Tìm hiểu Augmented Reality là gì? Ứng dụng ra sao?
BÀI LIÊN QUAN
Hệ thống clustering là gì? Ứng dụng trong quản lý cơ sở dữ liệuDecision Tree là gì? Các thuật toán liên quan tới Decision TreePhân biệt giữa thực tế ảo và thực tế tăng cườngCông nghệ Augmented Reality là gì?
Augmented Reality (AR) - thực tế tăng cường thường bị nhầm lẫn với Virtual Reality (VR) – thực tế ảo. VR là thuật ngữ dùng để miêu tả một môi trường mô phỏng bằng máy tính. Đa phần các môi trường được tạo ra bởi VR chủ yếu là hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua kính nhìn ba chiều. Tuy nhiên một vài mô phỏng cũng liên quan các loại giác quan khác như thính giác hoặc xúc giác.
Được phát triển từ VR, Augmented Reality (AR) được hiểu là một công nghệ cho phép con người quan sát những vật trong thế giới thật thông qua thiết bị điện tử nào đó. Khi đó, ngoài những gì mà mắt thường ta nhìn thấy, thiết bị điện tử còn có thể cho ta biết những thông tin khác liên quan đến vật đang được quan sát.
Trong quá trình phát triển hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu, một trong những mục tiêu chính của AR là làm nổi bật các tính năng cụ thể của thế giới vật lí. Đồng thời tăng hiểu biết về các tính năng đó và có được cái nhìn thông minh, dễ tiếp cận để áp dụng cho các ứng dụng trong thế giới thực.
Đây là một xu hướng phát triển trong các công ty có chuyên môn về điện toán di động và các ứng dụng thương mại nói riêng. Ví dụ tiêu biểu của công nghệ AR chính là hiệu ứng mà trò chơi Pokemon GO đem lại.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR)
Để rõ hơn về “Augmented Reality là gì?” chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên lý hoạt động của công nghệ này. Thực tế ảo tăng cường tạo ra mối liên kết giữa thế giới thật và ảo. Điều này được thực hiện dựa trên một quá trình phân tích gồm 2 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Thông qua camera, công nghệ thực tế ảo tăng cường AR sẽ thu lại hình ảnh từ không gian thật. Sau đó tiến hành phân tách bằng cách xác định điểm dẫn (Interest Point), dấu chuẩn (Fiducial Marker), luồng quang (Optical Flow).
- Giai đoạn 2: Mô phỏng lại hệ tọa độ của không gian thật vừa phân tách và đặt những vật thể 3D vào đó.
Xu hướng tương tác thực AR đem lại
Những xu hướng tương tác mà công nghệ Augmented Reality mang lại có thể nhắc đến là:
Khiến sản phẩm có thể quét mã được
Những vật có thể quét mã với công nghệ AR hoạt động tương tự như bộ quét mã vạch tại các cửa hàng hay kho chứa để kiểm tra hàng tồn kho. Đây là bước tiến trong công nghệ quét mã AR giúp khách hàng có thể quét lướt qua các sản phẩm trong cửa hàng để có được thông tin sản phẩm cần thiết một cách nhanh chóng.
Tận dụng được những ứng dụng tương tác thực đã có
Thay vì phải đầu tư phát triển công nghệ Augmented Reality tốn kém của riêng mình thì các doanh nghiệp có thể quảng cáo thương hiệu thông qua những ứng dụng AR đã phổ biến. Sử dụng những ứng dụng đang thịnh hành có thể biến những fan hâm mộ của AR trở thành khách hàng của bạn.
Tặng thưởng cho khách hàng check in
Chạy quảng cáo thông qua Digital Ads bằng công nghệ AR có những nội dung trao quà cho những khách hàng đến check-in tại cửa hàng. Điều này sẽ khuyến khích họ đến vào một thời điểm nhất định để nhận được phiếu giảm giá, quà lưu niệm hoặc sản phẩm miễn phí.
Cung cấp sản phẩm dùng thử trực quan
Ứng dụng Augmented Reality đem đến một hướng thể hiện mới cho catalog của các nhà bán lẻ trực tuyến, cho phép tương tác trên các tính năng trực tuyến. Sử dụng ứng dụng này sẽ giúp bạn xem được sản phẩm theo mọi góc độ và có thể trình chiếu trong không gian ba chiều theo mong muốn của khách hàng. Hay nói cách khác, AR mang lại một loạt các lựa chọn mua sắm cho catalog và các nhà bán lẻ online, đồng thời cung cấp một cái nhìn trực quan hiệu quả cho sản phẩm dẫn giúp cho việc mua sắm của khách hàng trở nên liền mạch.
Thêm tính năng quảng cáo tương tác
Bạn có thể sử dụng quảng cáo tương tác thực để tăng tương tác với người xem của bạn. Chẳng hạn như ứng dụng cho phép khách hàng scan quảng cáo để có thể nhận được món hàng giả lập; bật video tương tác hoặc nội dung hiển thị khi người dùng đang truy cập… Như đã nói, chìa khóa để marketing với Augmented Reality thành công đó chính là thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo.
Những ứng dụng của Augmented Reality là gì
Rất nhiều người thắc mắc rằng ứng dụng trong đời sống hiện nay của Augmented Reality là gì? Câu trả lời có thể kể đến những lĩnh vực sau:
Ứng dụng trong giải trí
Các trò chơi điện tử ứng dụng của công nghệ AR thực tế đã có mặt trên thế giới từ vài năm sau khi thiết bị smartphone bắt đầu thịnh hành. Những trò chơi này sẽ lấy bối cảnh của thế giới thực. Bên cạnh đó là bổ sung các thêm các thông tin vào để tạo thành các trò chơi hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, công nghệ AR chỉ mới thực sự trở nên phổ biến khi mà Nintendo cho ra mắt Game Pokemon Go.
Đối với các thể loại game chiến đấu có tích hợp công nghệ tương tác ảo thì ứng dụng này sẽ dùng những cảnh thật như một phần để tạo nên chiến trường trong game. Điều này mang đến những trải nghiệm hết sức thú vị và sống động cho người chơi.
Ứng dụng trong giáo dục
Với công nghệ AR, chỉ cần một chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng thì giáo viên đã có thể tạo ra một bài giảng rất sinh động. Họ thực hiện điều này bằng cách kết hợp giữa tài liệu trên giấy với các mô phỏng 3D. Đây sẽ là mặt phẳng mà học sinh có thể tương tác được. Ứng dụng này được dự báo sẽ là một phương thức giảng dạy phổ biến tại các quốc gia tiên tiến. Điều này nhằm hướng đến việc thay thế hoàn toàn sách vở truyền thống, giúp các học sinh tiếp nhận các kiến thức về khoa học tự nhiên hiệu quả hơn.
Ứng dụng trong thương mại
Augmented Reality đã và đang được ứng dụng triệt để trong ngành quảng cáo ngày nay. Từ đây có thể tạo nên xu hướng mới đó là quảng cáo tương tác. Với ứng dụng dẫn đường thế hệ mới sử dụng công nghệ AR, người dùng có thể tương tác trực tiếp với môi trường xung quanh bằng chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hàng iOS, Android. Từ hình ảnh trên print ads, billboard…, ngoài việc có thể nhìn thấy hình ảnh thực được chụp hoặc scan qua camera, AR còn hiển thị các thông tin cụ thể về sản phẩm hay nhãn hàng.
Trong ngành Y tế
Hiện nay, thực tế ảo tăng cường hỗ trợ các y bác sĩ trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin quan trọng của thiết bị y tế. Dựa vào các mô hình 3D thu được từ công nghệ này, bác sĩ sẽ phân tích bệnh án một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, AR còn có khả năng tạo ra không gian trực tiếp hoặc gián tiếp trong thế giới thực như mô phỏng tầm nhìn của bệnh nhân khi bị tác động bởi một vấn đề gì đó, tái cấu trúc hình ảnh phức tạp của mô hình giải phẫu,… Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ này, nền y khoa thế giới đã có sự chuyển mình sang một chương mới.
Tiềm năng tương lai của Augmented Reality
Từ những thông tin trên trên cho thấy, AR có thể đem đến những trải nghiệm hết sức độc đáo, chưa từng có tiền lệ cho người sử dụng. Từ đó, có thể nhận định, tiềm năng phát triển của AR trong tương lai là rất sáng sủa. Tuy nhiên, hiện nay tồn tại một số luồng ý kiến cho rằng AR rốt cuộc chỉ là một chiêu thức tiếp thị hào nhoáng của các nhà sản xuất công nghệ. Theo thực tế thì ý kiến này không phải là không đúng, vì các ứng dụng Augmented Reality ở thời điểm hiện tại chưa mang tính thực tiễn cao và chưa áp dụng được trên phạm vi rộng lớn. Do đó, để AR trở thành công nghệ của tương lai thì các nhà sản xuất cần tập trung nguồn lực vào cả hai mặt là nội dung và phần cứng.
Lời kết
Với những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Augmented Reality là gì?. Đi cùng với sự phát triển công nghệ trong tương lai thì việc mỗi người đều có thể tiếp cận AR có lẽ sẽ không còn xa.