meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đường Vành đai 3 và 4 TP Hồ Chí Minh: Địa phương kiến nghị đẩy nhanh tiến độ

Thứ năm, 24/03/2022-17:03
Theo kế hoạch, trung ương bố trí vốn cho đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 – 2027, còn đường Vành đai 4 là năm 2030 hoàn thành. Tuy nhiên, hai địa phương Bình Dương và TP Hồ Chí Minh kiến nghị cho cơ chế để đẩy nhanh hơn.

Phấn đấu hoàn thành Vành đai 3 trong năm 2024

Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh để rà soát, hoàn thiện báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ủy quyền cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập tờ trình gửi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án giao thông này.


Sơ đồ tuyến Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.
Sơ đồ tuyến Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, hiện tuyến đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh qua tỉnh này đã được hoàn thành hơn 50%. Cụ thể, tổng chiều dài tuyến đường qua tỉnh Bình Dương là 26km, hiện nay tỉnh đã đầu tư và đưa vào sử dụng hơn 15 km. Hiện còn hơn 10km nữa, tỉnh Bình Dương cần nguồn vốn 19.399 tỷ đồng. Số vốn này đã được Thủ tướng chấp thuận phân bổ từ nguồn ngân sách trung ương 50%, phần còn lại tỉnh tự cân đối. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cho rằng, cần có cơ chế hỗ trợ về vốn, thu hồi đất để có thể sớm hoàn thành các đoạn của Vành đai 3, 4 TP Hồ Chí Minh qua tỉnh này, không cần kéo dài theo kế hoạch chung như hiện nay.

Cụ thể, nguồn vốn 19.300 tỷ nói trên được phân bổ trong giai đoạn 2022-2027. Nhưng Bình Dương kiến nghị được cấp vốn trong hai năm tới, phần của tỉnh sẽ bố trí để có thể hoàn thành dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh qua tỉnh Bình Dương trong năm 2024. Như vậy, nếu đề xuất này của Bình Dương được thông qua, dự án sẽ rút ngắn được 3 năm.

Với dự án đường Vành đai 4, đoạn qua tỉnh Bình Dương có chiều dài hơn 48 km, bắt đầu từ cầu Thủ Biên (qua sông Đồng Nai) đến sông Sài Gòn. Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành tổng cộng hơn 26 km, hiện chỉ còn 21km chưa được đầu tư. Tương tự như đường Vành đai 3, Bình Dương kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho tỉnh đầu tư các đoạn còn lại để có thể hoàn thành trong năm 2024, bằng các nguồn vốn hỗn hợp. Tỉnh sẽ sử dụng ngân sách địa phương để giải phóng mặt bằng, xây lắp sẽ sử dụng chi phí từ các chủ đầu tư khu đô thị, khu công nghiệp mà dự án chạy qua. Như vậy, với đường Vành đai 4, nếu kiến nghị trên được chấp nhận, sẽ rút ngắn 6 năm.

Đề xuất các giải pháp, cơ chế cho đường Vành đai 4

Trong một diễn biến liên quan, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh đã báo cáo Chính phủ các giải pháp, cơ chế mà địa phương này đề xuất để hai dự án trên về đích sớm. 

Theo đó, TP Hồ Chí Minh đề xuất việc đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 áp dụng giống như cơ chế dành cho dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đã được QUốc hội thông qua ngày 11/1/2022. 


Sơ đồ tuyến Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh. 
Sơ đồ tuyến Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh. 

TP Hồ Chí Minh kiến nghị thành lập một quỹ đầu tư chung của các địa phương trong vùng. Qũy này sẽ phát hành trái phiếu nhằm đầu tư hạ tầng, thu hồi vốn từ khai thác quỹ đất dọc tuyến, thu phí để trả nợ, giảm sự phụ thuộc ngân sách từ trung ương. Trong đó, TP Hồ Chí Minh là đơn vị điều phối, tạo thế tự chủ về vốn để đầu tư các công trình giao thông chiến lược.

Đồng thời, hệ thống chính trị cần vào cuộc quyết liệt trong việc triển khai, cơ chế thực hiện, trách nhiệm cá nhân… Áp dụng cơ chế giải phóng mặt bằng đặc thù để bồi thường, tái định cư hiệu quả hơn. Xác định rõ tình trạng pháp lý của đất để có giải pháp phù hợp.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An khẩn trương báo cáo lên Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, để đảm bảo cơ sở pháp lý về chủ trương triển khai dự án, trước khi Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án tại kỳ họp thứ 3 diễn ra vào tháng 5 tới đây. 

Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh giai đoạn 1 có vốn đầu tư khoảng 75.378 tỷ đồng, dài 76,34 km đi qua TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.

Đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh có vốn đầu tư dự kiến khoảng 100.000 tỷ đồng, đi qua 5 tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

13 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

13 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

13 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

13 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

13 giờ trước