meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trở thành “con cưng” của MWG, chuỗi cửa hàng AVAKids đang kinh doanh ra sao?

Thứ ba, 20/09/2022-20:09
Với kết quả ban đầu khá khả quan, AVAKids đã được MWG lựa chọn thử nghiệm giai đoạn 2 cùng với quy mô từ 30-50 cửa hàng. Tính đến ngày 19/9, chuỗi AVAKids đã được nhân rộng lên con số 89 cửa hàng, chủ yếu tại khu vực miền Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Kiên Giang, Long An… dự định mở rộng ra các tỉnh miền Trung như Gia Lai, Khánh Hòa, Kon Tum…

MWG mở rộng số lượng cửa hàng AVAKids một cách thần tốc

Mới hồi đầu năm nay, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) đã thu hút sự chú ý khi công bố về việc khai trương đồng loạt 5 chuỗi bán lẻ mới, bao gồm AVAFashion – cửa hàng chuyên về thời trang, AVASports - cửa hàng chuyên kinh doanh đồ thể thao, AVAKids – chuỗi cửa hàng bán sản phẩm cho mẹ và bé, AVAJi – hệ thống bán lẻ đồng hồ, trang sức và mắt kính cùng với AVACycle – chuỗi cửa hàng bán xe đạp. Sau 2 tháng thử nghiệm, chỉ có AVAKids là được ban lãnh đạo MWG quyết định mở rộng mạnh mẽ. Ngược lại, MWG đã chấm dứt kinh doanh đối với chuỗi AVAFashion và AVAJi.

Hồi tháng 6 vừa qua, nhân lễ kỷ niệm AVAkids đạt cột mốc 50 cửa hàng, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Tổng giám đốc CTCP Thế Giới Di Động chia sẻ, doanh thu của mỗi cửa hàng AVAKids hiện đang ở mức từ 1,8 đến 2 tỷ đồng/tháng. Đây chính là cột mốc rất đáng mơ ước đối với một chuỗi cửa hàng non trẻ như vậy. Điều này đã phần nào chứng tỏ được tiềm năng của mảng mẹ và bé đối với doanh thu tổng của “ông lớn” Thế Giới Di Động trong tương lai gần, đặc biệt là trong bối cảnh công ty đang tốc lực mở mới như hiện tại. 


Hồi tháng 6 vừa qua, nhân lễ kỷ niệm AVAkids đạt cột mốc 50 cửa hàng, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Tổng giám đốc CTCP Thế Giới Di Động chia sẻ, doanh thu của mỗi cửa hàng AVAKids hiện đang ở mức từ 1,8 đến 2 tỷ đồng/tháng
Hồi tháng 6 vừa qua, nhân lễ kỷ niệm AVAkids đạt cột mốc 50 cửa hàng, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Tổng giám đốc CTCP Thế Giới Di Động chia sẻ, doanh thu của mỗi cửa hàng AVAKids hiện đang ở mức từ 1,8 đến 2 tỷ đồng/tháng

Đáng chú ý, doanh thu trực tuyến của AVAKids đang chiếm khoảng 25 đến 30%, cao hơn đáng kể khi so sánh với mức trung bình doanh thu online khoảng 16% của MWG. Điều này cho thấy, thói quen mua sắm tã sữa bỉm qua internet của các ông bố bà mẹ đã vượt qua được nhóm khách hàng đại chúng. Đồng thời, đây cũng chính là cơ sở để AVAKids đầu tư mạnh mẽ vào kênh online bên cạnh việc mở mới những cửa hàng truyền thống. 

