Thực trạng môi giới bất động sản "thời khó": Không thể nói chuyện được với khách hàng vì khách đã thông báo “không có nhu cầu”
BÀI LIÊN QUAN
Giao dịch diễn ra “lẻ tẻ, cầm chừng”: Lại một Tết buồn với môi giới bất động sản!Môi giới bất động sản đóng cửa hàng loạt khi thị trường trầm lắngThị trường bất động sản khó khăn, hàng trăm môi giới bất ngờ "mất việc"Nhiều môi giới vẫn phải lựa chọn cách làm phiền khách hàng liên tục dù họ không có nhu cầu
Theo Nhịp sống thị trường, khách hàng lỡ gọi nhầm vào zalo, chị Hạnh đã “mừng quýnh” liền gọi lại ngay nhưng ở đầu dây bên kia lại không bốc máy. Nghĩ rằng khách quan tâm đến bất động sản chị giới thiệu trước đó, nữ môi giới này đã nhắn tin một tràng vào zalo của vị khách này. Một lúc sau thì nhà đầu tư kia có nhắn lại rằng: “Xin lỗi vì gọi điện nhầm”. Lúc này vừa hụt hẫng lại vừa buồn, chị Hạnh nói thêm: “Lúc này chỉ cần một khách quan tâm đến sản phẩm mình đăng bán là hi vọng lắm luôn”.
Việc tìm khách hàng thời điểm khó khăn không hề dễ dàng đối với môi giới bất động sản. Nhiều môi giới cũng đã ý thức được việc gọi điện thoại là làm phiền khách hàng và thậm chí là vi phạm pháp luật. Cũng theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/10/2020 cấm các hành vi gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo cũng sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.
Tâm sự của môi giới bất động sản: Không dám ôm vào "hàng ngộp" dù giá rất rẻ
Hiện nay nhiều nhà đầu tư bất động sản đang ngồi trên đống lửa bởi vì giảm giá bán sâu cũng chẳng được mà giữ lại thì lãi suất ngân hàng vẫn tăng cao đã khiến cho áp lực tài chính ngày càng lớn. Nếu như trước đây, hàng cắt lỗ sâu được môi giới bất động sản ôm vào thì hiện nay môi giới cũng cảm thấy sợ.Thị trường trầm lắng, môi giới bất động sản "ngậm ngùi" đăng ký chạy Grab để kiếm sống qua ngày
Hiện nay, không có thu nhập nên nhiều môi giới bất động sản đã rơi vào tình trạng vừa cố làm lại vừa kiếm thêm việc khác để có thêm thu nhập, nhất là Tết Nguyên Đán đã cận kề.Vậy nhưng, có nhiều môi giới vẫn phải lựa chọn cách làm phiền khách hàng liên tục. Càng lúc thị trường khó khăn thì số lượng cuộc gọi của môi giới đối với khách hàng cũng tăng lên. Dù vậy thì tỷ lệ thành công lại rất ít. Có nhiều môi giới cảm thấy chán nản khi chưa kịp nói câu gì thì khách hàng đã cúp điện thoại đến rụp hoặc phải liên tục nghe câu nói “anh/chị không có nhu cầu”.
Đã mấy tháng nay, anh H là một môi giới doanh nghiệp khá lo lắng bởi vì không bán được sản phẩm nào. Nguy cơ tự đào thải cũng rất lớn. Bởi vì công ty đang tiến hành triển khai một dự án đất nền ở khu vực tỉnh ven TP. Hồ Chí Minh, anh H cũng phải liên tục gọi điện để chào các khách hàng cũ đã từng mua dự án trước đó của công ty. Mặc dù vậy thì tỷ lệ gọi để nói được chuyện với khách hàng là rất ít. Trong khi số lần bị từ chối tiếp chuyện lên đến 80 - 90%. Cũng theo anh H, đa số các khách hàng nói không có nhu cầu hoặc là cúp máy rụp dù chưa nói gì về dự án. Nam môi giới này cho biết thêm: “Để có được khách hàng chịu nhắn tin lại quan tâm sản phẩm là khá hiếm ở giai đoạn này”.
Thị trường gặp khó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và nhà đầu tư, môi giới bất động sản đều rơi vào tình cảnh khó khăn
Theo ghi nhận cho thấy, hiện tại có nhiều sàn môi giới bất động sản đã cắt giảm nhân sự, cắt lương hoặc là các môi giới làm việc không lương - nghĩa là không lương cơ bản, bán được sản phẩm nào thì ăn hoa hồng sản phẩm đó. Tỷ lệ môi giới bất động sản bị cắt giảm hoặc tự đào thải hay là xin nghỉ việc đang có dấu hiệu tăng lên trong thời gian gần đây. Nhiều môi giới chẳng thể nào bám trụ với nghề và phải kiếm việc khác để làm thêm vào giai đoạn thị trường trở nên khó khăn hơn.
H chính là người cuối cùng ở trong team rời TP. Hồ Chí Minh để về quê khi mà team sales của môi giới này đã về trước đó gần hết. Không bán được sản phẩm trong mấy tháng qua, không được hưởng lương cứng đã khiến cho tema của môi giới này đã về trước đó gần hết. Không bán được sản phẩm suốt mấy tháng qua, không được hưởng lương cứng khiến cho team của môi giới này chấp nhận câu chuyện nghỉ việc, qua Tết Nguyên đán tính tiếp. Theo H, hiện tại việc tiếp cận khách mua khá khó khăn. Những người có nhu cầu thì không được vay ngân hàng đã khiến cho họ gặp khó khăn. Chính vì thế, thay vì xuống tiền ở giai đoạn này thì họ lại có xu hướng chờ đợi qua năm hoặc đến khi ngân hàng nới room cho vay thực sự.
Phó giám đốc R&D DKRA Vietnam - ông Võ Hồng Thắng cho biết, sức cầu của thị trường giảm mạnh với mức lãi suất cho vay mua bất động sản trên 12%/năm như hiện nay thì nhà đầu tư e dè và thận trọng hơn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để có thể đầu tư bất động sản. Và ngay cả việc nhiều nhà đầu tư có dòng thu nhập tốt muốn vay vốn ngân hàng để có thể đầu tư, mặc dù vậy thì việc tiếp cận được nguồn vốn vay hiện nay cực kỳ khó khăn khi mà room tín dụng bị hạn chế.
Người bán kẹt vốn, cắt lỗ để bán thu hồi vốn. Còn người mua thấy lãi suất cao e ngại, nếu như có nhà đầu tư chấp nhận với mức lãi suất cao để vay lại khó có thể tiếp cận nguồn vốn bởi vì hết room. Với vòng luẩn quẩn như hiện nay thì việc thị trường rơi tự do trong thời gian là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu như không có những biện pháp kịp thời. Có thể thấy, thị trường gặp khó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và nhà đầu tư, môi giới bất động sản đều rơi vào tình cảnh khó khăn. Và theo một số chuyên gia, thị trường bất động sản đang ở giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ, những ai đủ mạnh mẽ và chuyên nghiệp sẽ tồn tại vượt bão khó khăn.