meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TS Huỳnh Thế Du: Tránh việc tín dụng ngân hàng “chảy” vào hoạt động đầu cơ, đầu tư tài sản

Thứ năm, 08/12/2022-07:12
Trao đổi với phóng viên, TS Huỳnh Thế Du (Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng việc nới room tín dụng là cần thiết, tuy nhiên, thách thức phải đối mặt là làm sao để đồng tiền đi đúng vào khu vực sản xuất kinh doanh, tránh đầu cơ, đầu tư tài sản.

200.000 tỉ đồng sẽ chảy vào nền kinh tế

Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho năm nay, với mức tăng 1,5-2%. Việc điều chỉnh, theo cơ quan quản lý, trong bối cảnh tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng cải thiện hơn. Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng theo hướng các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị cân đối phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát rủi ro kỳ hạn để đảm bảo thanh khoản, an toàn, đảm bảo khả năng chi trả.


Gần 200.000 tỉ đồng sắp được "bơm" vào nền kinh tế
Gần 200.000 tỉ đồng sắp được "bơm" vào nền kinh tế

Thực tế, vấn đề thanh khoản cho nền kinh tế đang “nóng” trong thời gian gần đây bởi “chạm trần” tín dụng. Việc nới room tín dụng, các chuyên gia cho rằng sẽ khiến doanh nghiệp “dễ thở” hơn. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, quy mô dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tính tới tháng 9 đạt gần 11,6 triệu tỉ đồng, tăng 11,05% so với cuối năm ngoái.

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI, việc Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tín dụng thêm 1,5-2% tương ứng với lượng vốn tín dụng tăng thêm khoảng 200 nghìn tỉ đồng. Như vậy, tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ vào khoảng 15,5-16% so với cuối năm 2021, nâng tổng hạn mức tín dụng cho 12 tháng vào khoảng 400 nghìn tỉ đồng.

Về tăng hạn mức tín dụng, trước đó, Thủ tướng nhấn mạnh cần công khai, minh bạch, an toàn và phải tập trung tín dụng cho đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; tăng cường giám sát để tín dụng đi đúng hướng, chống tiêu cực, trục lợi chính sách. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ người dân mua nhà ở xã hội, rà soát các dự án bất động sản để hỗ trợ cá dự án đủ điều kiện.

Lo ngại tín dụng “chảy” vào đầu tư tài sản

Các chuyên gia cho rằng việc nới room tín dụng là để phục vụ nguồn vốn lưu động cuối năm cho doanh nghiệp, chứ không phải để hỗ trợ thị trường bất động sản. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao dòng vốn này chảy đúng vào mục tiêu trên thay vì đi vào phân khúc đầu cơ.

Trao đổi với phóng viên, TS Huỳnh Thế Du cho rằng việc nới room tín dụng là cần thiết, để đảm bảo thanh khoản cho hệ thống. Tuy nhiên, thách thức phải đối mặt là làm sao để đồng tiền đi đúng vào khu vực sản xuất kinh doanh, tránh đầu cơ.

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cơ quan điều hành thì rất muốn điều này, nhưng với các doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng dùng tiền cho hoạt động đầu cơ và đầu tư tài sản của họ hơn. Lý do là trong hoạt động kinh doanh của họ có 2 phần, trong đó phần đầu cơ và đầu tư tài sản thường rất lớn, nếu hiện nay không có thanh khoản thì có thể phá sản luôn. Trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ dù có chậm một chút cũng không vấn đề gì.

“Do đó, với sự “ngược nhau” về mặt lợi ích, quan điểm giữa bên cho vay, điều hành và bên sử dụng vốn, đây sẽ là thách thức nhất trong việc cung tín dụng ra thời gian tới. Vấn đề là sẽ làm sao để đồng vốn được sử dụng đúng mục đích nhằm đưa mọi thứ trở lại ‘đường ray’ thông thường thay vì tạo thêm rắc rối trong tương lai”, ông Du nói.

Phân tích cụ thể hơn, ông Du cho rằng để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần vốn ở các dạng gồm: vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng; phát hành trái phiếu (nợ), và các khoản phải trả các đối tác. Trong một nền kinh tế, tổng nhu cầu vốn cho các hoạt động kinh tế luôn tăng. Một khoản nợ nào đó đến hạn thì cần một khoản khác bù vào.

Ví dụ, trong bối cảnh hiện tại, trục trặc đến từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang rất khó huy động. Thông thường các khoản trái phiếu đến hạn thì doanh nghiệp sẽ phát hành đợt mới để thay cho đợt cũ. Giờ đây doanh nghiệp không thể phát hành tiếp trái phiếu để quay vòng, trong khi cổ phiếu cũng khó và nợ thêm từ các đối tác khác cũng không thể gia tăng. Rất có thể có những khoản tín dụng trá hình nằm trong các khoản phải thu có thể không tiếp tục quay vòng. Như vậy, tín dụng ngân hàng coi như cứu cánh cuối cùng.


TS Huỳnh Thế Du (Đại học Fulbright Việt Nam)
TS Huỳnh Thế Du (Đại học Fulbright Việt Nam)

Ông Du cũng cho rằng tình trạng căng thẳng thanh khoản hiện nay có một phần nguyên nhân đến từ việc một phần nguồn vốn được đầu tư vào các tài sản không tạo ra dòng tiền để trả nợ và lãi vay (mua bán tài sản và có thể có các yếu tố đầu cơ). Trong bối cảnh lãi suất tăng làm cho độ vênh giữa dòng tiền phải trả (lãi và một phần gốc) và dòng tiền những người đang dùng vốn để đầu tư tài sản sẽ gia tăng.

Nêu giải pháp cho tình trạng này, ông Du cho hay cần thẩm định kế hoạch vay vốn và sử dụng vốn vay, tăng cường kiểm tra giám sát. Theo đó, cần ưu tiên cho những doanh nghiệp không có hoạt động đầu tư trước, cần giám sát để đảm bảo việc họ sử dụng đúng mục đích cho nền kinh tế.

Đối với doanh nghiệp bất động sản, ông Du cho rằng các dự án tốt thì vẫn cần được tiếp cận vốn, chỉ nên hạn chế tín dụng vào những dự án mang tính đầu cơ và không tạo ra sản phẩm thực sự cho nền kinh tế.

Ông Du cũng cho rằng cần tập trung nguồn vốn cho những hoạt động kinh tế tạo ra các dòng tiền gắn với giá trị và khoanh các khoản đầu tư/đầu cơ không tạo ra dòng tiền để xử lý sau.

“Trên thực tế, đối với nhiều người (doanh nghiệp), việc bỏ bê một chút các hoạt động kinh doanh tạo ra dòng tiền sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, trong các hoạt động đầu tư tài sản nếu không sắp xếp được nguồn vốn để quay vòng có khả năng ảnh hưởng rất lớn. Do vậy, một cách tự nhiên, nhiều doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn vốn cho nhóm không nên ưu tiên cho cả nền kinh tế. Đây sẽ là thách thức rất lớn cho các cơ quan điều hành và các tổ chức cấp tín dụng”, ông Du nêu.

Hoài Phong
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

9 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

9 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

9 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

9 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước