meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

ByteDance chật vật với tham vọng toàn cầu hoá TikTok

Thứ bảy, 25/06/2022-09:06
TikTok hiện đang mở rộng ra nhiều dịch vụ hơn cho những quốc gia Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam để có thể đa dạng hoá hơn nguồn doanh thu.

Theo Nhịp sống kinh tế, kể từ khi chính thức được ra mắt vào năm 2016, TikTok đã thường xuyên thay đổi lãnh đạo. Theo Kr-Asia, vào tháng 4/2021, gã khổng lồ trên thị trường video ngắn đã chứng kiến một cuộc thay đổi giữa những giám đốc điều hành hàng đầu của mình.

Ông Shou Zi Chew đã được bổ nhiệm làm CEO trong khi Vanessa Pappas đảm nhận vai trò của COO của TikTok. Việc tái cấu trúc được thực hiện để có thể tối ưu hoá những chi nhánh trên toàn cầu và thúc đẩy sự tăng trưởng.

Người sáng lập ByteDance, công ty mẹ của TikTok, Zhang Yiming nhấn mạnh rằng: "Đội ngũ lãnh đạo của Shou và Vanessa đã tạo ra tiền đề cho sự phát triển bền vững".

Show Zi Chew đã gia nhập ByteDance với tư cách là Giám đốc tài chính vào tháng 3/2021 trước khi được bổ nhiệm làm CEO vào một tháng sau đó. Được biết, ông đã chính thức rời bỏ vị trí Giám đốc tài chính của mình tại ByteDance vào tháng 11/2021. Vào trước đó, ông đã từng giữ chức Giám đốc tài chính tại Xiaomi Corp.

ByteDance chật vật với tham vọng toàn cầu hoá TikTok - ảnh 1

Là Giám đốc điều hành lãnh đạo việc lập kế hoạch chiến lược tổng thể tại TikTok, Show Zi Chew chủ yếu dành thời gian của mình cho những vấn đề liên quan tới an ninh mạng, pháp lý và quan hệ với công chúng và chính phủ.

Bên cạnh đó, Pappas đã giám sát những nhóm nội dung, hoạt động, tiếp thị và sản phẩm cho nền tảng. Được biết tới là gương mặt đại diện cho TikTok tại Mỹ, Pappas nổi tiếng là một người luôn làm việc chăm chỉ và chú ý tới những tiểu tiết.

Một thành viên chủ chốt khác của đội ngũ lãnh đạo là Zhu Wenjia, người lãnh đạo bộ phận R&D của TikTok. Ông đã giám sát những sản phẩm và công nghệ của nền tảng này bao gồm cả những thuật toán đề xuất của TikTok, được cho là những yếu tố thúc đẩy nên sự thành công của ứng dụng. TikTok còn đòi hỏi việc sử dụng công nghệ AI hỗ trợ hệ thống đề xuất nội dung, cung cấp nội dung được sắp xếp cho người dùng dựa trên sở thích và hoạt động của họ.

Theo đó, việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo của TikTok là một quyết định vô cùng quan trọng đối với ByteDance. Mặc dù là kỳ lân (startup có định giá từ 1 tỷ USD trở lên) lớn nhất thế giới nhưng hiện doanh thu của ByteDance đang có nhiều xu hướng giảm mạnh ở quê nhà Trung Quốc - thị trường quan trọng nhất của công ty.

ByteDance chật vật với tham vọng toàn cầu hoá TikTok - ảnh 2

Vào năm 2021, tổng doanh thu của ByteDance ghi nhận tăng trưởng 70% khi so với cùng kỳ năm trước lên khoảng 58 tỷ USD. Vào trước đó năm 2020, doanh thu của công ty đã tăng tới hơn gấp hai lần so với năm trước lên mức 34,3 tỷ USD.

Đối mặt với những thách thức tại Trung Quốc do môi trường kinh doanh và quy định hiện đang thay đổi, gã khổng lồ công nghệ đang tin tưởng vào TikTok để có thể thúc đẩy thêm tăng trưởng ở nước ngoài.

