Phân biệt giữa thực tế ảo và thực tế tăng cường
BÀI LIÊN QUAN
Sự khác biệt giữa công nghệ VR và ARCông nghệ VR là gì? Những ứng dụng của công nghệ VR vào thực tếCông nghệ AR là gì? Tất tần tật những điều thú vị về công nghệ ARThực tế ảo là gì?
Thực tế ảo (VR) là một dạng mô phỏng máy tính nhân tạo hoặc tái tạo môi trường sống thật. Công nghệ này làm người dùng đắm chìm vào cảnh vật xung quanh bằng cách khiến cho họ cảm nhận như họ đang trải qua những thực tế được mô phỏng trực tiếp, chủ yếu bằng phương pháp kích thích thị giác và thính giác của người dùng.
VR được sử dụng bằng cách đội một headset và được sử dụng theo 2 cách thông dụng sau:
- Tạo ra và tăng cường thực tế ảo với mục đích chơi game, giải trí ( Như video, computer game, phim 3D và màn hình hiển thị sẽ gắn trên đầu (Head mounted display)).
- Tăng cường đào tạo cho những tình huống thực tế bằng cách tạo ra các tình huống giả lập thực tế nơi mà con người có thể luyện tập trước (Như việc giả lập chuyến bay cho các phi công).
VR được tạo ra thông qua ngôn ngữ của lập trình VRML (Virtual Reality Modeling Language). Ngôn ngữ này sẽ tạo ra hàng loạt hình ảnh và chỉ định các dạng tương tác khả dụng cho những hình ảnh đó.
Thực tế tăng cường là gì?
Thực tế tăng cường (AR) là một công nghệ cải tiến của các lớp máy tính tạo ra trên đỉnh một thực tế đang tồn tại để làm cho sản phẩm có ý nghĩa hơn thông qua khả năng tương tác. AR ngày nay được phát triển thành ứng dụng và sử dụng trên các thiết bị di động để pha trộn các thành phần kỹ thuật số vào trong thế giới thực theo cách tăng cường lẫn nhau. Nhưng cũng có thể tách ra một cách rất dễ dàng.
AR được sử dụng để hiển thị các lớp phủ số điểm trên trò chơi thể thao được truyền hình và bật ra email 3D, hình ảnh hayc tin nhắn văn bản trên những thiết bị di động. Các leaders trong ngành công nghệ cũng đang sử dụng AR để làm nên những điều tuyệt vời, mang tính cách mạng với các lệnh chuyển động kích hoạt và hình ảnh ba chiều.
Thực tế ảo và thực tế tăng cường khác nhau như thế nào?
AR và VR là hai công nghệ tân tiến đang được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Mỗi loại lại mang những đặc tính nổi bật khác nhau. Điểm khác biệt của AR và VR như:
Mục đích
AR giúp người dùng tăng cường trải nghiệm bằng cách thêm vào những yếu tố ảo như là hình ảnh kỹ thuật số, đồ họa hoặc các cảnh vật như một layer mới trong việc tương tác với thế giới thực. Ngược lại, thế giới thực của VR sẽ được tạo ra và điều khiển bởi hệ thống máy tính.
Phương thức vận chuyển
VR thường được chuyển tới người sử dụng thông qua các thiết bị điều khiển cầm tay hoặc gắn vào đầu. Thiết bị này sẽ cho phép kết nối người dùng với thực tế ảo và cho phép họ định vị và kiểm soát hành động của mình trong môi trường mô phỏng của thế giới thực.
Còn AR được sử dụng nhiều trong các loại thiết bị di động như laptop, tablet và smartphone để thay đổi cách thế giới thực và sử dụng các hình ảnh kỹ thuật số, đồ họa giao nhau và tương tác lẫn nhau.
Cơ chế hoạt động của thực tế ảo và thực tế tăng cường
Hệ thống VR gồm những gì?
Để lập trình ra một thế giới thực tế ảo VR thì các thiết bị công nghệ giữ vai trò quan trọng và không thể thay thế. Hiện nay, trên thị trường có 2 sự lựa chọn phổ biến đó là:
Bộ thiết bị 3-DOF
Bộ thiết bị hỗ trợ 3-DOF bao gồm: Google Daydream, Google Carlton, Samsung Gear VR. Người trải nghiệm sẽ đeo kính thực tế ảo VR và sử dụng điện thoại thông minh làm màn hình gắn trên đầu. Công nghệ VR chỉ thực hiện được 2 loại chuyển động: nhìn sang trái hoặc phải và xoay đầu về các hướng. Tuy nhiên vẫn có thể tương tác với môi trường ảo xung quanh thông qua điều khiển ánh nhìn hoặc bộ điều khiển con trỏ laser. Do không thể di chuyển, hình thức này thường được ứng dụng trong các hoạt động điều hành cuộc họp, giáo dục đào tạo,...
Bộ thiết bị hỗ trợ 6-DOF
Bao gồm: Oculus Rift, HTC Vive, Oculus Quest 2. Thiết bị 6-DOF sử dụng Headset gắn với thiết bị máy tính. Người trải nghiệm có thể di chuyển linh hoạt trong môi trường ảo, tương tác trực tiếp với các vật thể và trải nghiệm khám phá những điều mới mẻ. Hình thức này được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh xe ô tô, bất động sản, trò chơi điện tử, du lịch,...
