Tình trạng rửa tiền từ giao dịch bất động sản và tiền ảo gây nhức nhối trên thị trường
Rửa tiền qua hoạt động kinh doanh BĐS
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp, hoạt động rửa tiền thông qua BĐS là một trong những kênh dễ bị tội phạm rửa tiền khai thác. Bởi so với những thị trường khác thì đầu tư vào BĐS tương đối thuận lợi và không bị vướng nhiều thủ tục khi tham gia thị trường. BĐS là một kênh đầu tư thu hút dòng tiền rất lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng BĐS có thể thông qua tiền mặt hoặc chuyển khoản và không cần qua bất kỳ sàn giao dịch nào. Do đó sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát, quản lý và xác định nguồn gốc tiền của các cơ quan chức năng.
PGS. TS. Doãn Thị Hồng Nhung - Giảng viên cao cấp khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội nhìn nhận, hoạt động rửa tiền tại Việt Nam ngày càng tinh vi hơn với số lượng tiền lớn hơn. Không chỉ vậy, cũng có những hình thức để hợp thức hóa tiền bằng cách vui chơi có thưởng, trúng xổ số có giá trị lớn và quà tặng khuyến mãi là bất động sản. Chẳng hạn mua một biệt thự với giá trị A, sẽ được tặng một căn hộ có giá trị B…
F0 tiền ảo tắt app, rời thị trường sao cho đúng?
Trước đà sụt giảm của Bitcoin, có nhiều nhà đầu tư quyết định tạm rời thị trường. Tuy nhiên, trước khi xóa app, người dùng cần phải đảm bảo tài sản được lưu trữ an toàn.Sợ rủi ro, khách hàng quay về với nhà phố nội thành Sài Gòn, nhu cầu và giá bán đều tăng
Xu hướng đầu tư an toàn lên ngôi đã khiến cho nhu cầu tìm mua sản phẩm nhà riêng, nhà phố nội thành TP.HCM có dấu hiệu hồi phục tích cực. Trong khi các khu vực vùng ven hiện nay vẫn chưa thấy có sự tăng trưởng.3 rủi ro thường gặp khi dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản
Sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư bất động sản là hoạt động phổ biến của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, đòn bẩy tài chính vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể đưa doanh nghiệp đến phá sản, nợ nần.“Đối tượng rửa tiền có thể nhờ người thân, người quen những người tin cậy để gửi các tài sản đó nhằm che giấu nguồn gốc. Có những trường hợp mở đến mấy chục tài khoản tại các ngân hàng để đứng ra giao dịch, mua hàng chục biệt thự giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng, hay gửi tặng nhau các cổ phần trong hoạt động đầu tư kinh doanh, nhưng để xem xét và truy cứu những vấn đề này thì còn nhiều khó khăn” - Bà Nhung nói.
Cũng theo nhận định này, TS.LS. Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng, các trường hợp phạm tội chiếm được nhiều tiền thường sử dụng số tiền đó để mua BĐS. Hệ thống pháp luật hiện nay vẫn chưa quy định chặt chẽ trong việc xác định nguồn gốc tiền mua đất, nhà. Khi được rà soát, sẽ có bộ phận người giữ chức vụ, quyền hạn cao nhưng trong kê khai tài sản thì không có gì, tuy nhiên các anh, em, con, cháu lại đứng tên rất nhiều tài sản lớn.
Có thể thấy, hoạt động rửa tiền đối với bất động sản đang khá nhức nhối vì còn nhiều hạn chế trong hệ thống pháp luật. Cùng với đó, việc tổ chức thực hiện pháp luật đấu tranh ngăn ngừa với các hành vi rửa tiền vẫn còn khoảng trống, dẫn tới câu chuyện phạm tội không chỉ để mua vàng hay chuyển tiền ra nước ngoài mà còn chuyển sang bất động sản.
Theo Luật Phòng chống rửa tiền 2012, nêu rõ về trách nhiệm báo cáo của các doanh nghiệp liên quan tới hoạt động kinh doanh của họ, kể cả các báo cáo thường xuyên và báo cáo theo vụ việc cũng như theo yêu cầu. PGS.TS. Doãn Thị Hồng Nhung nhận xét, vấn đề báo cáo thực tế không được thường xuyên, bởi các hoạt động kinh doanh, giao dịch BĐS hầu như không được kê khai đúng giá trị mua bán, chuyển nhượng. Theo quy định của pháp luật là toàn bộ những giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên đều phải có nghĩa vụ báo cáo với Cục Nhà ở và Thị trường bất động sản và Cục Phòng chống tham nhũng.
“Với những giao dịch này, các cá nhân có thể chia nhỏ ra, lập thành rất nhiều tài khoản để chuyển tiền không quá 299 triệu đồng nhằm né báo cáo. Đây là vấn đề vẫn còn hạn chế lớn trong điều chỉnh của Luật. Tôi cho rằng, việc báo cáo là trách nhiệm của các sàn giao dịch bất động sản được yêu cầu, nhưng chất lượng báo cáo lại phụ thuộc vào ý thức, hiện trạng đang diễn ra tại những đơn vị, cơ sở đó, còn nội dung thực tế và vụ việc cụ thể thì dễ bị che giấu bớt đi. Do đó, chất lượng báo cáo yêu cầu tiêu chí cần được cụ thể hóa hơn nữa trong các văn bản hướng dẫn và các thông tư cụ thể mà các cơ quan quản lý có thể nắm chắc” - PGS.TS. Doãn Thị Hồng Nhung nói.
Nhằm đảm bảo công tác phòng, chống rửa tiền và các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh đa ngành nghề phi tài chính liên quan đều phải chịu trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện các giao dịch có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Trong danh sách những ngành nghề theo quy định, có 3 hình thức kinh doanh liên quan tới BĐS là: Kinh doanh dịch vụ quản lý, môi giới, sàn giao dịch BĐS.
Tuy nhiên, các quy định này dường như vẫn chưa được áp dụng trên thực tế, bởi các sàn giao dịch đều không tiết lộ thông tin khách hàng hoặc sợ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng nên họ không tuân thủ về việc báo cáo các giao dịch tiền mặt trên 300 triệu đồng. Dù đã có quy định xử phạt đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý, môi giới BĐS, sàn giao dịch không báo cáo theo quy định, nhưng những trường hợp bị xử lý rất hạn chế. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc kiểm tra, xác định nguồn gốc tiền.
Mở rộng đối tượng báo cáo về tiền ảo
Với những giao dịch liên quan tới tiền ảo, tài chính trên không gian mạng là những giao dịch thuận lợi thu về các khoản thu nhập lớn. Các chuyên gia ngân hàng, tài chính cho biết, hiện nay tội phạm thường sử dụng tiền phạm pháp để đầu tư các đồng tiền ảo được chào bán công khai trên các sàn giao dịch trên mạng. Khi đó, “tiền bẩn” đã trốn dưới vỏ bọc tiền ảo, nhờ tính năng ẩn danh nên tiền ảo có thể thuận lợi bán cho người khác hoặc bán ngược lại thị trường trong những giao dịch hàng ngày.
Nhất là hiện tại đang có sự xuất hiện của hàng loạt các sàn giao dịch ảo, việc chuyển đổi từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác là rất đơn giản. Bằng cách thực hiện giao dịch mua bán qua lại giữa những người giao dịch tiền ảo trên sàn mà lượng tiền phạm pháp đã được “tẩy sạch”. Nếu cần chuyển đổi sang tiền mặt, tội phạm có thể bán số tiền này cho những người tham gia sàn hoặc cho chính chủ sàn, rồi rút được tiền sạch để hòa nhập với thị trường tài chính. Do đó, giới chuyên gia đồng ý với quan điểm, những đối tượng báo cáo theo Luật phải được mở rộng hơn.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, những hoạt động cung cấp dịch vụ tài sản ảo, cung cấp dịch vụ trung gian kết nối người vay và người cho vay thông qua nền tảng công nghệ đều là hoạt động mới và khung pháp lý điều chỉnh 2 hoạt động này vẫn đang được nghiên cứu hoàn thiện. Tuy nhiên, đây là những hoạt động mang đến rủi ro tiềm ẩn về rửa tiền vì nó được thực hiện trực tuyến. Trong giao dịch trực tuyến, thông tin của các bên sẽ sử dụng bằng mã số, ký hiệu có tính ẩn danh cao, gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, truy vết tội phạm.
Theo lý giải của ông Ketut Ariadi Kusuma - Điều phối viên Khu vực Tài chính (World Bank), các giao dịch thanh toán tài sản ảo khác với những giao dịch truyền thống khi việc chuyển tiền được thực hiện giữa mọi người thông qua các hệ thống thanh toán công nghệ thay vì thông qua hệ thống ngân hàng hay các tổ chức tài chính truyền thống. Có thể thấy, sự đổ bộ của công nghệ 4.0 đã thúc đẩy quá trình công nghệ hóa nhanh chóng và dường như được đẩy mạnh hơn bởi những ảnh hưởng từ Covid - 19. Việc sử dụng tài sản ảo ngày càng tăng cao, đòi hỏi những điều chỉnh, thay đổi phù hợp với lĩnh vực này.