Tham vọng toàn cầu hoá

Bên cạnh bản lý lịch đầy ấn tượng của ông Chew, một số nhà quan sát trong ngành không chắc về việc liệu ông có thực hiện được nhiệm vụ thành công với tư cách là CEO hay không. Vào ban đầu, có những lo ngại rằng Chew có thể sẽ không có nhiều hiểu biết sâu rộng về hoạt động sản phẩn và R&D.

Mặc dù vậy, Chew đã có nhiều điểm mạnh khác như ông có khả năng thích nghi vô cùng cao và có thể dễ dàng hoà nhập vào cùng văn hoá của công ty ByteDance. Ông không hề thích trưng diện những bộ vest lịch thiệp mà thường chọn những bộ đồ giản dị. Ông cũng đã xoá đi những bài đăng cũ trên trang mạng Twitter và Instagram cá nhân để có thể giữ kín thông tin.

Vào tháng 3, Show Zi Chew chia sẻ trên trang Bloomberg rằng việc xây dựng một công ty toàn cầu là "vô cùng thách thức" bởi vì "công ty phải hoà nhập với cả thị trường toàn cầu và thị trường nội địa cùng một lúc".

ByteDance chật vật với tham vọng toàn cầu hoá TikTok - ảnh 3

Một trong những trở ngại mà Shou Zi Chew phải đối mặt là những vấn đề đa văn hoá tại những văn phòng của công ty tại Mỹ. Trong khi đó, chi nhánh TikTok có trụ sở chính tại Los Angeles công ty mẹ là ByteDance lại nằm tại Bắc Kinh, nơi công ty xác định được văn hoá làm việc.

Sự khác biệt về văn hoá giữa những văn phòng tại Mỹ và Trung Quốc của TikTok là một điểm gây nên tranh cãi lớn đối với một số nhân viên tại Mỹ. Họ cho rằng làm việc tại đơn vị ByteDance ở Bắc Kinh vô cùng khó khăn và mệt mỏi.

Mở rộng lĩnh vực kinh doanh

Được biết, Show Zi Chew và đội ngũ của ông phải đối mặt với những thách thức kinh doanh khác. Mặc dù TikTok đang trở thành nền tảng video ngắn hàng đầu trên thế giới với khoảng 1,2 tỷ người dùng hàng tháng nhưng ứng dụng này cần phải tìm cách chuyển lưu lượng truy cập internet quốc tế thành doanh thu.

Để có thể làm được điều đó, ứng dụng video ngắn đã tăng cường và thúc đẩy thêm hoạt động thương mại xã hội. Dưới sự quản lý của Chew, vào nửa cuối năm 2021, TikTok đã đẩy nhanh hơn việc triển khai những tính năng mua sắm trong ứng dụng như liên kết có thể mua được và mua sắm trực tiếp cho phép người dùng có thể mua hàng với những đối tác kinh doanh. 


TikTok đã hợp tác cùng với Shopify để cho ra mắt TikTok Shopping
TikTok đã hợp tác cùng với Shopify để cho ra mắt TikTok Shopping

Trong năm ngoái, TikTok đã hợp tác cùng với Shopify để cho ra mắt TikTok Shopping cho một số người bán hàng trên Shopify ở những quốc gia bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh và Canada.

Mặc dù thị phần hiện nay của TikTok trên tổng thị trường thương mại xã hội của Mỹ là tương đối nhỏ nhưng thị trường này vẫn có nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Người tiêu dùng ở Mỹ dự kiến sẽ chi tới 45,7 tỷ USD cho việc mua hàng trên mạng xã hội vào năm 2022.

Đáng chú ý, sự đột phá của TikTok vào thương mại xã hội sẽ thúc đẩy doanh thu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Vào năm 2021, tổng giá trị hàng hoá của mảng thương mại điện tử của TikTok đạt khoảng 951 triệu USD trong đó hơn 70% là tới từ Indonesia và phần còn lại là từ Vương quốc Anh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước