TikTok “lấn át” Google trở thành công cụ tìm kiếm mua hàng yêu thích của gen Z
BÀI LIÊN QUAN
Công ty mẹ TikTok muốn thử sức trong lĩnh vực giao đồ ăn, tham vọng cạnh tranh với các ông lớn thương mại điện tửLàn sóng cắt giảm nhân sự sau đại dịch lan rộng từ công nghệ đến thương mại điện tử và thời trangChân dung Sophie Kim - người sáng lập Market Kurly: Khởi nghiệp từ chính niềm đam mê ăn uống, đem đến sự thay đổi tích cực trong ngành thương mại điện tử tại Hàn QuốcTheo TTXVN, nhiều doanh nghiệp đang rất quan tâm đến xu hướng mua sắm hiện tại. Trong năm nay, ước tính có hơn 265 triệu người dùng sẽ mua sắm trực tuyến.
Vừa qua, chiến lược gia Michael Keenan từ công ty thương mại điện tử đa quốc gia Shopify của Canada đã chia sẻ rằng chỉ có 17,8% doanh thu đến từ việc mua hàng trực tuyến cách đây 2 năm. Dự kiến, con số này sẽ đạt 20,8% vào năm 2023, tăng 2 điểm phần trăm trong thị phần thương mại điện tử. Dự kiến, đà tăng trưởng sẽ tiếp diễn và đạt 23% vào năm 2025, ngang với mức tăng 5,1 điểm phần trăm chỉ sau 5 năm.
“Tân binh” TikTok Shop lọt top 3 sàn TMĐT phổ biến nhất mạng xã hội Việt Nam
Theo Reputa, Shopee chính là sản thương mại điện tử (TMĐT) phổ biến nhất trên mạng xã hội trong năm 2022. Cụ thể, tổng điểm của Shopee dựa trên thang điểm được đánh giá bởi Reputa đã cao gấp 3 lần cái tên xếp ở vị trí thứ 2 là Lazada.Phó Tổng giám đốc Lazada Việt Nam: Săn Sales là hành vi tự nhiên của người Việt và là một phần “DNA của TMĐT”
Những sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã quá quen thuộc với người Việt bao gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo cùng với “tay chơi mới nổi” TikTok Shop. Đồng thời, cuộc chiến trong ngành này cũng đã trở thành một cuộc chiến “đốt tiền” với hàng loạt voucher của các sản, các voucher gian hàng, voucher ví và freeship…Amazon đổi đời ngoạn mục nhờ điện toán đám mây: Mỗi năm thu về hàng chục tỷ USD, hoạt động tốt hơn cả TMĐT
Từ một dự án kỳ quặc và bị cả phố Wall chê bai, ai ngờ hiện tại mảng điện toán đám mây đang mang về cho Amazon lợi nhuận hoạt động gấp 3 lần so với toàn bộ các mảng kinh doanh khác.Khi hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, hành vi mua hàng của khách hàng cũng đã thay đổi. Và các công ty thương mại điện tử sẽ cần phải thích nghi và đổi mới để dẫn đầu xu hướng trong bối cảnh công nghệ không ngừng được nâng tầm và tác động tới nhu cầu của người tiêu dùng.
Họ có thể định vị mình để thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử đang thay đổi chóng mặt bằng cách đi đầu trong những xu hướng này. Sau đây là một số xu hướng cần lưu ý.
Gia tăng hiệu quả của việc lọc dữ liệu khách hàng
Để tăng doanh số bán hàng trực tuyến cũng như củng cố thành công của hoạt động thương mại điện tử, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng là rất quan trọng.
Nhờ sử dụng Học máy (Machine Learning), và khoa học máy tính có liên quan tới việc nghiên cứu và xây dựng các kỹ thuật, các hệ thống có thể “học” tự động từ dữ liệu để xử lý các vấn đề cụ thể. Học máy được dùng để gia tăng trải nghiệm của khách hàng qua các hoạt động tìm kiếm, đưa ra các đề xuất sao cho phù hợp.
