Thị trường smartphone Việt Nam có đang xuống dốc?
Liên tiếp 9 tháng không tăng trưởng
Tại thị trường Việt Nam, doanh số bán hàng smartphone không ghi nhận tăng trưởng liên tiếp trong 3 quý. Đồng thời, sức mua đang giảm đi khiến những công ty phải điều chỉnh chính sách, tối ưu quy mô phục vụ để trải qua giai đoạn khó khăn này.
Trong 3 quý đầu năm 2022, báo cáo từ những công ty nghiên cứu cho thấy thị trường di động Việt Nam chỉ đi ngang, thậm chí còn giảm. Sau quý cuối năm qua, với đợt mở bán iPhone 13 cùng mùa mua sắm cuối năm đã khiến nhu cầu của người dùng trong nước đối với thiết bị di động trong những quý đầu năm 2022 không còn như trước.
Thị trường bán lẻ smartphone đang bão hòa, các ông lớn Thế Giới Di Động, FPT, CellphoneS,... tính toán ra sao?
Trong suốt những năm gần đây, thị trường bán lẻ smartphone Việt Nam hầu như không xuất hiện những tên tuổi mới. Chiếc áo đã chật, các nhà bán lẻ di động muốn tăng doanh thu phải tìm cách "giành giật" thị phần từ đối thủ hoặc khai thác những tệp khách hàng mới từ thị trường khách.Loạt ông lớn trên thị trường smartphone lao dốc, riêng một cái tên vẫn trụ vững
Nhà sản xuất smartphone duy nhất thuộc top 5 ghi nhận tăng trưởng dương trong quý III. Khoảng cách giữa "ông lớn" này với người đứng đầu đang dần thu hẹp.Hành trình gây dựng nên Xiaomi của Lei Jun: Xiaomi không dừng lại ở việc sản xuất smartphone giá rẻ mà còn trở thành ’đế chế’ công nghệ thách thức Apple, Samsung
Có thể thấy, dưới sự điều hành của nhà đồng sáng lập kiêm CEO Lei Jun thì sau thời gian 12 năm ra mắt, hiện tại Xiaomi đã trở thành một trong những hãng công nghệ lớn nhất trên thế giới và canh tranh với Apple, Samsung.Báo cáo của Counterpoint Research trong quý I cho biết, doanh số bán điện thoại di động tại Việt Nam đã giảm 3% so với cùng kỳ 2021. So sánh với quý IV/2021 thì mức giảm lên tới 12%. “Doanh thu khởi sắc trong tuần đầu tiên trùng với dịp Tết Nguyên đán. Nhưng sau đó con số đã giảm liên tục trong những tháng tiếp theo” - Counterpoint Research cho hay.
Sang quý II, Canalys thống kê cho thấy thị trường smartphone trong nước đã giảm 32% quy mô. Đơn vị này nhận định lý do xuống dốc bởi sức mua giảm, bất ổn toàn cầu, giá đầu vào tăng cao. Bên cạnh đó, đây cũng thường là thời điểm doanh thu kém nhất năm bởi sản phẩm mới được ra mắt không nhiều và xa thời điểm iPhone mới trình làng.
Báo cáo mới công bố của công ty nghiên cứu thị trường IDC cho thấy, doanh số bán smartphone tại Việt Nam trong quý III gần như đi ngang, chỉ tăng nhẹ 1,6% so với quý trước khi đạt 3,2 triệu chiếc. So sánh với cùng kỳ năm ngoái thì mức chênh lệch là 28%.
Tuy nhiên, con số này không phản ánh đúng những biến động vì giai đoạn này, nhiều địa phương vẫn thực hiện giãn cách chống dịch. Vì vậy, doanh số bán thiết bị điện từ tụt giảm nghiêm trọng.
Tới hết quý III, ngành di động Việt Nam vẫn chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc. Theo thông tin từ các nhà bán lẻ, những sản phẩm trung cấp của Samsung, Oppo, Xiaomi không mang tới doanh thu kỳ vọng. Trong danh sách những mẫu smartphone bán chạy, các model cơ bản có giá dưới 4 triệu đồng đang chiếm ưu thế.