Ngoài ra, thế giới thực tế ảo rất chân thực sống động với nhiều tương tác thú vị. Điều này phụ thuộc vào cấu hình phần cứng, ngôn ngữ lập trình, game engine 3D và kinh nghiệm của lập trình viên VR.
Hệ thống AR gồm những gì?
Thực tế ảo tăng cường bắt đầu với một thiết bị trang bị máy ảnh, chẳng hạn như máy tính bảng hay điện thoại thông minh đã cài đặt phần mềm AR. Khi người sử dụng trỏ thiết bị và nhìn vào đối tượng, phần mềm sẽ có thể nhận diện thông qua công nghệ thị giác máy tính.
Sau đó, thiết bị sẽ tải xuống thông tin của đối tượng từ đám mây, giống như cách mà trình duyệt web tải một trang qua URL. Điểm khác biệt ở đây đó là thông tin hiển thị trong trải nghiệm 3D sẽ được xếp chồng lên đối tượng chứ không phải là 2D như trên màn hình. Khi đó, những gì mà người dùng nhìn thấy sẽ là một phần thực và một phần kỹ thuật số.
Khi người dùng di chuyển, hướng và kích thước của màn hình AR sẽ tự động điều chỉnh theo ngữ cảnh thay đổi. Thông tin đồ họa hoặc văn bản mới sẽ xuất hiện trong khi các thông tin khác thoát ra khỏi chế độ xem.
3. Ứng dụng của AR/VR
3.1. Ứng dụng thực tế ảo VR
Nhờ các thiết bị đeo đi kèm, công nghệ VR sẽ giúp người dùng cảm nhận và tương tác với môi trường ảo một cách chân thực nhất. Một số ứng dụng VR thiết thực đang được áp dụng vào trong đời sống bao gồm:
- Thiết kế xe hơi: VR mô phỏng chiếc ô tô trước khi được hoàn thiện. Người dùng sẽ có thể quan sát chi tiết cấu tạo của các bộ phận cũng như tương tác với không gian buồng lái, cấu hình nội thất, khí động học,... như một mẫu xe hoàn chỉnh.
- Du lịch ảo: Với công nghệ VR, việc xây dựng bối cảnh 3D như kỳ quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,... được tạo ra giống với thực tế. Ngoài ra, các yếu tố được tích hợp như hiệu ứng của gió, ánh sáng, nước, chuyển động,... sẽ giúp tăng cảm xúc cho người dùng.
- Bất động sản: Người mua nhà có thể hình dung được bối cảnh của căn hộ như kiến trúc nội thất, các tiện ích nội khu cũng như môi trường xung quanh ngôi nhà thông qua hệ thống thực tế ảo VR.
Ngoài những ứng dụng phổ biến trên, công nghệ VR còn được sử dụng trong các lĩnh vực khác như: quân sự, giáo dục, y tế, nghệ thuật, giải trí, gaming,... Mọi lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay đều có thể áp dụng VR. Công nghệ này sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian tham quan và hình dung rõ ràng về các giá trị sẽ nhận được ở thế giới thật.
3.2. Ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR
- Du lịch: Khách du lịch có thể sử dụng công nghệ AR để truy cập vào màn hình chứa những thông tin theo thời gian thực. Liên quan đến một vị trí cũng như các nhận xét hay nội dung được cung cấp bởi các khách truy cập trước đó. Các ứng dụng AR nâng cao bao gồm việc mô phỏng những sự kiện lịch sử, địa điểm và các đối tượng được kết xuất vào cảnh quan.
- Kiến trúc: AR hỗ trợ trực quan hóa các dự án xây dựng. Hình ảnh do máy tính tạo ra về cấu trúc có thể xếp chồng lên một khung cảnh thực tế.
- Giáo dục: Trong môi trường giáo dục, AR được sử dụng với mục đích bổ sung cho chương trình giảng dạy thêm sinh động. Vật thể ảo như giáo trình, video, đồ họa, âm thanh,... sẽ được xếp chồng lên môi trường thật. Nhờ vậy, giúp cho học sinh có thể tham gia tương tác với các kiến thức một cách chân thực hơn.
- Thương mại: AR có thể giúp nâng cao khả năng xem trước sản phẩm. Ví dụ như, khách hàng có thể xem bên trong bao bì của sản phẩm có những gì mà không cần mở.
Thực tế tăng cường đang ngày càng được sử dụng nhiều trong quảng cáo trực tuyến, quy hoạch đô thị, sản xuất công nghiệp, khảo cổ học, nghệ thuật thị giác, văn học, âm nhạc, trò chơi điện tử, thể thao, tương tác từ xa, chăm sóc sức khỏe Snapchat,...
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thể hiểu rõ hơn về thực tế ảo và thực tế tăng cường và có thể phân biệt được sự khác biệt giữa hai loại công nghệ này. Từ đó sử dụng hiệu quả AR và VR vào trong thực tiễn.