Theo chia sẻ từ ông Olga Megorskaya, Giám đốc điều hành của Toloka -công ty công nghệ toàn cầu cung cấp nền tảng và môi trường cho các quy trình liên quan đến dữ liệu, một trong những xu hướng chính mà chúng ta đang nhận thấy trong thương mại điện tử là chất lượng tìm kiếm. Các nhà bán lẻ trực tuyến và thị trường đang thấy rằng có đến 5% tổng khối lượng hàng hóa phục thuộc và đề xuất sản phẩm và chất lượng tìm kiếm.
Ông Megorskaya khuyến nghị các công ty nên quan tâm đến việc phát triển các thuật toán xếp hạng và đánh giá chất lượng tìm kiếm so với các đối thủ khác để có thể cải thiện kết quả tìm kiếm.
Sự đi lên của thương mại mạng xã hội
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nền tảng truyền thông xã hội đang ngày càng trở thành một phần quan trọng, nhất là khi người tiêu dùng đang dùng chúng để khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu và thậm chí là mua hàng. Trong các chiến lược thương mại điện tử của mình, các doanh nghiệp sẽ cần kết hợp phương tiện truyền thông xã hội để có thể tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng.
The Future of Commerce cho biết ước tính doanh số bán hàng toàn cầu qua các nền tảng truyền thông xã hội đạt 992 tỷ USD vào năm 2022. Các dự báo cũng chỉ ra rằng doanh số bán hàng thông qua các mạng xã hội sẽ đạt được 2.900 tỷ USD vào năm 2026. Để các thương hiệu có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ thì thương mại thông qua các mạng xã hội rất quan trọng, dự kiến doanh thu được tạo ra từ đây sẽ đạt khoảng 30,73 tỷ USD vào năm sau. Theo đó, chiếm 20% doanh số bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu.
Chẳng hạn, gen Z (những người sinh vào khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2012) thường hay dùng TikTok nhiều hơn so với Google để tìm những đề xuất sản phẩm cần mua. Theo đó, việc sử dụng TikTok để quảng bá sản phẩm là rất quan trọng đối với các thương hiệu đang tìm cách để nhắm mục tiêu đến những đối tượng này.
Mở rộng mô hình bán hàng đa kênh
Mở rộng đa kênh đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải có khả năng bán hàng và giao tiếp với khách hàng thông qua nhiều kênh ở bất kỳ thời điểm nào. Điều đó có thể tương tự như việc có một trang web, cửa hàng trên Facebook và Instagram. Việc bán hàng đa kênh là cấp độ tiếp theo và đó là tương lai của ngành thương mại điện tử. Có khoảng 52% trang web thương mại điện tử hiện nay có thể hoạt động trên nhiều kênh khác nhau.
Để có thể xây dựng mô hình đa kênh vào một trang web thương mại điện tử, cần có sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng người tiêu dùng. Thông thường, điều khiến khách hàng quay lại mua sắm là tạo trải nghiệm một cách liền mạch. Thực tế cho thấy các công ty có chiến lược đa kênh mạnh mẽ sẽ nắm giữ được gần 89% khách hàng của họ. Mặt khác, điều ngược lại cũng đúng khi các doanh nghiệp có chiến lược đa kênh yếu kém với tỉ lệ giữ chân khách hàng là 33%.
Với chiến lược đa kênh hiệu quả, các doanh nghiệp có thể giúp cải thiện và nâng cao trải nghiệm của người mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey còn cho rằng doanh nghiệp sẽ càng giành được nhiều thị phần hơn khi họ có càng nhiều kênh bán hàng.
Lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại điện tử có thể phần nào được cải thiện khi doanh nghiệp để tâm tới những xu hướng đang phát triển. Đây là điều rất quan trọng trong thị trường đang ngày càng ghi nhận sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Bên cạnh đó, việc luôn nhận thức được những thay đổi sắp tới cũng có thể giúp doanh nghiệp đảm bảo được họ không bị bỏ lại phía sau.