meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tiền mã hóa là gì? Cách thức hoạt động của tiền mã hóa như thế nào?

Thứ năm, 12/05/2022-15:05
Tiền mã hóa đã trở thành một xu hướng của toàn cầu được nhiều người biết đến. Mặc dù vẫn còn nhiều tổ chức và quốc gia chưa chấp nhận nhưng họ vẫn đang từng ngày tìm hiểu về nó. Hiện nay, đã có nhiều tổ chức, quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng mà tiền mã hóa mang lại.

Tiền mã hóa là gì?


Tiền mã hóa là gì?
Tiền mã hóa là gì?

Tiền mã hóa (hay là Cryptocurrency) là một loại tiền kỹ thuật số được bảo mật bằng mật mã, dùng để trao đổi và giao dịch. Nói cách khác, đây là một một giao thức mật mã hay là một hệ thống mã hóa phức tạp dùng để chuyển hoá dữ liệu nhạy cảm nhằm để bảo tồn giá trị của các đơn vị trao đổi.

Hầu như mọi loại tiền mã hóa đều có nguồn cung hữu hạn. Cùng với thời gian, việc khai thác tiền mã hoá trở nên khó khăn hơn đến khi toàn bộ nguồn cung được khai thác hết. Về mặt khác, khi sử dụng tiền mã hoá có nghĩa là bạn chấp nhận các loại rủi ro liên quan, chẳng hạn như tính thanh khoản của thị trường hay những biến động giá trị.

Cách thức mà tiền mã hóa hoạt động là gì?

Mã nguồn và công nghệ đằng sau tiền mã hoá rất là phức tạp. Mỗi đồng tiền mã hóa sẽ phục vụ cho 1 nhiệm vụ mà nó được lập trình. Phải cần rất nhiều kiến thức để có thể nắm bắt các hiểu rõ và thông thạo về chúng.

Blockchain

Blockchain là một loại cơ sở dữ liệu đặc biệt, là nơi dữ liệu chỉ có thể được thêm vào (và không được xóa hay thay đổi). Các giao dịch được thêm định kỳ vào một chuỗi khối, bên trong cái mà chúng ta gọi là block (thứ mà được tạo thành từ thông tin giao dịch và các metadata quan trọng khác).

Chìa khóa (Key)

Bất kỳ ai nắm giữ tiền mã hoá cần phải có “chìa khóa” để chứng minh quyền sở hữu và để thực hiện việc trao đổi. Định dạng của nó là một chuỗi từ 01 đến 78 chữ số, hoặc là có thể sử dụng chương trình tự tạo ra những số ngẫu nhiên.

Chìa khóa tiền mã hóa được bảo mật đến mức, nếu như bạn quên lưu giữ nó cẩn thận thì sẽ không thể nào lấy lại được, ngay cả với các tổ chức hàng đầu về công nghệ.

Số lượng Bitcoin trước đây được phát hành là 21 triệu Bitcoin, đến này chỉ còn khoảng hơn 18 triệu Bitcoin. Gần 4 triệu Bitcoin đã bị mất đều do thất lạc “chiếc chìa khóa” này.

Ví tiền (Wallet)

Ví tiền điện tử là công cụ mà bạn có thể sử dụng để tương tác với mạng blockchain. Ví dùng để chứng minh bản thân người sử dụng là chủ sở hữu tạm thời của những đơn vị tiền mã hoá. Hầu hết các sàn giao dịch đều cung cấp dịch vụ ví tiền mã hoá, tuy nhiên loại ví này rất dễ bị hack.

Thợ đào

Thợ đào là những nhân vật không thể thiếu trong thế giới của tiền mã hóa. Họ có vai trò cực kỳ quan trọng ở trong lĩnh vực này. Các thợ mỏ đã sử dụng sức mạnh tính toán của mình để xác thực và bảo vệ Blockchain.

Họ khai thác những đơn vị tiền mã hoá mới thông qua những giao tiếp công nghệ. Khoản tiền thù lao cho thợ đào gồm những đơn vị tiền mã hoá mới và phần công việc mà họ nhận khi xác thực cho một giao dịch nào đó.

Số lượng tiền mã hóa có giới hạn

Các loại tiền mã hoá được thiết kế để có một nguồn cung có giới hạn. Khi đó, giá trị những đồng tiền này sẽ không bị mất đi do lạm phát mà nó sẽ dựa vào đánh giá của thị trường.

Mỗi đồng tiền ra đời sẽ có tỷ lệ phân bổ phù hợp giữa các bên sáng lập, tổ chức, cá nhân và cộng đồng. Nhiều nền tảng tiền mã hóa sẽ có cơ chế đốt dần theo kế hoạch đã được đề ra.

Các loại tiền mã hóa


Các loại tiền mã hóa
Các loại tiền mã hóa

Người ta ước tính rằng có hơn 18.000 loại tiền mã hóa đang được tồn tại ngày nay. Tuy nhiên, chỉ một số ít có danh tiếng trên thị trường. Chúng gồm tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới, Bitcoin và một loại trong số đó đã thúc đẩy NFT trở thành xu hướng. Dưới đây là 7 loại tiền mã hóa phổ biến:

Bitcoin

Bitcoin (BTC) là đồng tiền mã hóa đầu tiên và cũng là đồng tiền nổi tiếng nhất trong số tất cả các loại tiền mã hóa. Nó được tạo ra vào 2009 bởi Satoshi Nakamoto, một danh xưng bí ẩn và thực sự vẫn chưa được biết cho đến ngày nay.