Tuy nhiên, những cửa hàng bán hàng này chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm đã cho thấy, việc ban lãnh đạo MWG đặt mục tiêu đầy tham vọng cho chuỗi cửa hàng mẹ và bé là hoàn toàn có cơ sở. Báo cáo tháng 2 năm nay từ MWG cho thấy, với kết quả ban đầu khá khả quan, AVAKids đã được MWG lựa chọn thử nghiệm giai đoạn 2 cùng với quy mô từ 30-50 cửa hàng. Tính đến ngày 19/9, chuỗi AVAKids đã được nhân rộng lên con số 89 cửa hàng, chủ yếu tại khu vực miền Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Kiên Giang, Long An… dự định mở rộng ra các tỉnh miền Trung như Gia Lai, Khánh Hòa, Kon Tum…

Liên quan đến vấn đề này, đại diện MWG cho biết, mục tiêu từ nay đến cuối năm của MWG là có ít nhất 100 cửa hàng AVAKids, hướng đến ngôi vị dẫn đầu thị trường trong dài hạn. Lý giải về việc mở rộng thần tốc số lượng cửa hàng của AVAKids, CEO Đoàn Văn Hiểu Em cho biết: “Trong ngành mẹ và bé, AVAKids gần như là kẻ ngoại đạo. Chúng tôi tự xem mình như một công ty khởi nghiệp nên bắt buộc phải chạy đua nước rút để có thể nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với đối thủ”.


Đại diện MWG cho biết, mục tiêu từ nay đến cuối năm của MWG là có ít nhất 100 cửa hàng AVAKids, hướng đến ngôi vị dẫn đầu thị trường trong dài hạn
Đại diện MWG cho biết, mục tiêu từ nay đến cuối năm của MWG là có ít nhất 100 cửa hàng AVAKids, hướng đến ngôi vị dẫn đầu thị trường trong dài hạn

Tham vọng dẫn đầu thị trường bán lẻ sản phẩm mẹ và bé

Được biết, ước tính quy mô thị trường mẹ và bé tại Việt Nam là 7 tỷ USD. Xác định trở thành một nhà bán lẻ đa ngành, thế nên MWG không thể đặt mục tiêu dè dặt khi tấn công vào “miếng bánh” này. Dù thị trường này đã dần thành hình, tuy nhiên cả 3 chuỗi bán lẻ ra đời trước AVAKids thời điểm hiện tại mới chỉ chiếm mức độ khiêm tốn, chỉ khoảng 20% thị phần. Bên cạnh đó, những cửa hàng của các chuỗi này vẫn còn khá phân mảnh, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Đây chính là cơ hội dành cho một tên tuổi có nhiều năm kinh nghiệm trong mảng bán lẻ như Thế Giới Di Động.

Dẫn đầu thị trường sản phẩm mẹ và bé thời điểm hiện tại là Con Cưng. Theo như cập nhật trên website, Con Cưng đang có khoảng 661 cửa hàng, so với thời điểm cuối năm trước đã tăng thêm 61 cửa hàng. Được biết, doanh nghiệp này có 3 chuỗi bán lẻ hàng háng cho mẹ và bé, gồm có Con Cưng, Toycity, CF (Con Cung Fashion). Theo CEO Lưu Anh Tiens, chuỗi bán lẻ hiện chủ yếu theo mô hình cửa hàng tiện lợi. Đồng thời, đơn vị cũng có kế hoạch mở siêu thị lớn Supercenter với diện tích khoảng 2.000 m2 và 1.000 m2.


Theo như cập nhật trên website, Con Cưng đang có khoảng 661 cửa hàng, so với thời điểm cuối năm trước đã tăng thêm 61 cửa hàng
Theo như cập nhật trên website, Con Cưng đang có khoảng 661 cửa hàng, so với thời điểm cuối năm trước đã tăng thêm 61 cửa hàng

Hồi đầu năm nay, trong buổi lễ khai trương cửa hàng Supercenter đầu tiên, lãnh đạo doanh nghiệp cũng tiết lộ rằng, mục tiêu của Con Cưng đến năm 2025 là mở rộng mô hình Supercenter lên 200 đến 300 trung tâm trên cả nước. Còn với mô hình mua sắm tiện lợi, Con Cưng cũng sẽ mở rộng lên 2.000 cửa hàng, so với thời điểm hiện tại cao gấp hơn 3 lần.

