meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trong 1 tháng người dân, doanh nghiệp gửi hơn 126 nghìn tỷ đồng vào ngân hàng

Thứ sáu, 27/01/2023-19:01
Những con số thống kê mới được công bố khiến nhiều người phải ngạc nhiên khi số tiền người dân, doanh nghiệp gửi vào ngân hàng trong một tháng tăng cao tranh thủ lúc lãi suất đang “ngất ngưởng”.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ phía Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 11/2022 tổng số tiền gửi của khách hàng vào các tổ chức tín dụng trên cả nước đạt hơn 11,55 triệu đồng, nếu so với tổng tiền gửi cuối tháng 10/2022 thì đã tăng hơn 126.600 tỷ đồng. Kể từ tháng 3/2022 thì đây là mức tăng theo tháng cao nhất và tăng vượt bậc so với các tháng trước đó. Đặc biệt, trong tháng 11 cả tiền gửi từ người dân và các doanh nghiệp đều có dấu hiệu tăng tích cực với con số cụ thể như tiền gửi của người dân tăng vọt từ 84.597 tỷ đồng lên 5,74 triệu tỷ, đối với các doanh nghiệp con số cũng tăng ấn tượng từ 42.041 tỷ đồng lên 5,8 triệu tỷ đồng chỉ trong một tháng.


Tính đến cuối tháng 11/2022 tổng số tiền gửi của khách hàng vào các tổ chức tín dụng trên cả nước đạt hơn 11,55 triệu đồng
Tính đến cuối tháng 11/2022 tổng số tiền gửi của khách hàng vào các tổ chức tín dụng trên cả nước đạt hơn 11,55 triệu đồng

Vào ngày 26/12/2022 họp báo của Ngân hàng Nhà nước đã công bố mức tăng trưởng huy động vốn của cả năm đạt gần 6% đạt khoảng 11,6 triệu tỷ đồng trong năm 2022. So với năm 2021, tổng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp tại hệ thống tổ chức tín dụng chỉ đạt hơn 10,94 triệu tỷ đồng. Đây là mức tăng khá tích cực trong giai đoạn kinh tế, xã hội đang dần ổn định hơn sau dịch bệnh mặc dù không đạt được kết quả đáng mong đợi như nhiều năm trước. 

Lý giải về lý do những tháng cuối năm 2022 tiền gửi vào ngân hàng tăng mạnh là do lãi suất huy động của các ngân hàng đồng loạt tăng cao. Vào thời điểm tháng 11/2022 các ngân hàng có lãi suất cao nhất phải rơi vào khoảng 9 – 11%/năm đối với chu kì gửi từ 12 tháng trở lên. Thậm chí, có những ngân hàng để thu hút khách đã để lãi suất huy động lên tới hơn 11%/năm. Ví dụ, ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã đưa ra mức lãi suất 10,5%/năm đối với sản phẩm tiền gửi kỳ hạn 12 tháng với mức gửi từ 500 tỷ đồng trở lên. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng có mức lãi suất 10,2%/năm đối với khách hàng lựa chọn sản phẩm tiết kiệm Prime Saving kỳ hạn 36 tháng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng có mức lãi suất niêm yết 9,3%/năm đối với khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch có kì hạn từ 15 tháng trở lên. 

Tuy nhiên, khi tình hình của các cuộc đua lãi suất ngày một nóng và có thể gây ra những hệ luỵ thì Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã trực tiếp kêu gọi các hội viên thống nhất mức lãi suất cao nhất là 9,5%/năm để đảm bảo tính công bằng, tránh tình trạng tăng phi mã không có điểm dừng. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất trên thị trường chung đã có sự ổn định và hạ nhiệt so với thời gian trước đó. 


