meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đặt ga C9 tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo gần 36.000 tỷ ngoài vùng bảo vệ II của hồ Hoàn Kiếm 

Thứ sáu, 25/03/2022-09:03
UBND TP Hà Nội đã thống nhất phương án quy hoạch tổng mặt bằng ga C9 thuộc dự án đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Ngày 23/3, Văn phòng UBND TP Hà Nội có văn bản thông báo kết luận của ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP tại cuộc họp ngày 17/3 của UBND thành phố với đại diện Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội và các Bộ: Văn hóa, Thể thao và du lịch, Giao thông vận tải, Xây dựng về xem xét thống nhất phương án quy hoạch tổng thể mặt bằng ga ngầm C9 thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 2), đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (giai đoạn 1). 

Theo đó, Hà Nội thống nhất đề xuất theo phương án 1 để làm cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo giai đoạn 1, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định và đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư.


Phối cảnh ga C9 tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Phối cảnh ga C9 tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Cụ thể, tại phương án 1, kết cấu ga ngầm C9 và đoạn tuyến đưa ra khỏi vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Nằm dưới đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước trụ sở Tổng công ty Điện lực Hà Nội và trụ sở HĐND-UBND TP Hà Nội.

Theo thiết kế, ga C9 dài 202,4 m, rộng 15m, sâu 31m và có 2 cửa lên xuống. Kết cấu ga cách tòa nhà gần nhất khoảng 3m. Điểm đầu nhà ga C9 cách Tháp Bút khoảng 97m và hình chiếu cách Tháp Bút khoảng 30m.

Nhà ga được thiết kế thành ga xếp chồng 4 tầng, tuyến hầm phải điều chỉnh kết cấu từ đi song song đồng mức sang đi xếp chồng dẫn đến giảm phạm vi ảnh hưởng và thu hẹp hành lang tuyến, hạn chế ảnh hưởng đến vùng bảo vệ II của di tích. 

Sảnh chờ, hệ thống bán vé ở tầng 1, tầng 2 và 4 phục vụ đón trả khách, tầng 3 chứa thiết bị. Lối lên xuống ga C9 sẽ không nằm trong vùng bảo vệ II của di tích danh thắng Hồ Hoàn Kiếm. Nhằm đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng thủ đô, Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô mà đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Biện pháp thi công nhà ga C9 phải đảm bảo không tạo ra rung chấn, ảnh hưởng đến các di tích quốc gia đặc biệt. 

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), phương án 1 này được đánh giá ít tác động đến khu vực di tích quốc gia đặc biệt được bảo vệ. Tuy nhiên, khi thi công sẽ nảy sinh các yếu tố kỹ thuật phức tạp, diện tích mặt bằng cần giải phóng tăng, khiến đội chi phí. 

Đoạn hầm ngầm từ ga C8 đến C10 ước tính tổng chi phí xây dựng là hơn 4.310 tỷ đồng, so với phương án thứ 2 thì cao hơn 440 tỷ đồng. Với thiết kế ga xếp chồng 4 tầng thì có thể gây lún nền và rủi ro xây dựng do đất phủ mỏng. 


Biện pháp thi công nhà ga C9 phải đảm bảo không tạo ra rung chấn, ảnh hưởng đến di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Biện pháp thi công nhà ga C9 phải đảm bảo không tạo ra rung chấn, ảnh hưởng đến di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Ngoài phương án 1, UBND TP Hà Nội lấy ý kiến các bộ, ngành thêm 2 phương án thiết kế nữa để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

Phương án 2, giữ nguyên như ban đầu, cơ bản thân ga và cửa lên xuống số 3 nằm trong vùng bảo vệ II của của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Đồng thời chưa nhận được sự đồng thuận của Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Phương án 3, bỏ ga ngầm C9 hoặc lùi thời điểm xây dựng sau khi tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đi vào vận hành. Phương án này có phí thấp nhất trong 3 phương án đề xuất. Tuy nhiên, lại không phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng thủ đô và Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phương án này còn gây ảnh hưởng tới kỹ thuật chạy tàu, ảnh hưởng đến năng lực vận hành và khách công cộng, mục tiêu dự án và các tuyến đường sắt đô thị liên quan.

Nếu ga C9 được xây dựng sau khi tuyến metro đi vào khai thác vận hành gây khó khăn, phức tạp về kỹ thuật, về đảm bảo an toàn hành khách, thời gian thi công kéo dài… dẫn tới tăng chi phí xây dựng.

MRB đề xuất cân nhắc lựa chọn phương án 2 và phương án 3 nhằm tránh các thủ tục bổ sung phức tạp và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Tuy nhiên, ở phương án 2, phần cơ bản thân ga và cửa lên xuống số 3 nằm trong vùng bảo vệ II của khu vực di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Đồng thời 2 phương án này chưa nhận được sự đồng thuận của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

17 giờ trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

17 giờ trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

17 giờ trước

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

1 ngày trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

1 ngày trước