy nhiên, số lượng hồ sơ tham dự năm nay vẫn gần như bằng với số lượng năm ngoái. Đây là điều hết sức đặc biệt, cho thấy giải thưởng có một sức hút rất lớn.

Giải thưởng này không chỉ nhằm tôn vinh năng lực của các doanh nghiệp, mà thông qua đó còn giúp doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu, sản phẩm hàng hóa và được xã hội biết nhiều hơn. Từ đó trở thành những tiêu chí để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đây là những điều mà có thể nhìn thấy rõ ở một số doanh nghiệp lớn như VNPT, Viettel, FPT,… đều đã có những dấu ấn riêng, danh tiếng rõ nét trên thị trường.

PV: Được biết ông là thành viên trong hội đồng bình chọn, ông có đánh giá như thế nào về chất lượng sản phẩm dự giải năm nay? Điều đó có phản ánh như thế nào về diện mạo ngành phần mềm và dịch vụ CNTT tại Việt Nam?

TS. Lê Quang Minh: Tôi đã là thành viên hội đồng bình chọn Giải thưởng Sao Khuê khoảng 10 năm, từ năm 2014 cho đến nay. Mỗi năm tôi được tham gia chấm cỡ khoảng trên dưới 20 hồ sơ sản phẩm, đây cũng là một lượng lớn trong tổng số các hồ sơ sản phẩm dự thi.

Với mỗi sản phẩm sẽ phải hoàn thiện hồ sơ dự thi theo quy định của Ban Tổ chức, sau khi sơ loại, nếu đạt thì mới được lựa chọn đến vòng thuyết trình. Ở vòng thuyết trình, mỗi sản phẩm sẽ có thời gian trình bày và trả lời câu hỏi trước hội đồng với tổng thời gian khoảng 30 phút. Theo đánh giá chung, các hồ sơ dự thi năm nay đều là những sản phẩm đã được chuẩn bị hết sức bài bản, chất lượng cao. Các doanh nghiệp đã chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc và có nhiều sự sáng tạo.


Qua đánh giá những hồ sơ dự thi này có thể thấy rằng các sản phẩm của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT tại Việt Nam rất biết bắt kịp xu thế mới. (Ảnh minh họa)
Qua đánh giá những hồ sơ dự thi này có thể thấy rằng các sản phẩm của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT tại Việt Nam rất biết bắt kịp xu thế mới. (Ảnh minh họa)

Mặt bằng chung chất lượng dự thi năm nay cũng tốt hơn nhiều so với các mùa giải trước, thay vì trước đây các doanh nghiệp thuyết trình sản phẩm còn hơi hướng sang kiểu bán hàng thì hiện nay đã chú trọng và có sự đầu tư hơn khi trình bày sâu hơn về điểm nổi trội của công nghệ được ứng dụng, mô hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm, tính áp dụng thực tiễn,… Đây là những nỗ lực rất đáng được ghi nhận của các doanh nghiệp nhằm hoàn thiện dịch vụ, sản phẩm một cách tối đa nhất, phục vụ cho xã hội.

Qua đánh giá những hồ sơ dự thi này có thể thấy rằng, các sản phẩm của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT tại Việt Nam rất biết bắt kịp xu thế mới, có những sản phẩm đi theo đúng xu hướng hiện nay, dựa trên các công nghệ số hiện đại, ví dụ như AI, Big Data, Blockchain, IoT… Thậm chí, có cả những hệ thống liên quan đến quản lý xe điện như trạm sạc thông minh, hệ thống quản trị liên quan đến định vị, đến hệ thống xe điện,… Hay ứng dụng công nghệ liên quan đến lĩnh vực bất động sản, giúp kết nối các giao dịch thuận tiện, nhanh chóng,….

PV: Theo ông, đâu là những giá trị to lớn mà giải thưởng Sao Khuê mang lại cho cộng đồng nói chung và các cá nhân, tập thể doanh nghiệp nói riêng?

TS. Lê Quang Minh: Hiện nay chúng tôi chấm hồ sơ đăng ký giải thường Sao Khuê khá là khắt khe, hội đồng đánh giá bao giờ cũng bao gồm một thầy/cô, một nhà khoa học, một doanh nghiệp và một người thuộc phía truyền thông báo chí. Có thể thấy đây là một hội đồng có đầy đủ các góc nhìn, đa dạng yếu tố hoạt động để có thể đánh giá một cách công tâm nhất, khách quan nhất. Chính vì vậy, mà các giải thưởng Sao Khuê khi được trao cho các doanh nghiệp đều rất xứng đáng, có giá trị cao và các doanh nghiệp cũng cảm thấy hết sức hào hứng.

Bởi thế, các doanh nghiệp nhận được giải thưởng này sẽ được khẳng định được vị thế ở nhiều khía cạnh như sự độc đáo về công nghệ, độc đáo về mô hình kinh doanh, hay khẳng định về khả năng đáp ứng nhu cầu cho thị trường,… Đây cũng là bước đệm thúc đẩy sự nghiệp hoạt động của doanh nghiệp theo đúng định hướng và phù hợp với xu hướng hội nhập.


Theo TS. Lê Quang Minh, giải thưởng Sao Khuê không chỉ nhằm tôn vinh năng lực của các doanh nghiệp, mà thông qua đó còn giúp doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu, sản phẩm hàng hóa và được xã hội biết nhiều hơn. 
Theo TS. Lê Quang Minh, giải thưởng Sao Khuê không chỉ nhằm tôn vinh năng lực của các doanh nghiệp, mà thông qua đó còn giúp doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu, sản phẩm hàng hóa và được xã hội biết nhiều hơn. 

Nhiều sản phẩm sau khi được trình bày trước hội đồng đã có thêm những ý tưởng để hoàn thiện từ khía cạnh công nghệ đến mô hình kinh doanh, chính điều này cũng là một giá trị vô giá mà các doanh nghiệp nhận được khi đem sản phẩm của mình đến với với giải thưởng Sao Khuê.

Bên cạnh đó, đây cũng là sân chơi lành mạnh để các doanh nghiệp tiêu biểu có thể giao lưu, kết nối với nhau, chia sẻ những mô hình, kinh nghiệm đã làm tốt để hướng tới cùng nhau hoạt động đi lên, góp phần phát triển xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trong ngành CNTT trên thế giới.

PV: Giải thưởng Sao Khuê sẽ là động lực và truyền cảm hứng như thế nào đến các doanh nghiệp đang và mới hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam, thưa ông?

TS. Lê Quang Minh: Dù là doanh nghiệp đã hoạt động lâu hay mới đang trong quá trình khởi tạo thì đều rất quan tâm đến giải thưởng Sao Khuê và trở thành mục tiêu phấn đấu để đạt giải bởi nó có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Đối với những doanh nghiệp cũ vẫn tiếp tục đưa sản phẩm đăng ký dự thi thể hiện rằng những sản phẩm đó không thể thay thế được và nó mang những giá trị nhất định, có đóng góp to lớn cho cộng đồng và xã hội. Từ đó tạo ra sự hứng khởi các doanh nghiệp đang trong quá trình khởi tạo, động lực cho những sản phẩm mới có thể tiếp tục được nghiên cứu.

Trong quá trình đánh giá, có những sản phẩm mới bắt đầu manh nha và đang trong quá trình hoàn thiện và khởi nghiệp. Ví dụ như việc dùng căn cước công dân gắn chíp để quét ra định danh cá nhân, từ đó liên kết được đến số tài khoản ngân hàng, từ đó có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền mà không cần dùng thẻ ATM. Chúng tôi nhìn thấy sức ảnh hưởng lớn của nó đến xã hội nên sản phẩm như này sẽ luôn được ưu tiên.


Ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam hiện có thể đi ngang hàng với thế giới nhất. (Ảnh minh họa)
Ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam hiện có thể đi ngang hàng với thế giới nhất. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam hiện có thể đi ngang hàng với thế giới nhất. Bởi lẽ, hoạt động của các doanh nghiệp lĩnh vực này trong nước đang được chia ra làm hai phần: Một là các doanh nghiệp đi làm thuê cho nước ngoài, hai là các doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi số cho Việt Nam. Mặc dù công nghệ luôn thay đổi thường xuyên, cập nhật liên tục và cực kỳ nhanh nhưng các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam vẫn luôn bắt kịp xu hướng, cạnh tranh rất công bằng.

Các doanh nghiệp nước ngoài trong một số lĩnh vực muốn vào Việt Nam để cạnh tranh cũng rất khó do cản trở về mặt văn hóa, thói quen của khách hàng tại Việt Nam.

Ngoài ra, theo tôi ngành CNTT tại Việt Nam không hề thua kém gì so với ngành CNTT của nhiều nước trên thế giới, có thể coi là một ngành có sự cạnh tranh khá sòng phẳng với trong nhiều phạm vi trên bình diện thế giới, điển hình là ở Việt nam có một số trường đại học có ngành CNTT, khoa học máy tính đượ xếp hạng khá cao trên thế giới, ví dụ ngành đào tạo CNTT tại Đại học Quốc gia Hà Nội xếp thứ 500 trên thế giới thể hiện rằng chúng ta cũng rất mạnh, có thể bắt kịp rất nhanh. Điều này còn được thể hiện rõ thông qua giải thưởng Sao Khuê.

PV: Trong tương lai, ngành phần mềm và dịch vụ CNTT sẽ phát triển ra sao tại Việt Nam, thưa ông?

TS. Lê Quang Minh: Trong tương lai, chắc chắn ngành phần mền và dịch vụ CNTT sẽ phát triển hơn nữa. Trong đó, nhân lực chính là yếu tố quan trọng của sự phát triển này, nhân lực trong ngành CNTT tại Việt Nam đang ngày được bồi đắp thêm, đặc biệt là khi có những đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao của Nhà nước, các trường đại học liên tục gia cố, đổi mới phục vụ một mục đích chung là cung cấp cho thị trường một nguồn nhân lực đảm bảo.

Trong suốt những năm qua, ngành công nghệ thông tin đã có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể là trong một báo cáo năm 2020 có cho biết, nhân lực ngành công nghệ thông tin là 1.030.000 người vào năm 2020, tăng gấp 20 lần so với năm 2000, năng suất lao động gấp 7,6 lần năng suất lao động bình quân cả nước. Điều này đã đóng góp 14,3% GDP của Việt Nam, gấp 28 lần so với năm 2000 (0,5% GDP).

Có thể thấy rằng, nếu tiếp tục đà phát triển này thì ngành phần mềm và dịch vụ CNTT sẽ chiếm một vị trí quan trọng, đến năm 2030 nếu cố gắng về đích sớm sẽ nâng tổng số lao động trong lĩnh vực này thêm 1.200.000 nhân lực, tức là gấp 2 lần so với năm 2020, kỳ vọng GDP tăng lên 25%. Khi ấy thì ngành CNTT tại Việt Nam sẽ tạo được những bước phát triển đột phá trong năng suất lao động, đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian tới.

Tôi tin chắc rằng, ngành phần mềm và dịch vụ CNTT sẽ còn phát triển mạnh mẽ và khởi sắc hơn nữa dựa trên thực trạng phát triển của ngành này trong những năm gần đây, khi sự phát triển này được tích cực vận hành sẽ giúp cho con người thu thập, phân tích, xử lý và sao lưu các dữ liệu công việc một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Xin cảm ơn TS!

Châu Sa
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

3 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

3 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

3 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

3 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước