sub-1-1657465942.jpg
 

Với sự phát triển nhanh, mạnh của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian vừa qua cũng là một yếu tố tạo động lực lớn cho thị trường bất động sản Thái Nguyên bứt tốc. Tận dụng lợi thế từ vị trí chiến lược nằm tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, chỉ cách sân bay Nội Bài 70km, là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa đồng bằng Bắc Bộ, hàng năm Thái Nguyên đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các hệ thống giao thông theo hướng hiện đại, gia tăng tính kết nối giữa tỉnh với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

a1-1657467189.jpg
 

Hàng loạt các tuyến đường giao thông được xây dựng đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa Thái Nguyên với các tỉnh cận kề Thủ đô Hà Nội, thu hút nhiều nhà đầu tư đến với “thành phố gang thép”. Đơn cử có thể kể đến như quốc lộ 3 mới (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên), đường Vành đai 5 Vùng Thủ đô Hà Nội, cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới kết nối các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng…

Mới nhất, tỉnh này đã phê duyệt chủ trương xây đường kết nối Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc có chiều dài 42,47km với tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, với mục tiêu kết nối tỉnh với Bắc Giang, Vĩnh Phúc thông qua 5 tuyến đường cao tốc phía Bắc…

sub-2-1657466544.jpg
 

Hiện nay, có thể nói tỉnh Thái Nguyên đang bước vào giai đoạn chín muồi của sự phát triển kinh tế - xã hôi. Tuy vậy, khác với một số địa phương lân cận xuất hiện các cuộc tháo chạy của các nhà đầu tư “ôm hàng” vì trót dại theo sốt ảo, thì thị trường Thái Nguyên vẫn phát triển, tiếp tục hút dòng tiền đầu tư.

Giá trị của bất động sản Thái Nguyên được cho là đúng với giá trị thực tế. Hàng loạt sản phẩm có tỷ lệ giao dịch cao và tăng giá chủ yếu là các dự án có quy hoạch, tiện ích đồng bộ, của các chủ đầu tư nhiều kinh nghiệm. Đây là nhóm sản phẩm đúng khẩu vị của người dân có nhu cầu về nhà ở, cũng như các nhà đầu tư theo trường phái “đánh chắc thắng chắc”.

a2-1657467541.jpg
 

Theo báo cáo nghiên cứu hồi năm ngoái của Batdongsan.com.vn, Thái Nguyên thuộc nhóm có mức độ quan tâm đất nền ít sụt giảm nhất so với quý trước, chỉ 6%. Trong khi mức giảm của Bắc Giang là 38%, Bắc Ninh là 35%.

Các nhà đầu tư nhờ đó có tâm lý thoải mái, an tâm hơn khi các sản phẩm trong danh mục vẫn bảo toàn giá trị, hoàn toàn có tiềm năng sinh lợi khi thị trường phục hồi trong trung hạn và dài hạn, nhất là khi các chiến dịch tiêm chủng toàn dân ngày càng mở rộng và tăng tốc, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường cũ.

sub-3-1657466544.jpg
 

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên được xem là vùng trũng thu hút dòng vốn đầu tư của khối ngoại, trong đó có những tập đoàn tầm cỡ thế giới như Samsung (Hàn Quốc), Alutec Vina (Hàn Quốc). Với các thế mạnh về vị trí địa lý, đặc biệt là môi trường đầu tư thông thoáng, “xứ trà” trong 6 tháng cuối năm 2021 vẫn duy trì vị thế là điểm sáng FDI phía Bắc bất chấp dịch bệnh Covid -19 hoành hoành.

a3-1657467743.jpg
 

Theo công bố mới nhất, UBND tỉnh Thái Nguyên đã cấp mới 5 giấy chứng nhận đầu tư FDI với tổng số vốn đăng ký lên đến 6,8 triệu USD, đồng thời điều chỉnh tăng vốn 5 lượt với tổng số vốn đăng ký thêm là 50,6 triệu USD. Các dự án FDI tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp với gần 130 dự án.

