meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công nghệ AR là gì? Tất tần tật những điều thú vị về công nghệ AR

Thứ tư, 08/06/2022-01:06
AR đang ngày càng phổ biến vì cung cấp các trải nghiệm 3D tương tác kết hợp góc nhìn của thế giới thực với các yếu tố giả lập do máy tính tạo ra. Vậy công nghệ AR là gì? Ứng dụng của công nghệ này vào các lĩnh vực của đời sống ra sao? Bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!

Công nghệ AR là gì?

Công nghệ AR (Augmented Reality) hay thực tế tăng cường là một công nghệ tích hợp giữa hình ảnh đã được xây dựng ở môi trường thực tế kết hợp với những thông tin ảo đi cùng. Hiểu đơn giản, công nghệ AR sẽ phủ lên quang cảnh thực tế một số vật thể ảo khiến cho tầm nhìn tổng quan của bạn trở nên phong phú hơn.

AR thực hiện điều này trong thời gian thực bằng cách chồng các mô hình 3D, video hoặc dữ liệu khác với vùng quan sát của camera trên smartphone, tablet, PC hoặc thiết bị được kết nối khác. AR còn hỗ trợ thêm âm thanh, đồ họa, video,…nhằm mang đến cảm giác chân thật và sinh động cho người dùng.

So với công nghệ VR làm con người đắm chìm trong môi trường hoàn toàn nhân tạo, bằng cách kết hợp các hình ảnh ảo và thực. Công nghệ AR tăng cường hỗ trợ thêm thành phần kỹ thuật số tương tác cho phép người trải nghiệm duy trì liên lạc với thế giới thực trong khi tương tác với các đối tượng ảo.




Định nghĩa công nghệ AR là gì?
Định nghĩa công nghệ AR là gì?

Nguyên lý hoạt động của công nghệ AR là gì?

Khi người dùng ứng dụng công nghệ AR, các hình ảnh ảo thu được qua ống kính camera sẽ được tái lập hình ảnh vào không gian thật. Điều này được thực hiện dựa trên một quá trình phân tích gồm 2 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Công nghệ AR sẽ thu lại hình ảnh từ không gian thật và tiến hành phân tách bằng cách xác định điểm dẫn (Interest Point), dấu chuẩn (Fiducial Marker), luồng quang (Optical Flow).
  • Giai đoạn 2: Mô phỏng lại hệ tọa độ không gian của môi trường thật vừa phân tích và đặt các dữ liệu hình ảnh 3D vào bên trong môi trường đó.

Các thành phần chính của thiết bị AR

Công nghệ AR là gì và có thành phần cấu tạo ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Cảm biến và máy ảnh

Các cảm biến thường ở bên ngoài thiết bị AR, thu thập các tương tác trong thế giới thực của người dùng và truyền đạt để được xử lý và giải thích. Máy ảnh cũng được đặt ở bên ngoài thiết bị và quét trực quan để thu thập dữ liệu về khu vực xung quanh.

Các thiết bị lấy thông tin này thường xác định vị trí của các đối tượng vật lý xung quanh. Sau đó tạo thành một mô hình kỹ thuật số để xác định đầu ra thích hợp.

Máy chiếu

Máy chiếu có thể biến bất kỳ bề mặt nào thành môi trường tương tác. Thông tin được chụp bởi các camera được sử dụng để kiểm tra thế giới xung quanh, xử lý và sau đó chiếu lên một bề mặt trước mặt người dùng. Việc sử dụng phép chiếu trong các thiết bị AR cuối cùng sẽ trở thành một thành phần ít quan trọng hơn.




AR tạo ra những hình ảnh ảo nhờ vào công nghệ máy và tương tác với vật thể trong thế giới thật
AR tạo ra những hình ảnh ảo nhờ vào công nghệ máy và tương tác với vật thể trong thế giới thật

Siêu máy tính mini

Các thiết bị AR về cơ bản là các siêu máy tính mini được đóng gói thành các thiết bị nhỏ đeo được. Các thiết bị này đòi hỏi sức mạnh xử lý đáng kể của máy tính và sử dụng nhiều thành phần giống như smartphone. Bao gồm CPU, GPU, RAM, GPS, bộ nhớ flash, vi mạch Bluetooth / Wifi,...

Gương

Gương được sử dụng trong các thiết bị AR để hỗ trợ mắt nhìn hình ảnh ảo. Một số thiết bị AR có thể có nhiều gương cong nhỏ và một số khác có thể có gương hai mặt đơn giản. Bao gồm một mặt phản chiếu ánh sáng tới camera gắn bên, mặt còn lại ánh sáng phản chiếu bề mặt từ màn hình gắn bên hông đến mắt người dùng.




