meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công nghệ VR là gì? Những ứng dụng của công nghệ VR vào thực tế

Thứ tư, 08/06/2022-01:06
Thực tế ảo là là thuật ngữ khá quen thuộc trong thế giới công nghệ số. Ngày nay, công nghệ VR đã hòa nhập trong nhiều hoạt động của cuộc sống hàng ngày như rạp chiếu phim 3D, trò chơi 3D, y học, giáo dục,… Vậy công nghệ VR là gì? Công nghệ này có những tính năng gì nổi bật? Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm được câu trả lời chính xác nhất cho mình.

Công nghệ VR là gì?

Công nghệ VR hay còn gọi là thực tế ảo (viết tắt của từ tiếng Anh là virtual reality). Đây là một khái niệm miêu tả một môi trường giả lập được tạo ra bởi con người nhờ vào việc sử dụng công nghệ máy tính và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh.

Với công nghệ VR, môi trường được tạo ra một cách sinh động và thực hiện tương tác với người dùng trong thời gian thực thông qua các phản ứng. Không giống như giao diện người dùng truyền thống, VR giúp con người cảm nhận được chân thực về thính giác, xúc giác và khứu giác.




Công nghệ VR là hệ thống giúp mô phỏng các đồ họa máy tính, tạo ra một thế giới như thật
Công nghệ VR là hệ thống giúp mô phỏng các đồ họa máy tính, tạo ra một thế giới như thật

Các thành phần của hệ thống VR

Sau khi tìm hiểu “công nghệ VR là gì?” chúng ta sẽ xét đến những thành phần cấu tạo nên VR. Hệ thống thực tế ảo VR có 5 thành phần chính: phần mềm, phần cứng, liên kết mạng, các ứng dụng và người dùng. Trong đó, có 3 thành phần quan trọng nhất là hệ thống phần mềm, phần cứng và các ứng dụng.

Phần mềm

Phần mềm được xem là linh hồn của VR cũng như đối với bất cứ một hệ thống máy tính hiện đại nào. Có thể dùng bất cứ ngôn ngữ lập trình hoặc các phần mềm đồ họa để mô hình hóa (modelling) và mô phỏng (simulation) các đối tượng của VR như ngôn ngữ OpenGL, C++, Java3D, VRML, X3D,…hay các phần mềm WorldToolKit, PeopleShop,…

Đối tượng của công nghệ VR được mô hình hóa bằng phần mềm hoặc chuyển từ các mô hình 3D (thiết kế bởi phần mềm CAD khác như AutoCAD, 3D Studio,...). Sau đó, phần mềm VR phải có khả năng mô phỏng động học, động lực học và mô phỏng hành vi của đối tượng.

Phần cứng

Phần cứng (HW) của một hệ thống VR bao gồm:

  • Máy tính (PC hay Workstation với cấu hình đồ họa mạnh)
  • Thiết bị đầu vào (Input devices): bao gồm màn hình đội đầu HMD hay kính thực tế ảo, chuột, tai nghe âm thanh nổi,... Sử dụng để theo dõi vị trí để xác định vị trí quan sát, tập hợp các giao diện điều hướng để điều hướng vị trí của người dùng. Trong đó, bộ giao diện cử chỉ (Gesture interface) như găng tay hữu tuyến (wire-gloves) để người dùng có thể kiểm soát đối tượng mục tiêu.
  • Các thiết bị đầu ra (Output devices): gồm có hiển thị đồ họa (màn hình, HDM,..) để nhìn được đối tượng mục tiêu. Loa để nghe được âm thanh vòm, bộ phản hồi cảm giác để tạo xúc giác khi chạm vào đối tượng. Bộ phản ứng xung lực (Force Feedback) để tạo lực tác động như khi đạp xe, đi đường xóc,...



Một hệ thống thực tế ảo VR cơ bản gồm 5 thành phần
Một hệ thống thực tế ảo VR cơ bản gồm 5 thành phần

Công cụ VR

VR Engine được lựa chọn tùy theo yêu cầu của từng ứng dụng. Hình ảnh thực tế ảo tạo nên không nhất thiết chỉ nhìn thấy bởi một người qua thiết bị mà còn có thể được nhiều người cùng chứng kiến với hình thức khác nhau.

Các thiết bị hỗ trợ công nghệ VR là gì?

Để hòa mình vào không gian ảo hóa bằng công nghệ VR, người dùng cần một thiết bị đeo đầu chuyên dụng. Trong đó, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là kính VR. Kính sử dụng công nghệ VR là gì? Đây là loại kính bao trùm tầm nhìn của đôi mắt bạn, sau đó phủ lên một lớp hình ảnh ảo hóa. Tùy vào chủng loại và tính năng đi kèm, kính VR có khả năng tương tác với người dùng, giúp bạn điều khiển không gian ảo hóa thông qua ngôn ngữ cơ thể.




Kính thực tế ảo là một sản phẩm sử dụng công nghệ VR
Kính thực tế ảo là một sản phẩm sử dụng công nghệ VR

Những tính năng của công nghệ VR là gì?

Một hệ thống thực tế ảo sẽ có các đặc tính then chốt như sau:

Tương tác trong thời gian thực

Công nghệ thực tế ảo VR sẽ có khả năng nhận biết được các thay đổi của người dùng hay các phản ứng người dùng thực hiện trong môi trường ảo. Từ đó, có những thay đổi ngay lập tức về hình ảnh, môi trường trong thế giới ảo. Chính tính năng này làm người dùng bị thu hút và cảm nhận được sự chân thực.

Tính tương tác cao

Tính tương tác của công nghệ VR là gì? Có hai khía cạnh của tính tương tác trong một thế giới ảo chính là sự du hành bên trong thế giới và động lực học của môi trường. Sự du hành là khả năng của người dùng để di chuyển khắp nơi một cách độc lập như đang ở trong một môi trường thật.

Động lực học của môi trường là những quy tắc về cách thức mà người và mọi vật tương tác với nhau trong một trật tự để trao đổi năng lượng hoặc thông tin.




Với VR, người dùng sẽ cảm nhận được mình là một phần trong thế giới ảo và bị cuốn hút vào đó
Với VR, người dùng sẽ cảm nhận được mình là một phần trong thế giới ảo và bị cuốn hút vào đó

Tạo cảm giác chân thực

Người dùng sẽ cảm thấy mình là một phần của thế giới ảo và có những cảm giác chân thật nhất, đắm chìm vào không gian ảo này do sự sinh động của hình ảnh và sự tác động của các yếu tố lên cơ quan cảm giác. Không chỉ nhìn thấy đối tượng 3D chuyển động, người trải nghiệm thậm chí có thể cảm nhận được như đang sờ vào những thứ có thật. Những yếu tố này giúp người dùng đắm chìm vào vào thế giới đó.

Ứng dụng công nghệ VR trong thực tế

Hiện nay, thực tế ảo VR được áp dụng khá nhiều vào các lĩnh vực trong cuộc sống. Cụ thể như sau

Ứng dụng VR vào giải trí

Trong hoạt động giải trí, ứng dụng của công nghệ VR là gì? Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một người đang mang kính VR hoặc kính trùm đầu, tay đang cầm các dụng cụ. Đây chính mục đích lớn nhất mà công nghệ VR ra đời. Người dùng có thể sử dụng kính VR để đắm chìm vào không gian giả lập của một trò chơi giải trí hay các video khám phá khoa học viễn tưởng,….

Ưu điểm khi ứng dụng VR vào giải trí là đem lại cảm giác thật cho người dùng, mọi thứ diễn ra trong không gian ảo sẽ tương tác mạnh mẽ đến cảm giác của con người.

Ứng dụng vào du lịch số

Ngày nay, công nghệ 3D với thực tế ảo VR sẽ tái hiện lại các bối cảnh rất giống với thực tế, nhất là các kỳ quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh. Con người có thể khám phá những địa điểm đó qua kính VR mà không cần phải đi đâu xa.

Bên cạnh đó, một số hệ thống còn đi kèm thêm nhiều yếu tố để tăng cường cảm nhận về xúc giác, khứu giác, mang lại cảm nhận chân thật nhất như phun sương, gió, mùi, rung chuyển,...




Ứng dụng VR mang đến sự đột phá trong ngành du lịch
Ứng dụng VR mang đến sự đột phá trong ngành du lịch

Bất động sản

Một ứng dụng thực tế nữa mà công nghệ VR có thể đem đến là tham quan kiến trúc nhà ở, bối cảnh căn hộ, tòa nhà một cách chi tiết rõ ràng mà không cần chờ và đến tận nơi để quan sát. Điều này sẽ giúp người dùng có cái nhìn khái quát, chính xác nhất về những gì sẽ được tạo ra trong tương lai mà còn có thể tiết kiệm thời gian, chi phí.

Lĩnh vực giáo dục

Ứng dụng công nghệ VR trong giảng dạy nói chung, dạy kỹ thuật nói riêng cung cấp cho người học một nền tảng học tập mới và hiệu quả hơn. Công nghệ này mang lại cho học viên cách tiếp cận thực tế, dễ hiểu, hấp dẫn hơn nhiều so với các phương pháp học truyền thống. Đồng thời cũng tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng học tập của học sinh và sinh viên.

Đào tạo y học

Trong y khoa, công nghệ VR được ứng dụngtrong quá trình mô phỏng phẫu thuật hay hình ảnh 3D của cơ thể người. Tất cả các kiến thức sẽ được tái hiện một cách chân thật nhất giúp các sinh viên có thể hiểu và thực hiện được một ca phẫu thuật hoàn toàn giống thật.




Với công nghệ VR, sinh viên sẽ được thực hành trong môi trường an toàn
Với công nghệ VR, sinh viên sẽ được thực hành trong môi trường an toàn

Lời kết

Qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ các thông tin về “công nghệ VR là gì?”. Có thể nói, thực tế ảo mang lại bước đột phá cho con người trong bối cảnh công nghệ số như hiện nay. Nếu là người đam mê công nghệ thông tin, bạn không nên bỏ qua tnhững ứng dụng của VR trong tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

13 giờ trước

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

13 giờ trước

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

1 ngày trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

1 ngày trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

1 ngày trước