Công ty mẹ TikTok muốn thử sức trong lĩnh vực giao đồ ăn, tham vọng cạnh tranh với các ông lớn thương mại điện tử
BÀI LIÊN QUAN
“Tân binh” TikTok Shop lọt top 3 sàn TMĐT phổ biến nhất mạng xã hội Việt NamCuộc chiến khốc liệt trong ngành quảng cáo kỹ thuật số: TikTok lấn lướt đối thủ nhờ chiến lược quảng cáo giá rẻNăm 2023 sẽ là dấu mốc quan trọng với công ty mẹ TikTok: Xử lý loạt vấn đề tại Mỹ và chuẩn bị cho kế hoạch IPOTheo Zingnews, ByteDance đang muốn lấn sân sang thị trường giao đồ ăn trị giá tới 66,4 tỷ USD và cạnh tranh với những gã khổng lồ như Meituan và Alibaba.
Vừa qua, hãng tin CNBC đã phát đi thông tin về việc công ty mẹ của TikTok đang cho thử nghiệm dịch vụ giao đồ ăn thông qua ứng dụng video ngắn Douyin tại Trung Quốc.
Với tính năng này, ByteDance kỳ vọng có thể cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử như Meituan và Alibaba. Sau quá trình thử nghiệm, công ty sẽ cân nhắc việc mở rộng thị trường giao đồ ăn.
ByteDance - công ty mẹ của TikTok: Dùng hàng tỷ USD để "mua" người dùng trên khắp thế giới, startup hiếm hoi bắt đầu có lãi
Có thể thấy, không có một startup nào ở trên thế giới có khả năng sẽ bỏ ra hàng tỷ tỷ USD để mua người dùng như công ty mẹ TikTok.ByteDance chật vật với tham vọng toàn cầu hoá TikTok
TikTok hiện đang mở rộng ra nhiều dịch vụ hơn cho những quốc gia Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam để có thể đa dạng hoá hơn nguồn doanh thu.Một ứng dụng thương mại điện tử của ByteDance bị loại bỏ dù mới chỉ ra mắt được 9 tháng
Công ty mẹ của TikTok - ByteDance đang có kế hoạch cắt giảm những hoạt động kinh doanh không đem lại lợi nhuận cho công ty. Họ sẽ dừng lại những ứng dụng không hoạt động hiệu quả cho dù nó mới chỉ ra mắt chưa đầy một năm. Đó là một trong những động thái đáng chú ý của ông lớn này để thực hiện nỗ lực trên.Theo người phát ngôn của ByteDance, công ty đã thử nghiệm tính năng tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Thành Đô. Với loại dịch vụ này, nhà bán hàng có thể bán các gói “mua theo nhóm” cho người dùng và giao hàng tận nơi tại những thành phố đang được chạy thử.
Trên Douyin, các chủ nhà hàng thường phát trực tiếp nhằm tiếp thị, quảng cáo cho công việc kinh doanh của họ. Trong lúc thực hiện điều này, họ có thể đưa ra các mã giảm giá và tặng phiếu giảm giá đồ ăn cho những người dùng đã xem video. Nhiều người dùng sau đó có thể mua ưu đãi và lựa chọn thời gian trong vòng 2 ngày để nhận được thực phẩm giao tới.
So với Meituan hay Ele.me của Alibaba thì mô hình này rất khác. Những dịch vụ của hai ông lớn Alibaba và Meituan đều là dịch vụ giao đồ ăn theo yêu cầu, tương tự như Uber Eat.
Một phát ngôn viên của Douyin cho biết họ sẽ cân nhắc mở rộng tính năng tới nhiều thành phố khác nhau trong tương lai sau khi quá trình thử nghiệm đạt kết quả khả quan.
Tại Trung Quốc, Ele.me và Meituan vốn thống trị thị trường giao đồ ăn. Tuy nhiên, những bước đi của ByteDance đang cho thấy họ muốn giành lấy một phần đáng kể trong miếng bánh thị trường béo bở này. Theo công ty nghiên cứu IMARC Group, thị trường giao đồ ăn có giá trị đạt tới 66,4 tỷ USD vào năm ngoái.
Ngoài dự định thử nghiệm trong mảng giao đồ ăn, trước đó ByteDance cũng đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực mua sắm trực tuyến cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc khi giới thiệu trang web thương mại điện tử quốc tế vào cuối năm 2022 nhằm thu hút những người mua quốc tế.
Cụ thể, công ty đã ra mắt trang web If Yooou và nhận được sự quan tâm lớn từ khách hàng. Trên nhiều thị trường quốc tế, công ty cũng đã giới thiệu nền tảng TikTok Shop. Tại Việt Nam, TikTok Shop đã và đang cho thấy khả năng phát triển vượt trội, có thể đe dọa lấy đi khách hàng của những cái tên vốn đã rất quen thuộc với người dùng Việt như Shopee và Lazada.