Thời gian gần đây, các chuỗi khác như Kids Plaza, Bibomart cũng đã liên tục công bố thông tin về việc khai trương cửa hàng mới. Tính đến ngày 19/9, Bibomart đang có tổng cộng 159 cửa hàng và Kidsplaza có tổng cộng 156 cửa hàng. Đáng chú ý, chuỗi TutiCare (thuộc Spring Group) khác biệt so với các chuỗi bán lẻ sản phẩm mẹ và bé khác ở việc đi theo mô hình nhượng quyền thương hiệu. TutiCare cũng mới cán mốc 50 cửa hàng vào tháng 7/2022. Tổng giám đốc chuỗi - ông Lưu Văn Quảng đề ra mục tiêu đạt 100 điểm bán vào cuối năm nay qua hệ thống nhượng quyền cùng với 500 điểm bán vào cuối năm 2025. 

Việt Nam có dân số gần 100 triệu dân, khoảng 1,5 triệu trẻ em ra đời mỗi năm là những yếu tố khiến thị trường sản phẩm mẹ và bé tại Việt Nam có sức hút khổng lồ. Báo cáo từ Nielsen cho thấy, doanh thu ước tính các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho thị trường mẹ và bé hàng năm tại Việt Nam rơi vào khoảng 7 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng ở mức 30 đến 40%.

Trong các năm qua, hầu hết những chuỗi bán lẻ mặt hàng cho mẹ và bé lớn như Con Cưng, Bibomart, Kidsplaza đều ghi nhận kinh doanh có lãi. Thế nhưng, biên lợi nhuận ròng của các chuỗi này lại rất mỏng, chỉ ở mức dưới 20%. Doanh thu dù trên 1.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ ở mức vài tỷ đồng. 


Con Cưng ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, đứng đầu cả về số lượng cửa hàng, doanh thu và cả lợi nhuận, áp đảo hoàn toàn so với các chuỗi khác
Con Cưng ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, đứng đầu cả về số lượng cửa hàng, doanh thu và cả lợi nhuận, áp đảo hoàn toàn so với các chuỗi khác

Trong số đó, Con Cưng ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, đứng đầu cả về số lượng cửa hàng, doanh thu và cả lợi nhuận, áp đảo hoàn toàn so với các chuỗi khác. Trước thời điểm dịch bệnh, doanh thu của Con Cưng chỉ ở mức 938 tỷ đồng; đến năm 2021 đã tăng lên 5.764 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận sự cải thiện mạnh mẽ, từ 14,8 tỷ đồng lên mức 89,4 tỷ đồng. Với tham vọng đạt 2.000 cửa hàng theo mô hình tiện lợi cùng với 200-300 cửa hàng theo mô hình siêu thị vào năm 2025, Con Cưng kỳ vọng doanh thu sẽ cán mốc 1 tỷ USD vào năm 2023, chiếm đến 30% thị phần và đạt doanh số 2 tỷ USD vào năm 2025. 

Ngoài ra, Kidsplaza cũng ghi nhận doanh thu tăng từ 938 tỷ đồng năm 2019 lên mức 1.357 tỷ đồng vào năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận lại khá trồi sụt, 2,5 tỷ đồng vào năm 2019 nhưng đến năm 2020 lại tăng lên 15,7 tỷ, năm 2021 lại giảm xuống 12 tỷ đồng. Trong một diễn biến khác, Bibomart ghi nhận doanh thu giảm qua các năm, từ 1.524 tỷ đồng vào năm 2021 xuống chỉ còn 1.357 tỷ đồng vào năm 2022. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế cũng đã giảm từ 8,2 tỷ đồng xuống chỉ còn 6,7 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, Shoptretho hay TutiCare vẫn làm ăn thua lỗ, còn Soc&Brothers cũng giảm dần lợi nhuận giai đoạn 2019-2021.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước