meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TP Hồ Chí Minh đề xuất xây dựng thêm đường sắt đô thị 

Thứ sáu, 22/04/2022-11:04
Theo Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh việc bổ sung thêm các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông toàn thành phố. 

Theo Thanh niên, Sở Giao thông Vận tải vừa gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc rà soát, cập nhật quy hoạch phát triển giao thông vận tải vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hồ Chí Minh đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060.

Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của TP Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, hệ thống giao thông đường bộ của thành phố sẽ bao gồm 6 tuyến cao tốc, 5 tuyến quốc lộ, 3 tuyến vành đai và 5 tuyến đường trên cao.

Hệ thống giao thông đường sắt sẽ gồm 4 tuyến đường sắt quốc gia, 8 tuyến đường sắt đô thị và 3 tuyến tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (Tramway hoặc Monorail). Bên cạnh đó, 6 tuyến xe buýt nhanh (BRT) cũng sẽ được thành phố xây dựng cùng với hệ thống giao thông đường thủy nội địa, hệ thống cảng biển đồng bộ.


Tình trạng ùn tắc thường xuyên diễn ra do hệ thống giao thông không đáp ứng tốc độ gia tăng dân số của TP Hồ Chí Minh.
Tình trạng ùn tắc thường xuyên diễn ra do hệ thống giao thông không đáp ứng tốc độ gia tăng dân số của TP Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, qua khảo sát của Sở Giao thông vận tải, hiện nay tiến độ thực hiện quy hoạch nêu trên còn chậm, chưa đồng bộ với quy mô dân số và tương xứng với vị trí, vai trò đầu tàu về phát triển kinh tế của thành phố trong khu vực.

"TP Hồ Chí Minh hiện đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, không chỉ thể hiện ở việc gia tăng dân số mà cả ở tiến trình cơ giới hóa, tăng trưởng kinh tế và những thay đổi trong lối sống của người dân. Do đó, cần nghiên cứu đánh giá quy hoạch, rà soát tổng thể toàn bộ hiện trạng mạng lưới giao thông thành phố (đường bộ, đường sắt, đường thủy) và dự báo biến động dân số, nhu cầu đi lại gắn với định hướng phát triển trong thời gian tới, khi vùng đô thị của TP Hồ Chí Minh tiếp tục được mở rộng, kết nối với các đô thị xung quanh của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An" - lãnh đạo ngành giao thông thành phố nhận định.

Vì vậy, Sở Giao thông vận tải đã đề xuất Sở Quy hoạch Kiến trúc rà soát, đánh giá, phân cấp chức năng, phân định rõ vai trò của các loại hình dịch vụ vận tải công cộng (đường sắt khối lượng lớn, Monorail, Tramway, AGT, BRT, xe buýt thường,...); đường sắt chuyên dụng.

Từ đó, nghiên cứu bổ sung quy hoạch hệ thống đường sắt chuyên dụng kết nối giữa các cảng hàng hóa và cảng container khu vực TP Thủ Đức và khu vực dọc sông Sài Gòn, kết nối cảng các tỉnh thành lân cận.

Cụ thể, tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Sở Giao thông Vận tải đề xuất nghiên cứu, bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối nhà ga T1, T2 (đang khai thác) và T3 (sắp xây dựng). Tuyến đường sắt nhẹ đi theo Vành đai 2 - Phạm Văn Đồng cũng được đề xuất thêm vào quy hoạch, nhằm kết nối và trung chuyển hành khách giữa hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành, dự kiến khai thác năm 2025.

Cũng tại khu vực sân bay, tuyến đường sắt nhẹ, monorail kết nối các tuyến Metro Số 2 (Bến Thành - Tham Lương), Số 5 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) và Số 4 (Thạnh Xuân - khu đô thị Hiệp Phước) được đề nghị bổ sung để thay thế tuyến Metro Số 4b (dài 3,2 km, đi ngầm) được quy hoạch trước đó.


Ga Rạch Chiếc - một trong 11 ga trên cao của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). 
Ga Rạch Chiếc - một trong 11 ga trên cao của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). 

Ngoài ra, việc bổ sung thêm hệ thống đường sắt chuyên dụng kết nối các cảng hàng hóa, container tại TP Thủ Đức và dọc sông Sài Gòn cũng được đề nghị. Hệ thống này sẽ có tác dụng liên kết các tỉnh thành lân cận có các cụm công nghiệp lớn như Cát Lái, Trường Thọ, Phú Hữu, trong tương lai có thêm ICD Long Bình,...

Ngoài các dự án trên, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị nghiên cứu quản lý quy hoạch hành lang hệ thống sông, kênh rạch, cảnh quan, kiến trúc đô thị đường ven sông...

Vào tháng 9/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn năm 2060. Theo đó, dự báo năm 2040, dân số toàn TP Hồ Chí Minh 13 - 14 triệu người; đất đai phát triển đô thị 100.000-110.000 ha.

TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu mối về giao thông quan trọng bậc nhất của vùng Đông Nam Bộ nói riêng và của quốc gia nói chung. Đây là trong tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên kết vùng và các loại hình vận tải đa phương thức của vùng. 

Theo: Thanh niên
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước