meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tổng thống Joe Biden chỉ trích các công ty năng lượng, đưa những "gã khổng lồ" dầu khí của Mỹ vào thế khó 

Chủ nhật, 26/06/2022-23:06
Sau khi Tổng thống Mỹ Biden chỉ trích các công ty dầu khí của nước này về việc thu lợi nhuận kếch xù giữa lúc các hộ gia đình trong nước phải đối mặt với tình trạng giá xăng tăng cao đã thách thức một trong những "trụ cột" ở nước này. 

"Trụ cột" ở đây chính là khuyến khích các công ty Mỹ kiếm lời nhiều nhất có thể một cách hợp pháp đồng thời hướng những khoản tiền lời đó về lại với các nhà đầu tư. 

Nghĩa vụ và trách nhiệm của các công ty Mỹ trong việc giảm lạm phát 

Vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với các công ty Shell pc, Exxon Mobil Corp, Chevron Corp và những "gã khổng lồ" dầu khí khác rằng trong bối cảnh này họ có thêm một trách nhiệm mới. Đó là phải dùng mọi cách để có làm giảm giá xăng, đây chính là yếu tố đang làm giảm khả năng chi tiêu của người Mỹ dẫn đến thúc đẩy lạm phát.


Biểu tượng của công ty năng lượng Royal Dutch Shell tại một trạm xăng ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Biểu tượng của công ty năng lượng Royal Dutch Shell tại một trạm xăng ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

"Chúng tôi coi đó là nghĩa vụ của những người yêu nước", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean Pierre cho biết. Bà còn nói rằng xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine chính là nguyên nhân khiến cho giá khí đốt ngày một tăng cao. "Chúng tôi biết nguyên nhân là do những căng thẳng địa chính trị tạo ra", bà chính là nguyên nhân khiến cho nói.

Thế nhưng các công ty dầu mỏ và nhà máy lọc dầu trong nước cũng có trách nhiệm trong việc này. Bà Karine Jean Pierre cho rằng, những gì mà các công ty này đã và đang làm chính là lợi dụng điều kiện khó khăn của thị trường năng lượng thế giới để kiếm lời về cho mình.

Bên cạnh đó, Nhà Trắng còn đặc biệt lưu tâm tới việc mua lại cổ phần trong ngành năng lượng đã tăng vọt, mang đến cho giới đầu tư những khoản lợi nhuận mà chính quyền muốn dùng để đầu tư vào công suất lọc dầu và góp phần làm giảm giá xăng trong nước.

Tuy nhiên, những chỉ trích của Tổng thống đã vấp phải sự phản đối đến từ các nhà điều hành trong ngành dầu khí và các nhóm thương mại. Giám đốc chính sách của Phòng Thương mại mỹ, ông Neil Bradley, một nhóm vận động hành lang ủng hộ doanh nghiệp cho biết: "Vấn đề chúng ta nói ở đây là nói về các yếu tố và chức năng của thị trường."

Giám đốc Bradley và các quan chức trong ngành dầu khí cho rằng để có thể ổn định thị trường năng lượng thì chính quyền nên loại bỏ thuế nhập khẩu và cắt giảm các quy định để cho phép các hoạt động sản xuất cũng như tinh chế nhiên liệu hóa thạch trong nước được thực hiện nhiều hơn. Khi chính phủ làm được điều này sẽ phát tín hiệu cho các thị trường năng lượng, điều đó sẽ là dấu hiệu thể hiện rằng nguồn cung dầu khí sẽ tăng lên.


Công nhân đang vận hành tại đường ống dẫn khí đốt của Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Công nhân đang vận hành tại đường ống dẫn khí đốt của Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN

Chính phủ Mỹ can thiệp vào liệu có thể giải quyết được vấn đề một cách tốt nhất?

Ý tưởng của Chính phủ Mỹ với mong muốn các giám đốc điều hành của các công ty Mỹ cần phục vụ lợi ích của các đối tượng khác ngoài các nhà đầu tư và cổ đông, đồng thời nhận tín hiệu từ những đối tượng khác ngoài thị trường, đây không phải điều mới mẻ ở nước Mỹ.

Những động thái gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden thể hiện cam kết suy nghĩ lại về vai trò của các công ty, giám đốc điều hành cũng như những người giàu có ở nước Mỹ. Bên cạnh đó là những gì mà người lao động và công dân trung bình xứng đáng được hưởng, những người mà chính phủ Mỹ nên bảo vệ và ủng hộ. 

Ngay cả ông Joe Biden, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình cũng đã cam kết sẽ khắc phục tình trạng bất bình đẳng ở nước Mỹ bằng việc tăng lương và buộc các công ty của nước này phải trả thêm "phần trăm công bằng" về thuế.

Khi lạm phát dần tăng cao đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người dân nghèo của nước Mỹ vì họ phải dành phần lớn thu nhập của mình cho nhiên liệu và thực phẩm. Vào mùa hè năm 2019, CEO của hơn 180 công ty Mỹ trong đó có cả Exxon và Chevron đã cam kết rằng học sẽ không chỉ phục vụ lợi ích của các cổ đông mà còn phục vụ cho lợi ích của nhân viên, khách hàng, cộng đồng, các nhà cung cấp để có thể xây dựng được "một nền kinh tế phục cho cho tất cả người dân Mỹ."


Lạm phát đã ảnh hưởng đến chi tiêu hàng ngày của người dân Mỹ 
Lạm phát đã ảnh hưởng đến chi tiêu hàng ngày của người dân Mỹ 

60 năm trước, trong bối cảnh phải kiềm chế giá thép, cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã chỉ trích "số ít giám đốc điều hành ngành theo theo đuổi quyền lực cá nhân và thu về một khoản lợi nhuận không hề tương xứng với tinh thần và trách nghiệm đối với cộng đồng."

Bài phát biểu này của ông Kennedy và tháng 4/1962 cũng là lời đáp trả đối với việc các công ty thép nước này đồng loạt báo tăng giá thép thêm 6 USD/tấn. Ngay hôm sau khi có bài phát biểu của tổng thống thì các công ty này đã hủy bỏ việc tăng giá.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì có nhiều điều khác biệt hơn. Hiện nay, lợi nhuận của các công ty thép đang ngày càng giảm, nhập khẩu thì tăng lên trong khi giá cổ phiếu lại giảm.

Trong buổi công bố khoản thu đáng thất vọng của công ty mình, Giám đốc điều hành Tập đoàn Thép Mỹ Roger Blough đã chi với các cổ đông của mình rằng: "Tôi không thể hiểu được khái niệm cho rằng chính phủ có thể phục vụ lợi ích quốc gia (trong thời bình) bằng cách sử dụng luật pháp hoặc các công cụ khác để có thể trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát giá cả trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh như ở nước Mỹ."

Một thành viên cao cấp về nghiên cứu kinh tế tại viện nghiên cứu trung tâm Brookings, cho biết việc "ngầm đe dọa" các công ty để giúp lạm phát kinh tế là việc làm chưa bao giờ mang lại hiệu quả. Theo như chuyên gia này thì "Sự thất vọng của Tổng thống Biden là dễ hiểu vì hiện nay không có công cụ nào hữu hiệu có thể giảm lạm phát mà không đẩy toàn bộ kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái."

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước