Tin lời ngon ngọt của “cò đất”, nhiều người săn đất Củ Chi, Hóc Môn “khóc ròng”
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường đất ở Củ Chi, Hóc Môn: Đà tăng giá chưa dừng?Không còn “nhiệt” như đầu năm, đất Củ Chi, Hóc Môn giá vẫn neo caoĐất Củ Chi, Hóc Môn ồ ạt tăng giáTrước thông tin quy hoạch lên quận, lên thành phố cùng lời hứa cam kết đầu tư của các doanh nghiệp lớn ở hai huyện Hóc Môn, Củ Chi thì giá đất tại khu vực này đã tăng dựng đứng. Trung bình mức tăng lên tới 30-50%, chủ yếu đến từ việc cò đất nâng giá, thổi giá, vẽ ra bức tranh màu hồng cho người mua như hỗ trợ chuyển đổi đất lúa thành đất thổ cư, phân lô đất nông nghiệp, thậm chí bao xây dựng cho các khu đất đã có quy hoạch…
Các cò đất thậm chí còn liên kết để diễn kịch mua - bán đất, tạo “sóng” ảo để đẩy người mua vào bẫy, khiến cho thị trường khu vực này méo mó, “nhiễu loạn”, phát triển thiếu bền vững.
Cò đất hứa bao lên thổ cư chỉ mất phí vài chục triệu đồng
Những ngày đầu tháng 5, thị trường nhà đất ở huyện Củ Chi vẫn tiếp tục sôi nổi với hàng trăm lượt quan tâm, tìm kiếm. Cò đất tại khu vực này cũng liên tục đưa ra những lời mời chào hấp dẫn trên mạng xã hội như đang có trong tay nhiều mảnh đất lúa, đất nông nghiệp vị trí đẹp, diện tích rộng, tuy chưa có thổ cư nhưng đảm bảo sẽ lên được thổ cư chỉ với mức chi phí thấp.
Đơn cử, một mảnh đất 800m2 nằm trong con hẻm nhỏ, cách con đường đất toàn ổ voi, ổ gà chừng 2 m ở ấp An Hòa, xã Trung An, xung quanh um tùm cỏ dại cây cối được rao bán với mức giá 1,2 tỷ đồng, tương đương 15 triệu đồng/m2. Mảnh đất này được xây tường bao quanh kiên cố, nằm cạnh một số ngôi nhà vừa xây. Theo môi giới Phạm Văn Tuyến, người đang tư vấn bán mảnh đất này cho hay thì mảnh đất thuộc diện trồng cây nông nghiệp lâu năm. Tuy nhiên xung quanh đều là đất thổ cư, nhà dân hiện hữu.
Thị trường đất ở Củ Chi, Hóc Môn: Đà tăng giá chưa dừng?
Kể từ khi có thông tin đề xuất đưa Củ Chi, Hóc Môn quy hoạch lên phố, cùng với việc UBND TP.HCM lên kế hoạch thu hút đầu tư nhiều dự án có quy mô lớn đã khiến cho giá đất đai tại hai huyện này “sốt” thêm lần nữa.Người dân lo lắng về đề xuất căn hộ chung cư chỉ được sở hữu 50 năm
Không ít người dân và chủ đầu tư bất động sản tỏ ra lo lắng về đề xuất căn hộ chung cư sở hữu 50 năm trong đề cương Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được Bộ Xây dựng trình thẩm định.Hạ tầng kém, thiếu tiện ích, đất Củ Chi vẫn “sốt hầm hập”, một người bán vạn người muốn mua
Hạ tầng giao thông chưa phát triển, chưa có các dự án quy mô lớn, thiếu vắng các dịch vụ tiện ích cần thiết nhưng đất Củ Chi vẫn được giới đầu tư háo hức săn đón. Giá đất đai tại khu vực này tăng lên mỗi ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại.Từ nơi chẳng ai thèm ngó tới, nay đất Củ Chi, Hóc Môn “có giá” không ngờ, được các “đại gia” thi nhau để mắt
Bất chấp việc các tỉnh thành đề nghị cơ quan chức năng mạnh tay điều tra “sốt đất ảo” thì giá đất tại Hóc Môn, Củ Chi vẫn biến động tăng giá không ngừng. Nguyên nhân đến từ việc 2 huyện này lên thành phố và có thông tin hàng loạt đại gia bất động sản như Đất Xanh, Hưng Thịnh, Sovico…đến nơi đây triển khai dự án.Nhà đầu tư đổ về Củ Chi, Hóc Môn "săn" đất
Những ngày qua, nhiều người đã đổ xô về khu vực các huyện Hóc Môn và Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh tìm mua đất do khu vực này chuẩn bị lên thành phố đón nhiều dự án cơ sở hạ tầng khang trang. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh cảo các nhà đầu tư cần cẩn trọng trước những chiêu trò “lừa” mua đất nống nghiệp nhưng được quảng cáo là sắp xây dự án “biệt thự”.Không còn “nhiệt” như đầu năm, đất Củ Chi, Hóc Môn giá vẫn neo cao
Đứng trước hàng loạt thông tin quy hoạch lên thành phố, tăng cường xúc tiến đầu tư đã khiến cho giá đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm ở hai huyện Củ Chi, Hóc Môn tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn. Hoạt động tại thị trường này vô cùng sôi động.Để tăng sức thuyết phục cho khách hàng, ông Tuyến liên tục nói về khả năng sinh lời của lô đất nếu quyết định “xuống tiền” đầu tư tại khu vực này. Thậm chí ông Tuyến còn mở điện thoại, cho khách xem quy hoạch và giới thiệu rằng sắp tới đây trước mảnh đất dự kiến sẽ triển khai một con đường quy mô lớn. Ông Tuyên cam kết: Đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm nhưng nằm ở khu dân cư thì lên thổ cư cũng rất dễ dàng, nhanh chóng, kể cả đất trồng lúa.
Trao đổi về vấn đề chuyển mục đích đất trồng cây thành đất thổ cư, ông Tuyến cho hay sẽ làm theo dịch vụ, khách hàng chỉ cần bỏ ra mấy chục triệu là hoàn tất thủ tục. Ông Tuyến còn nói thêm: hiện nay huyện Củ Chi đang trong quá trình bị thanh tra nên chưa thể làm thủ tục nhanh, tuy nhiên khách cứ mua đất là sẽ được hỗ trợ xử lý việc chuyển đổi.
Ông Tuyến cho hay ông đã “chạy” dịch vụ chuyển đổi đất trồng lúa, đất nông nghiệp lên đất thổ cư thành công nhiều lần, chỉ tốn khoảng hai, ba chục triệu. Ông chia sẻ bản thân có người quen là bạn của lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Củ Chi nên việc chuyển đổi sẽ được xử lý triệt để. Chi phí làm dịch vụ chuyển đổi cho mảnh đất nói trên sẽ tốn chừng 50 triệu đồng đổ lại.
Tương tự ở huyện Hóc Môn, đất vườn, đất nông nghiệp cũng được “cò” đất cam kết hỗ trợ dịch vụ chuyển đổi lên đất thổ cư. Người mua đất xong có thể phân lô ra rồi xin chuyển đổi lên thổ cư.
Hiện nay ở hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, việc mua bán đất đai đang diễn ra rầm rộ, cột điện dọc các tuyến đường đều có dán giấy rao bán đất, hàng loạt biển hiệu ghi thông tin đại lý môi giới nhà đất mọc lên san sát nhau. Đất trồng lúa được môi giới, cò đất hét giá lên tới hàng chục triệu đồng
Hiện ở hai huyện Hóc Môn và Củ Chi việc mua bán Nhà đất đang rầm rộ, dọc nhiều tuyến đường cứ có cột điện là có giấy dán rao bán đất, trên nhiều đường còn có hàng loạt đại lý môi giới Nhà đất mọc lên san sát nhau. Đất ruộng lúa ở đây được hét giá hàng chục triệu đồng/m2; có nhiều khu đất nông nghiệp phân lô được hét giá hàng chục tỷ đồng.
Chính quyền khuyến cáo: Cẩn thận trước thông tin cò đất đưa ra
Theo nhận định của ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Chủ tịch huyện Củ Chi, cảnh báo nhà đầu tư: chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất thổ cư phải thỏa mãn được hai điều kiện. Thửa đất tiến hành chuyển đổi phải phù hợp với quy hoạch chung và phù hợp với kế hoạch sử dụng đất chứ không phải người mua đất có nhu cầu là được, không phải cứ đất nền nằm trong khu dân cư là chuyển đổi được vì cần phải phụ thuộc vào quy hoạch chi tiết. Vì thế người dân cần hết sức thận trọng, không nên nhất mực tin vào lời cò đất đưa ra.
Cũng theo lời ông Phong, khi nghe thông tin huyện Củ Chi sắp quy hoạch lên thành phố và các tập đoàn lớn sẽ về đây để đầu tư thì đã xảy ra hiện tượng sốt đất cục bộ, chủ yếu ở các khu vực phân khu 1, phân khu 2 dọc ven sông Sài Gòn.
Trước diễn biến này, huyện Củ Chi đã ban hành kế hoạch, giải pháp siết chặt công tác quản lý đất đai, ví dụ như công khai thông tin quy hoạch. Đối với các khu vực sốt “nóng”, chính quyền địa phương treo bảng khuyến cáo khu vực đất nông nghiệp, không triển khai dự án hoặc không thể chuyển đổi đất thổ cư để người dân được biết rõ thông tin.
Ông Phong chia sẻ, sau khi áp dụng các giải pháp quản lý sử dụng đất nói trên thì tình hình thị trường đất đai ở huyện đã bắt đầu có dấu hiệu “hạ nhiệt” so với trước đó.
Theo ý kiến của một lãnh đạo của huyện Hóc Môn thì khuyên người mua nên tìm hiểu thông tin thật kỹ về kế hoạch sử dụng đất tại địa phương, đồng thời tìm hiểu các quy định về vấn đề tách thửa, phân lô trên trang thông tin điện tử của địa phương.
Các cò đất vẽ ra cho người mua bức tranh toàn màu hồng, đồng thời đẩy giá đất tăng ảo, đẩy nhà đầu tư vào nguy cơ chịu nhiều thiệt hại, làm méo mó, rối loạn thị trường bất động sản. Điều này khiến cho chính quyền địa phương đã và đang khuyến cáo người dân cảnh giác, tuy nhiên vẫn có nhiều người dính bẫy của cò đất, rơi vào cảnh “chôn vốn”, khó thanh khoản.