meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường nhà đất các tỉnh ảm đạm, nhà đầu tư “tháo chạy”

Thứ ba, 11/10/2022-19:10
​​​​​​​Sau những tháng ngày được xem là bùng nổ, thị trường nhà đất tại nhiều địa phương đang có dấu hiệu sa lầy khi tính thanh khoản giảm mạnh. Nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán cắt lỗ, chuyển hướng đầu tư.

Đó là tình trạng chung diễn ra tại nhiều địa phương từ Bắc tới Nam trong thời gian qua. Nhiều địa phương nơi đất từng tăng giá phi mã nhưng nay chứng kiến sự xì hơi, ảm đạm và gần như không thể thanh khoản.

Trước đó chưa lâu, nhiều chuyên gia đã đưa ra những nhận định mang tính cảnh báo về tình trạng này. Các chuyên gia đã khuyến cáo nhà đầu tư nên thận trọng khi “đánh bắt xa bờ”, không nên chạy theo sốt đất ở các địa phương.

Chuyên gia Trần Khánh Quang từng phân tích, tâm lý e ngại mua bất động sản giá trị cao ở tỉnh xa đã xuất hiện từ nhiều tháng nay. Thời điểm cách đây 3 tháng, chuyên gia này từng đưa ra nhận định, bất động sản các tỉnh phải giảm giá sâu thì mới có thể thanh khoản được.

Chuyên gia này nhận định, việc sốt đất ở các tỉnh chỉ là do đầu nậu, cò đất cùng bắt tay nhau để đẩy giá ảo, mua lướt, tạo sóng. Việc này đã tạo nên những cơn sốt đất khủng khiếp. Nhiều vùng miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, giá đất đang rất rẻ, bán không ai mua bỗng nhiêu tăng giá vèo vèo. Các môi giới đến và đẩy giá một cách khủng khiếp, ngoài sức tưởng tượng của người dân địa phương.


Nhiều nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ để thoát hàng, chuyển hướng đầu tư (ảnh minh họa)
Nhiều nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ để thoát hàng, chuyển hướng đầu tư (ảnh minh họa)

Nhưng thực tế, đó chỉ là sốt đất theo giá ảo, giá bong bóng chứ không dựa trên giá trị thực của bất động sản đó. Thực tế, nhiều nhà đầu tư ôm đất ở đó đã bị sa lầy, lỗ nặng.

Thời điểm đó, các chuyên gia bất động sản đã khuyến cáo, nhà đầu tư nên tìm hiểu kĩ và cập nhật thông tin liên tục về quy hoạch, hạ tầng một cách chính xác, không nên chạy theo sốt ảo, chạy theo tâm lý đám đông.

Trước vấn đề này, chuyên gia Đinh Thế Hiển cũng đã từng cảnh báo nhà đầu tư. Chuyên gia này nhận định, thời gian qua thị trường bất động sản nhiều tỉnh đã đứng im, tính thanh khoản thấp. Người bán muốn đẩy hành nhưng người mua lại không mặn mà, chờ giảm giá sâu hơn nữa. Cứ kéo dài, dẫn tới thị trường dễ đóng băng, nhiều người đói vốn và thậm chí có thể rơi vào tay trắng.

Khuyến cáo là vậy, nhưng nhiều nhà đầu tư cũng bỏ ngoài tai những điều này, hy vọng mình không phải là người phải ôm hận sau khi xuống tiền. Ai cũng nghĩ, mình chỉ lướt sóng và đẩy “cục nóng” sang cho người sau.

Sau những ngày tháng bùng nổ, sức nóng đất tỉnh đã giảm nhiệt một cách nhanh chóng, khiến không ít nhà đầu tư không kịp trở tay.

Từng là nơi có đất nền tăng giá phi mã, xã Quang Châu (Việt Yên, Bắc Giang) nhưng ở thời điểm hiện tại, thị trường ở đây gần như đóng băng, môi giới vắng bóng, thanh khoản chậm, khiến nhiều nhà đầu tư trót ôm đất vỡ mộng. Nhiều nhà đầu tư chuyển hướng, tháo chạy bằng việc bán cắt lỗ nhưng không có ai mua.

Chị Hoàng Thanh Minh, chủ một văn phòng môi giới bất động sản ở thị trấn Việt Yên thừa nhận, sốt đất đã đi qua và thị trường hiện tại gần như đóng băng. Nhiều người rao bán cắt lỗ chỉ mong để thu hồi vốn nhưng rất khó bán, giao dịch nhỏ giọt.

“Nhất là từ thời điểm siết tín dụng bất động sản, giao dịch mới gần như đứng im. Cạn nguồn tiền, nhiều người chấp nhận mất cọc để rút khỏi thị trường”, chị Minh nói.

Giống như Bắc Giang, huyện Cam Lộ, Triệu Phong (Quảng Trị) cũng trải qua những cung bậc về giá đất suốt nhiều tháng qua. Nơi đây từng được xem là nơi sốt đất một cách khó hiểu, nhiều vùng đất xa xôi hẻo lánh vẫn được thổi giá gấp nhiều lần trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Nhiều tháng trước, chính quyền địa phương đã phải áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng thổi giá, sốt ảo.

Cuối cùng, sau những tháng ngày rầm rộ, giờ mọi thứ rơi vào trầm lắng đáng sợ. Nhiều chủ đầu tư đã chấp nhận bỏ cọc để bảo toàn vốn, nhiều người trúng đấu giá đất nhưng không nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Tìm cách thoát hàng, tháo chạy

Không chỉ Bắc Giang, Quảng Trị mà nhiều địa phương khác đang rơi vào tình cảnh tương tự. Nhà đầu tư tìm cách thoát hàng, bán cắt lỗ để gỡ lại vốn, tìm kiếm phân khúc và thị trường khác.

Anh Lê Tuấn Minh, một nhà đầu tư có nhiều năm lăn lộn tại thị trường nhà đất các tỉnh miền Trung cho biết, anh vừa phải bán cắt lỗ 3 lô đất ở Hà Tĩnh, 2 lô đất ở Quảng Trị để thu hồi vốn, chuyển hướng đầu tư. Cả 5 lô đất, anh Minh lỗ gần 1,5 tỷ đồng, nhưng như thế là vẫn còn may vì còn rút ra được.

“Lúc đầu cũng dự tính sẽ đầu cơ rồi lướt nhanh, nhưng không ngờ chỉ một thời gian ngắn thị trường ở đây chững lại rồi xì hơi, thanh khoản rất khó khăn. Có nhiều người hiện vẫn “mắc kẹt”, vì chấp nhận cắt lỗ sâu nhưng vẫn không có ai hỏi mua”, anh Minh chia sẻ.


Tại nhiều địa phương, đất nền đang rất khó bán, thanh khoản thấp
Tại nhiều địa phương, đất nền đang rất khó bán, thanh khoản thấp

Cũng có xu hướng rút lui, tránh sa lầy ở thị trường tỉnh như anh Minh, chị Hương lan, một nhà đầu tư BĐS ở Hà Nội cho biết, chị cũng vừa rút khỏi thị trường nhà đất Bắc Giang sau một năm lăn lộn. Chị Lan mới bán được một lô đất trong số 3 lô đất mà chị mua đầu tư hồi đầu năm tại huyện Việt Yên (Bắc Giang).

“Lời lãi không được bao nhiêu, nếu không muốn nói là những tháng ngày làm không công. Giờ vẫn còn 2 lô đất, rao mãi mà vẫn chưa thấy ai mua, chấp nhận chi đậm cho môi giới nhưng vẫn khó”, chị Lan chia sẻ.

Anh Lý Công Tuấn, một môi giới bất động sản phân khúc đất nền cho hay, tâm lý của nhiều nhà đầu tư mới là thích lao vào vùng đất sốt để lướt sóng. Thực tế thì cũng có nhiều người vào nhanh, ra nhanh và thu lời nhanh. Nhưng cũng không ít người bị sa lầy, vốn cạn, không thanh khoản được. Thất bại của người này lại là cơ hội của người khác, nhiều nhà đầu tư lại bắt đầu đi săn lùng đất “sale off”.

Có thể thấy, làn sóng “tháo chạy” khỏi thị trường nhà đất tỉnh hiện chỉ xảy ra cục bộ, chủ yếu đến từ các nhà đầu tư đuối tài chính, sử dụng đòn bẩy vay vốn quá nhiều. Còn với những nhà đầu tư có nền tảng tài chính mạnh, tầm nhìn dài hạn, đây vẫn là mảnh đất màu mỡ.

Trước thực trạng trên, các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư luôn giữ tỉnh táo trước khi xuống tiền, không nên chạy theo đám đông. Nhà đầu tư cần nắm giữ 4 yếu tố then chốt, đó là thông tin quy hoạch, tiềm năng tăng giá của khu vực, sự hiện diện của các chủ đầu tư lớn và diễn biến thị trường trong các năm trước. Đặc biệt là cần tránh “bánh vẽ” của môi giới, mua nhầm sản phẩm “cắt lỗ” nhưng giá vẫn quá cao.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Các doanh nghiệp sắp không được miễn giảm tài chính về đất đai?

Tin mới cập nhật

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

17 giờ trước

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

17 giờ trước

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

17 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

17 giờ trước

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

1 ngày trước