Mặc dù có nhiều biến động, nhưng giá trị và khối lượng giao dịch của Bitcoin là cao nhất trong số các loại tiền mã hóa trên thị trường hiện nay.

Ethereum

Ethereum là một nền tảng blockchain có mã nguồn mở được gọi là Ether (ETH). Blockchain khá phổ biến với các nhà phát triển cho những tính năng như hợp đồng thông minh và được coi là một trong các loại tiền mã hóa quan trọng nhất.

Ether đóng một vai trò quan trọng trong thế giới NFT. Gần như tất cả các giao dịch NFT đều được thực hiện bằng Ether và bản thân các NFT tồn tại trên chuỗi khối của Ethereum.

Sách trắng của nó được xuất bản vào 2013 bởi Vitalik Buterin. Ether chính thức được bán trong 42 ngày vào 2014. Ngày nay, Ether là loại tiền mã hóa lớn thứ 2 tính theo vốn hóa thị trường.

Tether

Tether (USDT) là một stablecoin, là một loại tiền mã hóa có giá trị được gắn với USD theo tỷ lệ 1-1. Điều này có nghĩa là giá trị của nó luôn luôn là 1 USD. Nó được ra mắt vào năm 2014 với tên gọi là Realcoin. 

Binance Coin

Đồng tiền này được ra mắt vào năm 2017 và ban đầu nó tồn tại trên chuỗi khối Ethereum. Sau đó, nó đã trở thành một phần của Binance Chain, chuỗi khối riêng của Binance.

USD Coin

Được định danh một cách tượng trưng là USDC, USD Coin chính là một đồng stablecoin. Giống như Tether, giá của nó luôn là 1 USD, chính sự ổn định của USD Coin đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến với nó.

Dogecoin

Trong tất cả các loại tiền mã hóa, Dogecoin (DOGE) có lịch sử rất thú vị. Tiền mã hóa mã nguồn mở này được tạo ra năm 2013 bởi Jackson Palmer và Billy Markus. Một trong những khách hàng quen nổi tiếng nhất của nó là Giám đốc điều hành Tesla và người đồng sáng lập SpaceX, ông Elon Musk.

Cardano

Không giống như Bitcoin hoặc những loại khác tuân theo giao thức proof of work, Cardano là một nền tảng blockchain proof of stake và là một trong các loại tiền mã hóa sớm nhất áp dụng hệ thống này. Nó sử dụng giao thức blockchain được gọi là Ouroboros.

Những điều cần biết về tiền mã hóa

Chức năng chính của tiền mã hóa đó là phương tiện thanh toán và trao đổi. Tất cả hệ thống tiền mã hóa đều liên kết với các hệ thống thanh toán nhằm để đảm bảo tính bảo mật và tiện dụng cho khách hàng khi đầu tư vào đồng tiền đó.

Một số ưu điểm nổi bật

Lợi nhuận tiềm năng rất lớn: Theo thực tế cho thấy, nếu như bạn đầu tư 1000 đô vào Bitcoin năm 2013 thì sẽ có giá trị lớn hơn 400.000 đô la ngày nay. Việc đầu tư này không đơn giản là mua để đó mà cần phải hiểu rõ về nó và nắm bắt các thông tin thường xuyên.

Tính bảo mật cao: Bảo mật là mối quan tâm hàng đầu với những người ủng hộ tiền mã hoá. Người sử dụng sẽ chỉ sử dụng bút danh và không kết nối với bất kỳ thông tin nào liên quan đến tài khoản hoặc dữ liệu cá nhân.

Không thể lạm phát: vì số lượng là hữu hạn để bảo đảm giá trị của nó trong dài hạn. Không giống như đồng tiền truyền thống dễ bị lạm phát vì kinh tế thay đổi và chính phủ in thêm tiền.

Những nhược điểm còn hạn chế của tiền mã hóa

Tạo điều kiện cho thị trường chợ đen: Đây là một nhược điểm lớn nhất của tiền mã hoá. Nhiều giao dịch trực tuyến thông qua thị trường chợ đen đã được thực hiện bằng Bitcoin và các loại tiền mã hoá khác để mua bán chất cấm và rửa tiền.

Không thể lấy lại nếu bị mất: Không giống như tiền truyền thống được các ngân hàng bảo vệ. Tiền mã hóa sẽ không thể lấy lại được nếu như bạn làm mất dữ liệu bảo mật. Mặt khác, nếu bạn bị lừa khi giao dịch online, cũng sẽ không ai đứng ra giải quyết giúp bạn.

Thị trường biến động lớn: Nhiều loại tiền mã hoá dễ bị thao túng bởi những người có khả năng kiểm soát nguồn cung và làm cho chúng dễ bị biến động giá trị.

Bên cạnh đó, không phải loại tiền mã hóa nào cũng tốt, nhiều đồng tiền được sản xuất ra chỉ với mục đích để lừa đảo thông qua việc huy động vốn.

Lời kết

Qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tiền mã hóa, mong rằng bạn sẽ thu được những lợi ích nhất định từ các dữ liệu này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group chia sẻ kinh nghiệm về proptech tại Hội nghị Thượng đỉnh Khoa học và Kinh tế toàn cầu

Chủ nhân giải VinFuture 2024 khuyên người trẻ chấp nhận rủi ro và luôn tò mò

Liên danh FPT Nha Trang muốn làm khu đô thị công nghệ rộng hơn 50ha tại "hòn ngọc biển Đông"

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

3 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

3 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

3 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

3 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước