meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Gạch từ nhựa tái chế - Giải pháp bảo vệ môi trường cho mọi công trình

Thứ ba, 07/06/2022-16:06
Rác thải nhựa hiện nay là vấn đề môi trường cực kỳ nóng sốt. Để cắt giảm lượng rác thải từ nhựa thì việc tái chế là một biện pháp hữu hiệu. Theo nghiên cứu, hiệu quả của gạch có thành phần nhựa tái chế không có quá nhiều sự khác biệt với gạch thông thường. Để hiểu chi tiết về gạch từ nhựa tái chế thì hãy theo dõi bài viết này nhé!

Đánh giá hiệu quả của gạch từ nhựa tái chế

Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những ưu điểm, hiệu quả của gạch từ nhựa tái chế.

Tính chất vật lý của gạch có thành phần nhựa tái chế

Hai thông số thường được nghiên cứu nhiều nhất hiện nay là cường độ nén và khả năng thấm nước của gạch. Vụn RTN sẽ được trộn cùng với cát ở nhiệt độ cao rồi đúc khuôn. Nghiên cứu cho thấy, cường độ nén của gạch sẽ giảm đi khi tỷ lệ nhựa trong thành phần gạch tăng lên. Ở tỷ lệ 5% nhựa, tải trọng cũng như cường độ nén của gạch sẽ giảm nhẹ và đặc biệt sụt giảm mạnh khi tỷ lệ nhựa tăng lên 15%. Gạch có chứa nhựa tái chế cũng có khả năng chống thấm tốt hơn hơn so với gạch thông thường. Tỷ lệ nhựa trong gạch càng cao thì khả năng hấp thụ nước càng giảm. Gạch từ nhựa tái chế còn có khả năng chống cháy và độ bền tốt hơn so với gạch không chứa nhựa.

Tùy vào cát thành phần là cát sông hay cát biển mà tính chất của gạch cũng có sự thay đổi, với 20% nhựa, cường độ nén và độ bền kéo của gạch nhựa - cát sông cao hơn gạch nhựa - cát biển. Với thành phần nhựa 20%, khả năng hút nước của gạch lát đường từ nhựa cát sông sẽ thấp hơn 0.6% so với gạch từ nhựa - cát biển.


Gạch từ nhựa tái chế mang đến nhiều lợi ích ưu việt
Gạch từ nhựa tái chế mang đến nhiều lợi ích ưu việt

Lợi ích về kinh tế - xã hội

Việc thu thập chất thải nhựa và tái chế thành gạch sẽ đem lại thu nhập cao hơn, giúp người dân có cơ hội được sống trong các ngôi nhà với chi phí xây dựng rẻ, thời gian thi công ngắn. Gạch từ nhựa tái chế hoàn toàn có thể thay thế được gạch truyền thống với chi phí vận chuyển nguyên vật liệu thấp và giá thành rẻ.

Rác thải nhựa được tái chế thành gạch bao nhiêu thì lượng rác đem đi chôn lấp cũng giảm bấy nhiêu. Điều này đồng nghĩa với thời gian vận hành bãi chôn lấp cũng được kéo dài hơn. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề môi trường mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội khi tạo công ăn việc làm cho nhiều người và tạo ra sản phẩm giá rẻ cho thị trường.

Cô nàng kỹ sư người Kenya tiên phong sản xuất gạch từ rác thải nhựa

Năm 2017, cô kỹ sư Nzambi Matee đã mở nhà máy Gjenge Makers tại thủ phủ Nairobi của Kenya. Tại nhà máy, các công nhân sẽ tiến hành thu rác thải nhựa, trộn lẫn với cát và đun nóng tổ hợp này để có được một thứ gạch rắn chắc hơn gạch xây nhà thông thường từ 5 tới 7 lần. Trả lời phỏng vấn Reuters rằng, Nzambi Matee cho biết Gjenge Makers nhận về những thứ rác thải không nơi nào xử lý hay tái chế được nữa.

Viên gạch nhựa tái chế được làm từ những chai đựng sữa và đồ vệ sinh cá nhân, các loại túi zip đựng thực phẩm và dây nhựa. Nhà máyGjenge Maker có công suất lên đến 1.500 viên gạch/ngày, với đa dạng lựa chọn về kích cỡ và màu sắc. Với khối óc của một kỹ sư vật liệu, Matee tự thiết kế các cỗ máy tái xử lý rác và không cần đến sự can thiệp của các tổ chức nào khác.

Từ ngày thành lập, Gjenge Makers đã tái chế thành công 20 tấn rác thải nhựa. Nữ kỹ sư Matee cũng đang tìm cách mở rộng dây chuyền nhằm tăng gấp 3 lần sản lượng gạch hiện tại cũng như thành công đưa kỹ thuật tái chế này tới những vùng Châu Phi khác.


Cô kỹ sư Nzambi Matee - người sáng tạo nên gạch từ nhựa tái chế tại Kenya
Cô kỹ sư Nzambi Matee - người sáng tạo nên gạch từ nhựa tái chế tại Kenya

Gạch từ nhựa tái chế tại Ấn Độ có thể kết nối không cần vữa

Một chàng trai trẻ tại Ấn Độ đã tìm ra giải pháp thay thế cho các lò sản xuất gạch truyền thống bằng việc tái chế nhựa. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, những viên gạch này có thể kết nối với nhau không cần vữa.

Ở Ấn Độ, lò gạch vốn được hoạt động theo kiểu truyền thống và điều kiện làm việc trong những lò gạch này là rất khắc nghiệt. Người lao động phải đào đất sét với những bàn tay trần, bị đối xử rất vô nhân đạo theo kiểu nô lệ hiện đại để trả nợ cho các khoản vay với lãi suất cắt cổ.

Bên cạnh việc tạo ra bụi và sulfur dioxide, quá trình sản xuất gạch thông thường còn có thể gây ra những bệnh về hô hấp và ảnh hưởng tới mùa màng cũng như đời sống của động vật hoang dã tại địa phương. Một nghiên cứu đã ước tính các lò gạch ở Ấn Độ mỗi năm đốt khoảng 15 – 20 triệu tấn than đá, giải phóng hơn 40 triệu tấn các-bon đi-ô-xít gây nóng lên bầu khí quyển.


Gạch từ nhựa tái chế được đón nhận tại Ấn Độ
Gạch từ nhựa tái chế được đón nhận tại Ấn Độ

"Những viên gạch Lego" ra đời 

Vào năm 2016, khi còn theo học tại Đại học Jadavpur, Abhishek Banejee đã luôn mong muốn tìm một giải pháp thay thế có tính sáng tạo và mang đến lợi ích xã hội cho các lò gạch. Cùng với những người bạn cùng lớp, Agnimitra Sengupta, Ankan Podder và Utsav Bhattacheryya, Baberjee lập ra một doanh nghiệp với tên gọi là Qube vào năm 2017. Sản phẩm của công ty Qube có tên gọi là Plastiqube - loại gạch thay thế được làm từ rác thải nhựa.

Banerjee và các đồng sự của mình làm việc với những người gom rác ở Tây Bengal để thu thập phế liệu, bao gồm chai nhựa đựng nước và các loại túi dùng một lần. Những mảnh vụn sau đó được làm sạch, băm nhỏ và nén thành khối thủ công. Mỗi viên gạch Plastiqube có chi phí khoảng 5-6 rupi trong khi mỗi viên gạch đất sét trung bình bán khoảng 10 ru-pi. Điều đặc biệt, gạch Plastiqube không dùng bất kỳ một loại vữa nào.


Gạch tái chế Plastiqube sẽ không cần dùng đến vữa
Gạch tái chế Plastiqube sẽ không cần dùng đến vữa

Gạch từ nhựa tái chế giúp giảm bớt rác thải và khí thải

Bằng cách loại bỏ các lò gạch truyền thống và việc sử dụng vữa khỏi quá trình sản xuất gạch, Banerjee khẳng định loại gạch Plastiqubes có thể cắt giảm năng lượng lên đến 70% giúp lượng khí thải các-bon thấp hơn rất nhiều so với gạch truyền thống.

Mỗi một viên gạch Plastiqubes chứa 1,6 kg rác thải nhựa. Banerjee tin là loại gạch này sẽ tồn tại lâu hơn gạch đất nung thông thường và giúp loại bỏ được rác thải từ môi trường trong hàng trăm năm.

Theo bà Arundhati Pandey đến từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ấn Độ là một trong những nước có nền kinh tế ít lãng phí nhất thế giới. Sử dụng lại, chuyển đổi mục đích sử dụng và tái chế hiện là tiêu chuẩn trong các hộ gia đình ở Ấn Độ, nơi có lượng khí thải cho mỗi người chỉ bằng một phần mười so với ở Mỹ.


Gạch tái chế giúp giảm bớt lượng rác thải ra môi trường
Gạch tái chế giúp giảm bớt lượng rác thải ra môi trường

Thông tin thêm về chàng trai Abhishek Banejee

Banerjee là một trong những người vào vòng chung kết giải thưởng Young Champions of the Earth 2018 của Liên hợp quốc. Anh cũng là thành viên của Quỹ học bổng toàn cầu Yunus và Yunus, chuyên đào tạo và hỗ trợ các doanh nhân xã hội trẻ. Ngoài ra, Banerjee và những người sáng lập của Qube cũng được nêu tên trong số các doanh nhân xã hội "30 dưới 30" của Tạp chí Forbes ở châu Á.