Giới chuyên gia dự đoán hàng loạt các khu, cụm công nghiệp sẽ liên tục được xây dựng mới hoặc mở rộng để gia tăng năng suất, sản lượng bù đắp cho giai đoạn dịch bệnh. Đồng nghĩa với việc hàng chục nghìn lao động sẽ được tuyển bổ sung, trong đó bao gồm giới chuyên gia, trí thức trình độ cao cũng sẽ chọn Thái Nguyên sinh sống và làm việc, vì thế, nhu cầu bất động sản từ đó cũng tăng trưởng tỷ lệ thuận.

sub-4-1657466544.jpg
 

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội chỉ hơn một giờ đồng hồ di chuyển và sân bay quốc tế Nội Bài 40 phút. Vì thế, tỉnh Thái Nguyên được xem là điểm nối giữa Hà Nội và các tỉnh vùng núi phía Bắc, là vùng trợ lực đặc biệt quan trọng với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh các chiến lược đô thị hóa nhằm đưa kinh tế nói chung, cũng như thị trường bất động sản phát triển đúng theo tiềm lực đó. Chiến lược tập trung vào các mũi nhọn chính gồm xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, nâng cao chất lượng đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, chú trọng quy hoạch và hoàn thiện các khu đô thị mới, giãn dân trong khu vực nội thành, phát triển mạnh quỹ nhà ở…

a4-1657468479.jpg
 

Theo đó, tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ đô thị hóa hồi năm 2020 đạt mức 36%. Bộ mặt đô thị được quy hoạch bài bản trở nên khang trang, hiện đại, không còn cảnh “vườn không nhà trống” như 10 năm trước đây, thay vào đó là những khu dân cư quy hoạch hoàn chỉnh, các tuyến phố thương mại sầm uất giao thương. Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ dân sống ở thành thị đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 2 trong vùng Thủ đô (chỉ sau TP. Hà Nội). 

Theo dự báo trung hạn của các chuyên gia, nếu duy trì tốc độ đô thị hóa trong giai đoạn 2021-2025 lên 40,5%, sắp tới tỉnh Thái Nguyên còn sẽ mọc lên các cụm dân cư hoặc khu công nghiệp mới, nhu cầu về nhà ở của lực lượng kỹ sư, chuyên gia, người lao động đến sống và làm việc cũng tăng lên theo.

a5-1657468878.jpg
 

Đây được cho là động lực quan trọng để thành phố đẩy mạnh điều chỉnh quy hoạch địa giới trong giai đoạn 2025-2035 với quy mô phần mở rộng thêm sẽ có diện tích hơn 22.300 ha (2035), lấy sông Cầu làm trục không gian chính để kiến tạo thành phố sáng tạo bên sông. Khu vực này có địa hình bằng phẳng, hạ tầng giao thông thuận tiện. Mục tiêu của phương án này là nhằm khai thác cảnh quan thiên nhiên dọc hai bên sông, kiến tạo các tòa cao ốc, đô thị khang trang, hiện đại ven sông.

sub-5-1657466545.jpg
 

Bất động sản công nghiệp và vùng ven đang được đánh giá những điểm sáng đầu tư của thị trường bất động sản trong thời gian những năm gần đây nhờ vào chính sách thu hút đầu tư.

Trưởng Bộ phận Môi giới dịch vụ khu công nghiệp, Công ty Collier Việt Nam cho rằng, năm 2022, bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục tỏa sáng khi đại dịch cơ bản được kiểm soát. Sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc cũng như một loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết làm gia tăng nhu cầu về đất công nghiệp trên cả nước, thu hút không chỉ nhu cầu nội địa mà còn là thỏi nam châm hút vốn nhà sản xuất nước ngoài. Bên cạnh đó, với đà tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, mảng dịch vụ logistics cũng hứa hẹn tiềm năng lớn.