Apple vẫn là điểm sáng trên thị trường khi ghi nhận mức tăng trưởng tốt. Nhưng điều này chủ yếu tới từ các đợt giảm giá cho sản phẩm cũ của họ. Trong khi đó, dòng iPhone 14 chủ lực liên tục thiếu hàng, trễ hẹn bàn giao trong quý IV.
Samsung tiếp tục là nhà sản xuất di động phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam khi chiếm 40% thị phần. 3 vị trí tiếp theo chia cho Oppo, Xiaomi, Apple. Nhóm này liên tục thay đổi thứ hạng qua các quý khi các hãng ra mắt mẫu điện thoại mới hoặc điều chỉnh giá sản phẩm cũ.
Các chuyên gia trong ngành nhân định, ảnh hưởng từ tình hình chung đã khiến giá bán thiết bị tăng và dự báo kinh tế sẽ không mấy khả quan khiến người dùng hạn chế chi tiêu hơn. “Doanh thu hiện đang thấp hơn nhiều so với trước dịch vào quý III/2019. Nhu cầu của người dùng bị ảnh hưởng từ lạm phát tăng cao và kịch bản kinh tế vĩ mô đi xuống” - Theo nhận định của IDC.
Ngoài ra, Canalys đánh giá Việt Nam thuộc nhóm thị trường vốn có độ nhạy cảm cao về giá. Vì vậy, những biến động trên các sản phẩm giá rẻ có thể ảnh hưởng lên sức mua của khách hàng.
Quản lý cao cấp của một hãng điện thoại thuộc nhóm dẫn đầu thị trường cho biết doanh nghiệp của họ đang vật lộn để giữ giá sản phẩm, tăng doanh thu, mở rộng thị phần. “Năm nay chúng tôi phải chịu lỗ hàng triệu USD tại Việt Nam” - Vị này chia sẻ.
Bên cạnh đó, chuyên gia của Counterpoint Research nhìn nhận, Việt Nam là thị trường phụ thuộc nhiều vào những kênh phân phối ngoại tuyến, chiếm tỷ trọng lớn. Các nhà bán lẻ trong nước hiện đã dần điều chỉnh hướng đi để phù hợp với giai đoạn khó khăn.
“Quý cuối năm, thị trường tài chính hay nền kinh tế đều bước vào giai đoạn khó khăn với những rủi ro khó lường, vì ảnh hưởng bởi lạm phát, lãi suất tăng cũng như biến động tỷ giá. Điều này đã ảnh hưởng tới chi phí và dẫn tới sức mức giảm” - Đại diện bán lẻ FPT Shop chia sẻ.
Tại báo cáo kinh doanh mới đây, nhà bán lẻ Thế Giới Di Động đã thông báo về việc ngừng mở mới tất cả các cửa hàng thuộc hệ thống. Doanh nghiệp hướng tới mục tiêu trong năm nay là đạt tăng trưởng dương và bảo vệ dòng tiền hoạt động để trụ lại trong những năm thách thức.
iPhone vẫn là tâm điểm của thị trường
Counterpoint lưu ý, người Việt Nam đang mua iPhone nhiều hơn so với các nước cùng khu vực. Trước đó, những hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam cũng phải lùi thời gian bàn giao iPhone 14 series đợt mới.
Báo cáo gần đây của ngân hàng đầu tư UBS cho thấy, thời gian chờ để nhận iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max phải thêm từ 5 - 25 ngày. Nguyên nhân là do nhu cầu của người tiêu dùng ban đầu quá cao khiến sản lượng sản xuất không thể đáp ứng.
Tuy nhiên, đã có lô hàng mới cập bến Việt Nam mới đây, trong đó chủ yếu vẫn là sản phẩm iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max với đủ mọi phiên bản, dung lượng, màu sắc nhất là màu tím.
Đại diện truyền thông của hệ thống Di Động Việt - Bà Phùng Phương cho biết, với số lượng lớn iPhone 14 series mới đã nhập về, người tiêu dùng có thể thoải mái chọn kiểu máy trực tiếp sau thời gian dài phải chờ đợi vì hết hàng.
Đợt hàng mới phần nào đã “giải khát” cho thị trường điện thoại thông minh sau thời gian dài khan hàng, số lượng đạt khoảng 30% so với đợt hàng đầu tiên. Nhưng để ổn định được nguồn cung thì sớm nhất cũng phải tới cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1 năm sau.