Công nghệ AR tạo ra mối liên kết giữa thế giới thực và ảo
Công nghệ AR tạo ra mối liên kết giữa thế giới thực và ảo

Ứng dụng của công nghệ AR trong đời sống

Bây giờ bạn đã biết công nghệ AR là gì và hoạt động như thế nào? vậy hãy đoán xem công nghệ này có thể được sử dụng trong những ngành nào?. Mặc dù nhiều người biết đến công nghệ AR thông qua game Pokemon Go, nhưng thực tế còn nhiều ứng dụng hơn thế nữa. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số ứng dụng của AR đang tạo hiệu ứng tốt trên thị trường.

Bán hàng

Thực tế tăng cường đang được ứng dụng rộng rãi và chứng tỏ khả năng của mình trên mọi ngành nghề. AR giúp các nhà bán lẻ hoàn thiện trải nghiệm thực tế tại cửa hàng cho khách hàng. Các nhà bán lẻ có thể tạo một cửa hàng ảo, nhanh chóng lặp lại bố cục với các loại kệ khác nhau. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc thay vì cập nhật hàng hóa hoặc sắp xếp lại lối đi.

Trong những trường hợp khác, mọi thắc mắc của khách hàng sẽ được giải đáp một cách nhanh chóng và chi tiết thông qua ứng dụng của công nghệ AR. Mọi thứ có thể giải quyết hiệu quả và không quan tâm đến rào cản về khoảng cách địa lý.

Ngành du lịch

Việc ứng dụng công nghệ AR trong du lịch là một bước đột phá mới, thu hút sự chú ý của du khách tới các địa điểm du lịch. Công nghệ AR sẽ tạo nên sự ấn tượng của người trải nghiệm đến một địa điểm nào đó mà họ chưa đến hoặc đang trong quá trình tham khảo. 

Những khách hàng lựa chọn công nghệ thực tế ảo trong du lịch sẽ mất ít chi phí so với du lịch truyền thống. Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng những khoảng thời gian ngắn ngủi trong ngày của mình để tranh thủ thư giãn mà không cần sắp xếp thời gian, lên kế hoạch tỉ mỉ. Đây là bước tiến mới cho ngành du lịch là cơ hội để quảng bá, làm truyền thông theo cách mới phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.




Công nghệ AR thường được sử dụng để định vị, thiết lập bản đồ chỉ đường
Công nghệ AR thường được sử dụng để định vị, thiết lập bản đồ chỉ đường

Ngành giáo dục

Ứng dụng trong ngành giáo dục của “công nghệ AR là gì?”. Công nghệ AR đặc biệt hiệu quả với các môn học đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy. Không chỉ giúp học viên dễ dàng tiếp thu, chủ động tìm tòi để hiểu sâu hơn mà còn có tác dụng tăng khả năng làm việc nhóm.

Công nghệ AR đem đến những trải nghiệm mới mẻ giúp người học ghi nhớ lâu hơn và nâng cao kết quả học tập. Sự tương tác của đồ họa, âm thanh và các cảm giác kết nối không gian đa chiều của AR sẽ thúc đẩy khả năng tự học và khám phá những điều mới mẻ mà học sinh sinh viên chưa từng trải nghiệm trước đây. 

Lĩnh vực giải trí

Có thể nói đây chính là ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhất của công nghệ AR. Công nghệ này tạo nên trào lưu mới, góp phần phần mang đến sự đa dạng, phong phú cho trò chơi giải trí. Người chơi sẽ thực sự nhập vai vào các nhân vật và cảm nhận được các cung bậc cảm xúc, điều mà các game thông thường không thể mang lại.

Ví dụ điển hình nhất là trò chơi Pokemon Go ra mắt vào năm 2016. AR đang từng bước tạo ra kênh đầu tư cực kỳ hấp dẫn trong tương lai. Một trò chơi ứng dụng công nghệ AR có khả năng mang đến lợi nhuận lên đến hàng tỷ USD.

Y tế

Công nghệ AR hỗ trợ các y bác sĩ trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin quan trọng của thiết bị y tế. Dựa vào những mô hình 3D thu được từ công nghệ này, nhân viên y tế sẽ phân tích bệnh án dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, AR còn có khả năng tạo ra không gian trực tiếp hoặc gián tiếp trong thế giới thực. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ AR, nền y khoa thế giới đã có những bước chuyển biến lớn.




Ứng dụng trong lĩnh vực y tế của công nghệ AR là gì?
Ứng dụng trong lĩnh vực y tế của công nghệ AR là gì?

Lời kết

Hy vọng rằng những thông tin xoay quanh khái niệm “công nghệ AR là gì?” cũng như các ứng dụng trong cuộc sống thực tế trong bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những khám phá thú vị. Hãy nhớ rõ những đặc điểm nổi bật của công nghệ này để áp dụng và nâng cao chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

13 giờ trước

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

13 giờ trước

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

1 ngày trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

1 ngày trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

1 ngày trước