Phó Tổng giám đốc Lazada Việt Nam: Săn Sales là hành vi tự nhiên của người Việt và là một phần “DNA của TMĐT”
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bất động sản “chông chênh” quý IV/2022: Lỗ thì nặng nhưng vẫn có nơi lãi kì lạĐầu tư bất động sản năm Quý Mão, nên hay không?Thị trường bất động sản năm 2023 với kỳ vọng bước qua thời khó khănTheo Ông Đặng Anh Dũng - Phó Tổng giám đốc Lazada Việt Nam, hầu hết những người mua hàng ở Việt Nam cho đến nay vẫn đang chờ đợi các đợt Mega Sales, đợi khi nào có voucher mới đặt hàng, đây là một hành vi vô cùng tự nhiên”. Đồng thời, vị Sếp của Lazada Việt cũng bày tỏ, việc các sàn ngưng tung voucher và các chiến dịch mua sắm là điều vô cùng khó xảy ra.
Săn Sales là một hành vi vô cùng tự nhiên của người Việt
Có thể dễ dàng thấy được, những sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã quá quen thuộc với người Việt bao gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo cùng với “tay chơi mới nổi” TikTok Shop. Đồng thời, cuộc chiến trong ngành này cũng đã trở thành một cuộc chiến “đốt tiền” với hàng loạt voucher của các sản, các voucher gian hàng, voucher ví và freeship…
Chính vì thế, chia sẻ trên Talkshow “The Next Power”, ông Đặng Anh Dũng thừa nhận, sẽ rất khó khăn để các sàn thương mại điện tử ngưng tung voucher hoặc các chiến dịch săn Sales. Ông nhấn mạnh, bởi việc săn Sales đã trở thành một phần DNA của TMĐT. Người dùng Việt luôn chờ đợi những đợt sale lớn, chỉ khi có các voucher thì mới sẵn sàng đặt hàng.
Theo ông Dũng, trong vòng 1 đến 2 năm nữa, TMĐT sẽ phải chú trọng vào chiều sâu và tiếp cận khách hàng một cách tinh tế hơn. Mỗi khi nghĩ về một sàn TMĐT, khách hàng sẽ mong muốn điều gì ở các sàn này? Dịch vụ, sản phẩm ở trên sàn TMĐT này mang đến những trải nghiệm gì? Làm thế nào mà các sàn có thể xây dựng được niềm tin, định vị thương hiệu rõ ràng?
Với 18 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, ông Đặng anh Dũng chia sẻ: “Những người làm marketing thường xuyên nhắc đến câu chuyện Insight và Brand Equity, tức là bản thân có thể mang lại những gì cho khách hàng. Nếu như chỉ dựa vào voucher giảm giá, họ sẽ không bao giờ giữ được tệp khách hàng nào hết”.
Cuộc chiến của ngành TMĐT giống như bảng xếp hạng âm nhạc
Theo như thống kê cập nhật của Reputa, trong tháng 11/2022, hai cái tên tiếp tục dẫn đầu Bảng xếp hạng Sàn TMĐT tại Việt Nam là Shopee và Lazada. Đáng chú ý, Shopee đang bỏ xa vị trí thứ 2 là Lazada với điểm số cao gấp 4,4 lần. Ngoài ra, tay chơi mới nổi là TikTok cũng không chỉ dừng lại ở mảng giải trí mà còn đẩy mạnh những hoạt động thương mại điện tử. Điều này giúp TikTok Shop ghi nhận sự tăng trưởng thần tốc, vươn lên nắm giữ vị trí Top 3, vượt qua cả Tiki và Sendo.
Liên quan đến vấn đề này, host của talkshow “The Next Power” là bà Trương Lý Hoàng Phi - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp (IBP) đưa ra câu hỏi: “Chúng tôi hay nói vui với nhau rằng, cuộc chiến của ngành TMĐT giống như một bảng xếp hạng âm nhạc, cứ vài tháng hay một quý lại có sự đổi ngôi. Có bao giờ đứng trên vị trí của người quản lý, anh (ông Đặng Anh Dũng) cảm giác sốt ruột với bảng xếp hạng đó?”.
