Nhà đầu tư đổ về Củ Chi, Hóc Môn "săn" đất
BÀI LIÊN QUAN
Đất đai huyện Hóc Môn và Củ Chi lại bị đẩy giá Giá đất Củ Chi tăng “phi mã”, nhà đầu tư cần cẩn trọng khi ôm hàngGiá nhà đất Củ Chi tăng đột biến, nhà đầu tư nô nức “săn” hàngNhững ngày qua, nhiều người đã đổ xô về khu vực các huyện Hóc Môn và Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh tìm mua đất do khu vực này chuẩn bị lên thành phố đón nhiều dự án cơ sở hạ tầng khang trang. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh cảo các nhà đầu tư cần cẩn trọng trước những chiêu trò “lừa” mua đất nống nghiệp nhưng được quảng cáo là sắp xây dự án “biệt thự”.
Phân lô bán đất rẫy, đất ruộng tràn lan
Giá đất Củ Chi hiện đã tăng gấp 2 lần so với thời điểm cuối năm 2021. Tình trạng này đến từ 3 nguyên nhân. Thứ nhất là thông tin Củ Chi sắp lên thành phố, thứ hai là tin đồn Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng dự án Safari Củ Chi tương tự công viên giải trí Disneyland của Mỹ, và cuối cùng là tin đồn xây dựng dự án đại lộ ven sông Sài Gòn từ Củ Chỉ về trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đơn cử, một lô đất diện tích 500m2 nằm ở xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi) hiện đang được chủ sở hữu rao bán với mức giá 990 triệu đồng. Người chủ sở hữu cho hay khu đất phân lô có nhiều kích cỡ từ 500m2 đến 1.000m2. Đất nằm giáp đường lớn của Nhà nước dao động trong ngưỡng giá từ 3-4 triệu đồng/m2, đất giáp đường nội bộ người dân tự mở rộng 4m thì giá trung bình 2 triệu đồng/m2.
Người bán đất chia sẻ thực tế rằng họ thu mua đất của các hộ dân rồi sau đó phân lô bán lại. Các khu đất này trước kia là đất trồng cây lâu năm. Môi giới ở khu vực này cho hay, hiện tại đất ở Chủ Chi đang siết chặt quản lý nên chưa thể lên thổ cư ngay, tuy nhiên đến tháng 6/2023 thì đất có thể lên thổ cư dễ dàng. Chủ đất và môi giới bao luôn nhiệm vụ làm giấy tờ đất và lên thổ cư cho khách hàng.
Một khu vực khác ở xã Tân Thông Hội, đất được người bán giới thiệu là “đất chính chủ” hiện đã đóng cọc, phân lô, quây rào và đang chờ giao dịch. Đất này được chủ sở hữu “bật mí” là thu gom từ đất trồng lúa, san lấp phân lô, trồng cây, đào ao. Người bán quảng cáo là đất này dễ dàng lên đất thổ cư trong tương lai vì dân cư trong khu vực khá đông đúc.
Theo ông Sơn, một người dân trú tại ấp Bàu Đưng (xã An Nhơn Tây) chia sẻ sau khi xuất hiện thông tin Tập đoàn FLC tiếp xúc với lãnh đạo huyện Củ Chi để đề nghị khảo sát, đầu tư vào dự án Sài Gòn Safari và khu đô thị nghỉ dưỡng nằm ven sông Sài Gòn đã ngay lập tức xảy ra tình trạng các đầu cơ ráo riết thu mua đất ruộng ở khu vực xung quanh khu vực với mức giá tăng gấp đôi so với trước kia.
Đầu nậu thu mua đất ruộng nguyên thửa diện tích vài ngàn mét vuông. Đất ruộng nằm giáp mặt đường lớn hiện dao động trong ngưỡng 2,5 triệu đồng/m2. Trong khi trước đó, giá đất tại khu vực này chỉ nằm trong ngưỡng khoảng 1,3 triệu đồng/m2.
Đất nông nghiệp khó tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng
Theo người dân địa phương, trong những tuần qua, tại Củ Chi, các loại đất rao bán “nóng” nhất là các loại đất nông nghiệp được quảng cáo là đất dân cư vườn, đất xây khu biệt thự. Thực tế là giới đầu cơ đã mua đất ruộng, đất rẫy của người dân tại chỗ với giá rẻ sau đó tách thành nhiều lô đất nhỏ có diện tích từ 500m2 đến 1000m2 để bán lại cho khách hàng.
Chiêu trò của các nhóm đầu cơ là giả vờ mua đi bán lại với nhau, giá lần giao dịch sau cao hơn lần trước sau đó tung tin sốt đất, khiến người dân tưởng rằng giá đất tăng cao trong thời gian ngắn. Từ đó thu hút những nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin.
Việc chuyển đổi đất từ nông nghiệp lên đất thổ cư tại TP.HCM hiện không hề đơn giản. Người dân nếu ôm đất có nguy cơ phải chịu quả đắng vì thế nên hết sức thận trọng.