Hướng dẫn thủ tục mua bán đất nông nghiệp mới nhất
Thủ tục mua bán đất nông nghiệp như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật đang là nỗi băn khoăn mà rất nhiều người còn trăn trở. Với chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây bạn sẽ tìm ra được những giải pháp tốt nhất để đảm bảo quyền lợi tối đa cho mình.
Có thể bạn quan tâm: Quy định về đơn giá đền bù đất nông nghiệp mới nhất
Điều kiện mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Tại khoản khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 để mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp người tham gia giao dịch cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất không xảy ra tranh chấp kiện tụng
- Đất không nằm trong diện bị kê biên đảm bảo thi hành án
- Đất phải còn thời hạn sử dụng
- Khi chuyển nhượng phải đăng ký tại các cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực từ thời điểm đăng ký sổ địa chính
Theo điều 191 luật đất đai năm 2013 để hoàn tất thủ tục mua bán đất nông nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện tiếp theo:
- Các hộ cá nhân gia đình không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được quyền nhận chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa
- Không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc hộ nếu không sống trong khu vực đặc dụng đó
- Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải đảm bảo hạn mức được quy định trong điều 130 luật đất đai và Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Thủ tục mua bán đất nông nghiệp
Khi thỏa mãn được tất cả những điều kiện trên lúc này thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp sẽ được diễn ra với những bước như sau:
Lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Lập một bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất dựa vào thỏa thuận của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng sau đó tới các văn phòng công chứng nơi có đất để công chứng.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm
- Bản dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn…
Đăng ký biến động đất đai
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai
Hoàn tất công chứng hợp đồng, các bên sẽ đến văn phòng đăng ký đất đai để nộp hồ sơ chuyển nhượng đất. Nếu chỉ chuyển nhượng một phần thì yêu cầu đo đạc, tách thửa tại văn phòng đăng ký đất đai trước khi nộp hồ sơ thực hiện
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký biến động .
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có công chứng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy tờ nhân thân ( chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy xác định tình trạng hôn nhân…)
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ
- Thông tin địa chính được gửi cho các cơ quan thuế tại đây sẽ thông báo nghĩa vụ tài chính cần thực hiện
- Xác định nội dung biến động đất theo quy định của bộ tài nguyên và môi trường
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng đất...nếu phải cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
- Cập nhật thêm các nội dung, chỉnh lý, cơ sở dữ liệu đất đai trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc trả về UBND cấp xã đối với những người đã nộp hồ sơ tại xã.
Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)
Bước 4: Nhận kết quả theo phiếu hẹn
Các câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục mua đất nông nghiệp
Thời gian hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp?
Nếu giấy tờ hồ sơ hợp lệ và đã nộp đủ theo quy định thời gian nhận kết quả phiếu hẹn không quá 10 ngày.
Chi phí sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp?
Các khoản chi phí phải nộp khi mua bán đất nông nghiệp bao gồm phí công chứng, thuế thu nhập cá nhân và phí trước bạ.
Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp mới nhất
Trên đây là tất tần tật thông tin hướng dẫn thủ tục mua bán đất nông nghiệp, chúc các bạn thành công. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại chuyên mục Tư Vấn Luật nhé!