Trả lời câu hỏi này, ông Dũng thẳng thắn khẳng định rằng, ưu tiên của Lazada là vấn đề dài hạn. Sốt ruột là điều không thể tránh khỏi bởi thị trường thương mại điện tử luôn thay đổi rất nhanh. Sếp của Lazada còn bổ sung rằng, nếu không chuẩn bị tâm thế và năng lực kỹ càng, một khi bước hụt sẽ khiến sức ép ngắn hạn trở thành thử thách dài hạn. Cạnh tranh trên thị trường vốn điều tất yếu và thị trường luôn có sự tham gia của những người mới, tất nhiên sẽ có người không thể theo đuổi và quyết định dừng cuộc chơi.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh càng mạnh mẽ càng tạo động lực phát triển cho thị trường. Đó vừa là cơ hội vừa là thử thách để mọi người có thể nghĩ ra những sáng tạo mới để phục vụ cho việc điều hành một doanh nghiệp. Ông Dũng cũng nhấn mạnh rằng, mỗi tay chơi tham gia thị trường đều sở hữu một mô hình kinh doanh cùng niềm tin và năng lực cạnh tranh khác nhau. Tại Lazada, công ty cũng đang ứng dụng việc đổi mới, sáng tạo trong điều hành. Điển hình như việc làm thế nào để thấu hiểu insight khách hàng. Với hàng triệu đơn hàng bán ra mỗi ngày, một khi người dùng vào app sẽ có rất nhiều điểm chạm, bao gồm: Xem sản phẩm, xem livestream cùng với các kênh bán hàng khác nhau… Tất cả thông tin này đều sẽ được Lazada ghi nhận, sau đó tiến hành phân tích để từ đó có thể hiểu sâu từng người dùng và nhu cầu của họ.
Chia sẻ trong Talkshow này, ông Dũng bổ sung: “Ví dụ các bạn mua hàng thời trang sẽ thích mua gì nhất vào mùa nào? Giáng Sinh sẽ thích mua gì? Tết thích mua gì? Hay ngành hàng mỹ phẩm, sắp Tết các bạn thích mua gì và thường mua trong khung giá nào? Tệp khách hàng trẻ hơn sẽ thích những sản phẩm gì?… Tất cả thông tin đó giúp chúng tôi có thể đưa ra chiến lược và hành động cụ thể từ phía sàn”.
Mới đây nhất, theo như báo cáo từ hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2022 do Nextrans công bố, quy mô thị trường thương mại điện tử (GMV) của Việt Nam năm 2015 so với 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á khác đang là thị trường khiêm tốn nhất với 0,4 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 32 tỷ USD vào năm 2025 và ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên đến 31,7% trong giai đoạn 2022 - 2025. Con số này sẽ đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất ở trong khu vực.
Nếu xét về doanh thu TMĐT, tổng doanh thu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 14 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trong giai đoạn 2018 - 2022 là 15%. Tốc độ CAGR trong giai đoạn 2022 - 2025 cũng tăng mạnh 31,7% đã cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành.
Trong khi thương mại điện tử truyền thống vẫn đang chiếm ưu thế thì những nền tảng mạng xã hội cũng đang có dấu hiệu tăng tốc ấn tượng. Đáng chú ý, nền tảng mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất là TikTok cũng đã ra mắt TikTok Shop tại Việt Nam trong năm 2022 với mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua phát trực tiếp. Đáng chú ý, TikTok Shop còn cho phép người dùng có thể hoàn tất giao dịch bên trong ứng dụng mà không cần phải nhấp vào các liên kết được liên kết. Điều này đồng nghĩa với việc các thị trường như Shopee và Lazada đã bị mất doanh thu. Tại Việt Nam, TikTok Shop GMV sắp sửa tương đương Lazada trong năm 2022 và trở thành một trong ba tay chơi chính thuộc lĩnh vực này.
Bên cạnh TikTok Shop, những nền tảng thương mại điện tử xã hội địa phương khác như Selly và Mio App cũng đang nhắm đến mục tiêu vào thị trường ngách để có nhiều cơ hội phát triển.