Vào thời điểm tháng 11/2022 các ngân hàng có lãi suất cao nhất phải rơi vào khoảng 9 – 11%/năm đối với chu kì gửi từ 12 tháng trở lên
Vào thời điểm tháng 11/2022 các ngân hàng có lãi suất cao nhất phải rơi vào khoảng 9 – 11%/năm đối với chu kì gửi từ 12 tháng trở lên

Xét trên phương diện tổng thể, mức tăng huy động vốn 6% trong năm 2022 vẫn còn khá thấp so với những năm trước đó. Năm 2019 mức tăng huy động vốn đạt 13,92%, năm 2020 mức tăng đạt 13,96% còn năm 2021 mức tăng huy động vốn đạt 9,24%. Ngoài ra, mức tăng trưởng huy động trong năm nay mới chỉ bằng một nửa so với tăng trưởng tín dụng, khi tín dụng ghi nhận tăng trưởng khoảng 14,5% trong năm 2022. Tuy con số này vẫn còn khá thấp so với những năm trước nhưng so với những tháng đầu năm 2022 thì đã có nhiều dấu hiệu tích cực hơn trong quá trình phục hồi kinh tế.

Theo nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tình trạng dư nợ tín dụng trong hệ thống vượt mức huy động trong năm qua sẽ đặt ra một bài toán khó đối với các ngân hàng. Khi ngân hàng phải chịu áp lực thu hút tiền gửi từ các cá nhân và doanh nghiệp để đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn thì đương nhiên sẽ có những chính sách tăng lãi suất mới trong năm 2023 để tăng số lượng người gửi và dòng tiền gửi vào các ngân hàng. Bên cạnh đó, các Ngân hàng TW trên thế giới vẫn còn kế hoạch tăng lãi suất thêm trong đầu năm 2023 cũng sẽ trở thành một tác động lớn đối với các ngân hàng trong nước để điều chỉnh mức tăng lãi suất sao cho phù hợp với tình hình trong và ngoài nước.

Tương tự, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng đã đưa ra một số nhận định theo hướng lãi suất sẽ còn tăng trong năm 2023. Trong vòng 6 tháng đầu năm thị trường sẽ gặp nhiều biến động và áp lực do tình hình kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi sau những cuộc khủng hoảng cục bộ. Vào thời điểm 6 tháng cuối năm lãi suất có thể đi ngành hoặc hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức khá cao chứ không tụt giảm mạnh. Theo chuyên gia dự đoán trong vòng 6 tháng đầu năm 2023 lãi suất huy động dự báo sẽ đạt đỉnh với mức tăng 1 - 1,5 điểm %. 

Năm 2023 được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ tiếp tục là một năm kinh tế, tài chính, ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết định hướng tăng trưởng tín dụng trong năm nay sẽ có dấu hiệu tăng nhẹ vào khoảng 14-15% tương đương với các năm trước. Theo nhiều chuyên gia, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng như vậy sẽ tạo ra áp lực khá lớn với tăng trưởng huy động vốn. Chính vì thế, lãi suất cũng sẽ phải tăng theo để thu hút được người gửi tiền nhưng lại phải tăng một cách có kiểm soát tránh để xảy ra tình trạng tăng bất chấp phá mọi khung lãi suất trên thị trường.


Đối với người dân và các doanh nghiệp việc gửi tiền tiết kiệm đã trở thành một “bài toán”
Đối với người dân và các doanh nghiệp việc gửi tiền tiết kiệm đã trở thành một “bài toán”

Đối với người dân và các doanh nghiệp việc gửi tiền tiết kiệm đã trở thành một “bài toán”, một kênh đầu tư mà họ phải cân nhắc kĩ lưỡng khi mức lãi suất tăng cao nhưng cũng có thể giảm mạnh khi thị trường thay đổi bất thường. Đây vẫn là một kênh đầu tư được đánh giá an toàn nhưng nếu muốn sinh lời thì lại khó dự đoán với diễn biến thị trường còn nhiều phức tạp như hiện nay.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

5 giờ trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

5 giờ trước

Tận dụng triệt để quỹ đất để gia tăng nguồn cung nhà ở

5 giờ trước

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

1 ngày trước

Người bán nhà cần cẩn trọng với chiêu trò “có khách cọc ngay” của môi giới

1 ngày trước