Trước tiềm năng đầu tư bất động sản Thái Nguyên, thành phố Phổ Yên trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Đặc biệt, sau khi được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh vào đầu năm 2022, bất động sản Phổ Yên lên giá từng ngày. Theo khảo sát, đất thổ cư trước đây có giá trung bình 8 - 10 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng lên ngưỡng 25 - 40 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí và đang tiếp tục tăng lên theo thời gian.

a6-1657469473.jpg
 

Vì thế, nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đến vùng đất này, tuy nhiên đây chưa phải là mức giá cao so với tiềm năng sẵn có về quy hoạch đô thị và thu hút đầu tư ở Phổ Yên. Theo đó, giá đất ở Phổ Yên, Thái Nguyên, đặc biệt tại các khu giáp cao tốc, khu công nghiệp lớn như Yên Bình, Điềm Thụy… vẫn còn dư địa tăng giá so với mặt bằng chung.

Đánh giá về lợi thế của bất động sản khu công nghiệp và vùng phụ cận Phổ Yên, các chuyên gia bất động sản cho biết nhiều lý do để bất động sản Phổ Yên có sức hấp dẫn lớn.

Có thể thấy, sự phát triển của các khu công nghiệp và cụm công nghiệp nhanh chóng kéo theo làn sóng di cư, nhu cầu nhà ở và dịch vụ của bộ phận không nhỏ kỹ sư, chuyên gia, người lao động đổ về Phổ Yên sống và làm việc. Đặc biệt trong bối cảnh Tập đoàn Samsung vừa bổ sung gần 1 tỷ USD vốn tại khu công nghiệp Yên Bình, một trong các khu công nghiệp lớn nhất tại đây.

a7-1657469705.jpg
 

Bên cạnh đó, tài nguyên đất, quỹ đất ở Phổ Yên còn nhiều dư địa phát triển để các nhà đầu tư tìm đến, đặc biệt là phân khúc đất nền ven các khu công nghiệp lớn. Mặt bằng giá nơi đây còn đang rẻ, là cơ hội để các nhà đầu tư mua tích sản hoặc đầu tư xây dựng các khu shop thương mại, khu nhà ở đón sóng tăng trưởng.

Thành phố Phổ Yên rất gần với Thủ đô Hà Nội. Từ Thị xã Phổ Yên vào trung tâm Hà Nội chỉ hết khoảng 45 phút di chuyển, do đó nhà đầu tư hoàn toàn có thể nghĩ tới việc sở hữu một dòng tài sản thứ hai có giá trị không nhỏ tại vùng ven Hà Nội.

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng mạnh nhất khu vực năm 2022, đạt 7,5% (theo Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO), người siêu giàu Việt Nam tăng mạnh cùng nhu cầu sở hữu bất động sản với 1.551 người siêu giàu (tài sản trên 30 triệu USD) và 114.807 người giàu (tài sản trên 1 triệu USD) vào năm 2026 với gần 2/3 lượng tài sản của giới siêu giàu được phân bổ vào bất động sản (báo cáo Thịnh Vượng mới nhất của Knight Frank), đây được xem là thị trường tiềm năng lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư.

sub-6-1657466544.jpg
 

Đánh giá về triển vọng thị trường bất động sản và các phân khúc bất động sản trong quý II/2022, khảo sát của Batdongsan.com.vn dự báo xu hướng tăng trưởng ở hầu hết các phân khúc, trong đó phân khúc bất động sản công nghiệp, đất nền, nhà ở có nhiều khả năng tăng trưởng mạnh nhất.

Các chuyên gia dự báo, xu hướng thị trường bất động sản tại các tỉnh có các khu công nghiệp quy mô như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên…có sự tăng trưởng mạnh nhờ nguồn cầu bất động sản vùng ven khu công nghiệp vẫn đang là điểm sáng của thị trường.

Được biết đến là địa phương chú trọng đầu tư hạ tầng với tốc độ đô thị hóa nhanh, Thái Nguyên hiện có 13 đô thị hiện hữu, tính đến năm 2025 sẽ có thêm 06 đô thị mới. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ đô thị hóa 45% và đến năm 2035 đạt 50%.

Mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức lễ khởi công xây dựng tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc với  tổng mức đầu tư 3.781 tỷ đồng. Tuyến đường được kỳ vọng tạo thế và lực, góp phần xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm của vùng kinh tế trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

a8-1657472335.jpg
 

Trong 10 năm qua, tốc độ công nghiệp hóa của Thái Nguyên luôn nằm trong Top đầu cả nước; năm 2021 thu ngân sách tỉnh đạt 18.000 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế năm GRDP đạt 6,51%. Hiện nay, toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp (KCN), với diện tích 2.395 ha; hiện có 6/7 KCN đã đi vào hoạt động. Các KCN của tỉnh được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kết nối giao thông thuận tiện.

Đặc biệt, Thái Nguyên đứng thứ 2 với việc thu hút được 924 triệu USD vốn FDI, chiếm gần 18,5% tổng vốn FDI cả nước trong kỳ (Theo số liệu FDI 2 tháng đầu năm). Nhờ sở hữu những yếu tố triển vọng: kinh tế, hạ tầng giao thông, thu hút FDI, định hướng phát triển đô thị, thị trường địa ốc tiềm năng, thị trường bất động sản Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền.

sub-7-1657466544.jpg
 

Thời gian qua, nhiều “ông lớn” bất động sản đã “đổ bộ” về Thái Nguyên, giúp thị trường trở nên sôi động hơn, góp phần tạo thêm “lực đẩy” cho thị trường bất động sản. Có thể kể đến Danko Group với dự án Danko City - một trong những dự án hút nhà đầu tư bởi những sản phẩm ưu việt mà dự án mang lại.

danko-thai-nguyen-1657470442.jpg
 

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam, xu hướng bất động sản vùng ven vẫn sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong năm 2022. Trong bối cảnh, quỹ đất tại thành phố ngày càng khan hiếm và giá bất động sản đã đẩy lên quá cao thì việc chuyển dịch ra vùng ven là điều tất yếu.

Thực tế, sau nhiều “cú vấp” của thị trường nhà đầu tư đã trở nên thông minh và nhạy bén hơn nhiều. Họ chỉ tin tưởng vào những sản phẩm được thấy tận mắt, kiểm chứng tận nơi. Các tiêu chí quan trọng hàng đầu là vị trí đẹp, chủ đầu tư uy tín, thiết kế đẹp, đẳng cấp Châu Âu, sang trọng, hiện đại, yếu tố xanh, ứng dụng công nghệ và đem lại chuẩn sống như nghỉ dưỡng. Các sản phẩm đáp ứng những tiêu chí này dù giá cao vẫn sẽ được ưu tiên vì dễ thanh khoản, tiềm năng lớn.

danko-thai-nguyen-2-1657470459.jpg
 

Với chiến lược mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, xây dựng đô thị mới theo hướng văn minh và hiện đại....đã tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản Thái Nguyên “bức tốc”, dự báo sẽ trở thành "điểm sáng" thị trường cả nước trong quý II/2022.

sub-8-1657466545.jpg
 

Các chuyên gia bất động sản nhận định, Thái Nguyên sở hữu quỹ đất dồi dào, dư địa tăng giá cao.

Thực tế cho thấy, mặc dù có sức cầu lớn thế nhưng số lượng dự án bất động sản tại Thái Nguyên lại không có nhiều. Cung - cầu chênh lệch lớn khiến cho nhà đầu tư luôn săn đón các dự án mới ra mắt, đặc biệt là dòng sản phẩm shophouse được ví như “gà đẻ trứng vàng” tại thị trường này.

a9-1657470652.jpg
 

Với kinh nghiệm lâu năm, các nhà đầu tư thường lựa chọn những sản phẩm shophouse xây thô bởi tính thanh khoản nhanh, không mất công xây dựng, dễ dàng hoàn thiện. Đơn cử như shophouse xây thô tại dự án Kosy City Beat Thai Nguyen với vị trí mặt đường 36m, kết nối trực tiếp với đường Cách Mạng Tháng Tám và khu đô thị ven sông Cầu.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường bất động sản Thái Nguyên đang có mức tăng trưởng ổn định, ít xảy ra tình trạng sốt ảo, việc đầu tư shophouse xây thô khu đô thị Kosy City Beat Thai Nguyen không chỉ là nơi trú ẩn lý tưởng mà còn có tiềm năng tăng giá cao, phù hợp với cả nhà đầu tư ngắn hạn lẫn dài hạn.

sub-9-1657466545.jpg
 

Thái Nguyên được biết đến như một vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa cũng như rất giàu truyền thống cách mạng. Trong quá trình phát triển, du lịch Thái Nguyên ngày càng trở nên hấp dẫn bởi không chỉ có giao thông thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú mà Thái Nguyên là nơi hội tụ nhiều thành phần dân tộc, có sự giao thoa mạnh mẽ về văn hóa, điều đó đã đem lại cho Thái Nguyên những nét văn hóa đa dạng và độc đáo.

Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự đa dạng về văn hóa đó, Thái Nguyên là địa phương phát lộ nhiều tiềm năng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo định hướng phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

du-lich-thai-nguyen-1657470779.jpg
 

Thực hiện chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025 trở thành trung tâm du lịch của vùng trung du và miền núi Đông Bắc với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm. Tỉnh phấn đấu trung bình đón trên 3,2 triệu lượt khách/năm; có ít nhất 5 điểm du lịch cấp tỉnh, xây dựng tối thiểu 5 điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch về nguồn và văn hóa dân tộc thiểu số; tạo việc làm cho 16.000 lao động; tổng thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng/năm.

Các loại hình du lịch Thái Nguyên là sự giao thoa giữa những yếu tố lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội. Ở đó, có hồ Núi Cốc mang trong mình câu chuyện tình lãng mạn giữa nàng Công và chàng Cốc. Đến những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử của đất nước như Cụm di tích Khởi nghĩa Thái Nguyên, Nhà lao Thái Nguyên, Đền thờ Đội Cấn.

Nằm giữa trung tâm thành phố, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nơi trưng bày các hiện vật tái hiện lại lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc còn được lưu truyền và gìn giữ đến ngày nay. Đặc biệt, Khu di tích lịch sử An toàn khu ở huyện Định Hoá được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

a10-1657471587.jpg
 

Hiện Thái Nguyên có nhiều dự án du lịch đang được các tập đoàn lớn đầu tư vào như: Tập đoàn T&T, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Flamingo...

Mới đây, theo quy hoạch được công bố, Thái Nguyên sẽ có Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao tại hồ Núi Cốc. Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao hồ Núi Cốc thuộc xóm Gốc Mít, xã Tân Thái (huyện Đại Từ) có tổng diện tích trên 44,6ha. Ranh giới cụ thể: Phía Bắc giáp ĐT.270 và đường ven hồ Núi Cốc; phía Nam giáp Hồ Núi Cốc; phía Đông giáp xã Phúc Xuân; phía Tây giáp khu dân cư và hồ Núi Cốc. Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao hồ Núi Cốc do Tập đoàn Flamingo làm chủ đầu tư.

Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao hồ Núi Cốc được thực hiện, đã từng bước cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Quốc gia hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

flamingo-thai-nguyen-1657472056.jpg
 

Hay như dự án Khu đô thị sinh thái Đông Tam Đảo tọa lạc tại xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên do Tập đoàn T&T làm chủ đầu tư. Đây là dự án có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên được quy hoạch trở thành không gian nghỉ dưỡng theo phong cách Bắc Âu.

Ngoài ra, dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị FLC Thái Nguyên do Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đầu tư, được tỉnh Thái Nguyên trao quyết định phê duyệt. Dự án nằm ở phía Tây TP. Thái Nguyên với diện tích khoảng 1.500ha, với vốn đầu tư khoảng 14.800 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị kiểu mẫu hiện đại với đầy đủ chức năng...

tac-gia-1657466543.jpg
 
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

16 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

16 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

16 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

16 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước