Triển khai nhiều giải pháp hợp lý, kinh tế Hà Nội hồi phục và tăng trưởng mạnh
BÀI LIÊN QUAN
Việc duy trì nền kinh tế vĩ mô ổn định sẽ khiến Việt Nam trở thành “vùng an toàn kinh tế”Kinh tế phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng GDP Việt Nam tích cực đến đâu?Truyền thông Bỉ nhận định Việt Nam là “điểm sáng kinh tế” của khu vựcUBND TP. Hà Nội nhấn mạnh rằng hoạt động sản xuất và kinh doanh của Hà Nội đã phục hồi mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm nay. Có nhiều điểm nổi bật trong bức tranh kinh tế xã hội như vốn đầu tư phát triển xã hội huy động tăng cao hơn so với cùng kỳ và cân đối thu chi ngân sách được bảo đảm…
Những số liệu đáng chú ý
Hà Nội đã trở lại phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sau đại dịch nhờ biện pháp thích ứng an toàn linh hoạt. Tăng trưởng của ngành dịch vụ ghi nhận ấn tượng nhờ những hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, vận tải, văn hóa, du lịch, thể thao được thúc đẩy mạnh mẽ. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết 9 tháng đầu năm ghi nhận kinh tế xã hội của Hà Nội đạt kết quả khả quan ở nhiều ngành, lĩnh vực với tốc độ tăng trưởng khá.
Bất động sản phía Đông Hà Nội đang “nóng hừng hực”
Có gần 90% nguồn cung mới đang hiện diện tại khu vực phía Đông Hà Nội trong quý IV/2022. Điều này khiến khu Đông trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản Hà Nội. Tuy nhiên, điều mà nhà đầu tư quan tâm hiện nay là bất động sản khu Đông có đang dậy sóng như lời đồn.Hà Nội: Một khu vực ghi nhận mức giá đất tăng từ 10 triệu lên 200 triệu đồng/m2
Một số khu vực tại Hà Nội ghi nhận mức giá cho thuê căn hộ chung cư tăng khá mạnh. Con số đã tăng từ 14 - 16% so với quý trước đó. Trong khi, có nơi ghi nhận giá đất nền đã tăng từ 10 triệu lên tới 200 triệu đồng qua thời gian.Chung cư tại Hà Nội: Có dự án ở trung tâm tăng giá bán đến 1 tỷ/căn, vùng ven cũng tăng tới 200-500 triệu đồng/căn
Các chuyên gia cho biết, mức độ quan tâm tăng đã kéo theo giá bán chung cư tăng ở tất cả các phân khúc. Trong đó, giá bán chung cư của phân khúc trung cấp tăng mạnh nhất là 18%.Đặc biệt, thành phố chứng kiến chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó sản xuất và phân phối điện tăng 6%, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,9% trong khi khai khoáng giảm 5,7%.
Hầu hết các ngành đều có sản lượng hàng hóa tăng trong 9 tháng đầu năm nay vì doanh nghiệp tăng cường công suất hoạt động nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng hồi phục trở lại sau những năm dịch bệnh. Tăng trưởng của đa số các ngành đều ghi nhận con số ấn tượng, qua đó góp phần cải thiện chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp sau 9 tháng.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp qua 9 tháng đầu năm diễn ra với điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho hoa màu và gieo trồng lúa. Ngoài ra chăn nuôi cũng có sự phục hồi và phát triển cùng với hoạt động nuôi trồng thủy sản tiếp tục ổn định.
Ngoài ra, thị trường lao động việc làm cũng nhộn nhịp trở lại, giá tiêu dùng của các mặt hàng thiết yếu được kiểm soát, hoạt động văn hóa nghệ thuật thể thao được chú trọng, đồng thời an sinh xã hội cũng được bảo đảm.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết mặc dù diễn biến của kinh tế thế giới và khu vực rất phức tạp nên có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp cũng như sự quyết liệt của hệ thống chính trị đã giúp thành phố tiếp tục phát triển khả quan.
Nỗ lực thu hút nguồn vốn FDI
Trong tháng 9 vừa qua, Thành phố Hà Nội đã thu hoạch được 169,4 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong số đó có 12 dự án được điều chỉnh tăng vốn với số vốn đầu tư đăng ký đạt 140,3 triệu USD và 20 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 10,1 triệu USD. Vốn đầu tư nước ngoài đã mua cổ Phần 15 lượt với tổng giá trị đạt 19 triệu USD.
Tính tổng 9 tháng đầu năm, thành phố đã thu hút được 1.019 triệu USD vốn FDI, tăng 18% so với cùng kỳ, bao gồm 141 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 336 triệu USD và đăng ký cấp mới 262 dự án với số vốn đạt 183 triệu USD. Đồng thời, giới đầu tư nước ngoài góp vốn và mua cổ phần 286 lượt với số vốn 500 triệu USD, đã tăng 83,8%.
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú cho biết đó là kết quả khả quan để thủ đô có thể tiếp tục nắm giữ một vị trí trong nhóm các địa phương thu hút FDI hàng đầu trên cả nước.
Hà Nội Hiện đang tăng cường hình thành các khu, cụm công nghiệp mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Thế nhưng điều này cũng cần đòi hỏi thời gian và các hoạt động để xúc tiến thương mại, tập trung vào những hoạt động thực tế và nâng cao hiệu quả trong việc tìm kiếm các đối tác.
Trên thực tế, Hà Nội cần có sẵn mặt bằng đất sạch ở các khu kinh tế, khu công nghiệp để đẩy mạnh khả năng đón nhận dòng vốn FDI và tăng tính bền vững cho chuỗi kết nối. Ngoài ra cũng cần sẵn sàng về nguồn cung điện, nước, hạ tầng, kỹ thuật cũng như xử lý chất thải và có được nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tháng 9 vừa qua, Hà Nội có 2.203 doanh nghiệp đăng ký mở mới, đã tăng 93% so với năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm, có gần 22.000 doanh nghiệp tại Hà Nội đăng ký mở mới, tăng 25% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp hoạt động trở lại đạt 8.100 doanh nghiệp.
Ước tính tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tại Hà Nội 9 tháng đầu năm đạt 244.100 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ. Hà Nội đã tập trung trung triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách đồng bộ, thúc đẩy công tác kế toán cũng như tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, công tác quyết toán và chỉ đạo thực hiện chi ngân sách đúng theo quy định.
Ủy ban Nhân dân Thành phố đã yêu cầu các cấp ngành và địa phương cần nỗ lực triển khai các văn bản một cách nghiêm túc, tuân theo chỉ đạo và chương trình của thành phố về thực hiện những giải pháp và nhiệm vụ nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cả năm nay ở mức độ cao nhất. Bên cạnh đó, các ngành các cấp cũng cần tiếp tục duy trì và kiểm soát dịch bệnh và những bệnh truyền nhiễm khác.
Ngoài ra thúc đẩy tiến độ hoàn tất các công trình dự án trọng điểm thiết yếu, các dự án đầu tư hạ tầng, giao thông, hạ tầng khu công nghiệp. Dồn lực triển khai việc giải ngân vốn đầu tư công quyết liệt trong những tháng cuối năm. Cùng với đó là đẩy mạnh những biện pháp quản lý tốt giá cả thị trường và cân đối nguồn cung cầu hàng hóa và kiểm soát biến động giá chặt chẽ để có biện pháp bình ổn.
Bên cạnh đó, nỗ lực thực hiện chính sách an sinh xã hội, các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất với các đối tượng yếu thế một cách hiệu quả, trong đó có việc đảm bảo những dịch vụ thiết yếu, lương thực thực phẩm và dịch vụ y tế trong dịp Tết, đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cũng như bảo vệ phòng chống cháy nổ của các môi trường…