Banerjee hiện là tấm gương khuyến khích các kỹ sư và doanh nhân trẻ mơ ước lớn và suy nghĩ cẩn thận về tác động môi trường mà công việc của họ sẽ tạo ra trong nhiều thập kỷ tới.


Abhishek Banejee - chàng trai sáng tạo nên gạch tái chế
Abhishek Banejee - chàng trai sáng tạo nên gạch tái chế

Trào lưu sản xuất gạch từ nhựa tái chế được đẩy mạnh

Những viên gạch được sản xuất từ rác thải nhựa cùng để xây dựng lớp học đang là giải pháp hữu hiệu giải quyết bài toán về việc thiếu cơ sở giáo dục cho trẻ em ở Cốt Đi-voa. Sáng kiến này cũng được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia khu vực Tây và Trung Phi, nơi có tỷ lệ học sinh bỏ học cao trên thế giới do tình trạng thiếu phòng học.

Nhiều trẻ em Cốt Đi-voa hiện nay có nhiều cơ hội được học tập trong các lớp học khang trang và sạch sẽ hơn. Điều đặc biệt là những trường học này được xây dựng bằng gạch từ nhựa tái chế. Đây là kết quả của chương trình hợp tác giữa Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Công ty tái chế chất thải nhựa và cao-su Conceptos Plasticos.

Theo Liên hợp quốc (LHQ), những viên gạch từ nhựa tái chế có khả năng chống cháy, giá thành rẻ hơn 40%, nhẹ hơn 20% và có tuổi thọ dài hơn so các vật liệu xây dựng thông thường. Gạch từ nhựa tái chế cũng không thấm nước, cách nhiệt tốt và được thiết kế để chống gió bão cùng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Đại diện UNICEF A.Cam-pô cho biết, thiếu phòng học đang là một trong những thách thức lớn đối với nền giáo dục Cốt Đi-voa, khiến nhiều trẻ em phải tạm ngừng giấc mơ đến trường. Cốt Đi-voa hiện nay cần khoảng 15.000 phòng học. Tình trạng thiếu cơ sở giảng dạy hoặc quá đông học sinh trong một lớp cũng khiến công tác dạy và học trở nên khó khăn hơn. Những nỗ lực UNICEF và Công ty xử lý rác thải nhựa Conceptos Plasticos bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định.


Gạch tái chế hiện được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng
Gạch tái chế hiện được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng

Sức mạnh của gạch từ nhựa tái chế đối với Cốt Đi-voa

Ô nhiễm chất thải nhựa đang làm trầm trọng thêm các thách thức về vệ sinh và môi trường ở Cốt Đi-voa nói riêng và các quốc gia châu Phi nói chung. Riêng ở A-bi-giăng, hơn 280 tấn chất thải nhựa được thải ra hằng ngày, chỉ có khoảng năm phần trăm được tái chế. 95% lượng chất thải “nằm lại” ở những bãi rác trong các khu dân cư có thu nhập thấp. Công tác quản lý chất thải không đúng cách được cho là nguyên nhân của 60% số trường hợp sốt rét, tiêu chảy và viêm phổi ở trẻ em. Đây vốn được xem là những tác nhân hàng đầu làm chết trẻ em ở Cốt Đi-voa.

Theo bà H.Pho, Giám đốc điều hành UNICEF, nhà máy sản xuất gạch từ nhựa tái chế là sáng kiến hỗ trợ giải quyết một số thách thức về giáo dục mà trẻ em châu Phi hiện đối mặt. Những lợi ích mà sáng kiến này mang lại là rất đáng kể. Bên cạnh việc cung cấp thêm nhiều cơ sở học tập cho trẻ em, sáng kiến cũng góp phần làm giảm mạnh lượng rác nhựa thải ra môi trường, giúp tăng thu nhập cho các gia đình. 

Nhiều quốc gia châu Phi hiện nay cũng đang thúc đẩy một loạt sáng kiến, đối phó với tình trạng rác thải nhựa ngày càng tăng. Một số trường học ở thành phố La-gốt của Ni-giê-ri-a đã kết hợp cùng tổ chức phi chính phủ Sáng kiến làm sạch châu Phi (ACI) triển khai dự án đóng học phí bằng chai nhựa, kêu gọi  các bậc cha mẹ nộp chai nhựa thay học phí cho con em mình.


Gạch tái chế đem đến nhiều cơ hội cho người dân cải thiện đời sống
Gạch tái chế đem đến nhiều cơ hội cho người dân cải thiện đời sống

Lời kết

Trên đây là những tin tức liên quan đến gạch từ nhựa tái chế. Rất mong bài viết của chúng tôi đã mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

23 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

23 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

23 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

23 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước